Giáo án dạy hè Lớp 3 lên Lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

I.Mục đích yêu cầu:
-Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr/Ch.
-Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ch.
-Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II.Chuẩn bị
-Vở, bảng con. Sổ tay chính tả.
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3.Bài mới:
*Giới thiệu: 
*Hướng dẫn phân biệt ch/tr
+Giáo viên giới thiệu cho HS một số quy tắc viết với ch/tr.
-Từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình viết với ch: cha, chú, cháu , chắt…
-Từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết với ch: cái chạn, cái chõng, cái chai, cái chăn, cái chày…
Ngoại lệ: cái tráp.
-Viết bằng tr với từ đồng nghĩa viết bằng gi : trai- giai, giả-trả ,giời-trời…
-ch thường kết hợp sau nó với oa, oà, oe, uê loắt choắt.
-ch láy với phụ âm đứng trước hoặc sau.trừ 4 trường hợp: trọc lốc, trụi lụi, trót lọt…
-Từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều đi với tr…
doc 30 trang minhvi99 04/03/2023 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy hè Lớp 3 lên Lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_day_he_lop_3_len_lop_4_mon_toan_va_tieng_viet.doc

Nội dung text: Giáo án dạy hè Lớp 3 lên Lớp 4 môn Toán và Tiếng Việt

  1. Bài 2:Muốn viết 289 số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 6312 thì số cuối là số nào? Bài 3: Giữa hai số 613 và 657 có bao nhiêu số nữa? Trong đó có bao nhiêu số chẵn?Bao nhiêu số lẻ? Bài 4: a)Số nhỏ nhất có 5 chữ só là số nào? b)Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào? c)Só nhỏ nhất có 6 chữ số là số nào? Bài 5Tìm quy luật rồi điền thêm 3 số vào sau mõi dãy số sau: a)1, 3, 5, 7, 9 b)2, 4, 6, 8 10, . c) 1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, *Yêu cầu học sinh làm các bài tập trên. *Lần lượt từng học sinh lên bảng chữa các bài tập trên. *GV và học sinh nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 4.Hoạt động nối tiếp: -Nhắc lại kiến thức vừa ôn. -Nhận xét tiết học. -Về nhà làm lại các bài tập làm chưa đúng. Thứ tư Tập làm văn Luyện kể chuyện: Miêu tả cảnh quê hương. I.Mục đích yêu cầu: -Giúp học sinh luyện kĩ năng kể chuyện, viết văn miêu tả cảnh đẹp quê hương. -Rèn kĩ năng nghe nói viết. -Giáo dục học sinh có ý thức học tốt môn Tập làm văn. II.Đò dùng dạy học:-Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.bài cũ: 3học sinh lên bảng chữa bài tập về nhà: 3.bài mới: *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: đặt mình vào vai người bị đọc thư, kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu” -Gọi học sinh đọc lại yêu cầu của đề -Cho học sinh tóm tắt câu truyện -Hướng dẫn học sinh kể. -Học sinh kể. GV cùng học sinh nhận xét. Bài 2: Tìm và kể lại một câu chuyện gây cười bởi “Giấu đầu hở đuôi” -Học sinh xung phong kể trước lớp -Lớp nghe nhận xét. Bài 3 : Quê hương là gì hở anh (chị). Một em nhỏ đã nói như vậy. Hãy nói 5-7 câu để trả lời em nhỏ rồi ghi lại.
  2. a)493 :4 b) 763 : 5 c) 849 : 6 d) 988 : 8 e) 830 : 9 -Nêu cách thử lại của phép chia hết, phép chia còn dư. Bài 3: Một vườn cây ăn quả thu hoạch được 882 quả vải, số cam bằng 1/3 số vải, số quýt bằng 1/ 6 só quả cam. Hopỉ vườn cây đó thu hoạch được bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt? *Yêu cầu học sinh tóm tắt rồi làm vào vở. -Một học sinh lên bảng trình bày.Lớp nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 4 Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 317kg đường. Trong ngày đầu bán được 105 kg. Ngày thứ hai bán được 1/5 ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu kg đường -Yêu cầu học sinh tóm tắt và làm vào vở. -GV chấm một số bài và nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 5: Với ba số 7, 8 và 56 hãy dùng dấu x, :, = lập lên những phép tính đúng. 4.Hoạt động nối tiếp: -Khái quát lại nhọi dung kiến thức -Nhận xét giờ học. -Về nhà làm lại các bài toán làm chưa đúng. ___ Thứ hai Chính tả. Phân biệt ươt/ ươc I.Mục đích yêu cầu -Học sinh phân biệt được những tiếng có vần ươc hay ươt. -Viết đúng chính tả trong bài thực hành “ Tiếng chim buổi sáng” -Làm đúng các bài tập thực hành phân biệt ươc/ ươt. -Học sinh luôn có ý thức rèn chữ giữ vở. II.Đồ dùng: Sách bài tập bổ trợ Tiếng Việt. III.Các hoạt động dạy học: 1.ổn định. 2.Bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà. 3.Bài mới: *Hướng dẫn nghe viết chính tả: -GV đọc cho học sinh viết bài chính tả Tiếng chim buổi sáng. -Học sinh viét xong dùng bút chì để soát lỗi. -GV chấm một số bài. Nhận xét bài viết của học sinh. *Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Điền ươc hay ươt vào chỗ trống. -Cỗu được ước thấy. -Quần là áo l -Hỏi sư mượn l . -Nói tr .b .không qua. -N chảy đá mòn. -V .núi băng rừng.
  3. Soi cho cả muôn loài ” -GV chép 2 đoạn thơ lên bảng. -Yêu cầu học sinh đọc. -Học sinh chép đoạn thơ vào vở. -Học sinh làm bài vào vở. -2 học sinh lên bảng làm. -Lớp nhận xét và cho điểm. Bài 2 : đọc đoạn thơ sau đây: Ông trời ngoi lên mặt biển Tròn như quả bóng em chơi Bóng được thủ môn sút Lên sân vận động –bầu trời Hậu vệ gió thường thận trọng ýđồ trong mỗi đường chuyền Ngay phút đầu đã chủ động Kèm người thật chặt trên sân Mưa là trung phong đội bạn Đoạt banh xuống dốc ào ào Sóngtruy cẩn đầy quyết liệt Gió chồm phá bónglên cao a)Trong bài thơ trên, những sự vật: trời, sóng, gió, mưa, vật nào được nhân hoá. b)Dựa vào đâu mà em biết những sự vật ấy được nhân hoá? c)Biện pháp nhân hoá đã góp phần diễn tả điều gì trong bài? *yêu cầu học sinh làm miệng. -Nối tiếp học sinh trả lời câu hỏi của bài tập. -Nhận xét chốt lại ý đúng và cho điểm những học sinh nói đúng. Bìa 3: hãy sử dụng cách nhân hoá để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm. a)Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng. b) Chiếc lá vàng đang rơi từ trên cây xuống. c) Con sông mùa lũ chạy nhanh ra biển. d) Mấy con chim hót ríu rít trên cây. e) mỗi ngày một tờ lịch bóc đi. *Yêu cầu học sinh làm bài vào vở báo cáo kết quả trước lớp- lớp nhận xét. Bài 4: Với mỗi từ dưới đây em hãy viết 1 câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá: -Cái tróng trường em -Cây bàng Cáí cặp sách *Yêu cầu học sinh làm vào vở. *GV chấm một số bài.
  4. d) Tròn chục từ 82420 đến 82490 Yêu cầu học sinh tự làm các bài tập trên. *Học sinh nối tiếp nhau lên chữa bài tập *GV và học sinh nhận xét và chốt bài làm đúng. 4.Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết học. -Về nhà làm các bài tập trong sách bài tập. ___ Thứ tư Tập làm văn Luyện nói và viết về bạn bè I.Mục đích yêu cầu: -HS luyện tập kể về bạn bè theo đề bài cho trước. -Rèn kĩ năng nghe, nói, viết cho học sinh. -Giáo dục tình cảm yêu quý, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. II.Đồ dùng dạy học: đề bài, sưu tầm những câu chuyện kể về tình bạn. III.Các hạot động dạy học: 1.ổn định. 2.bài cũ: Gọi một só em làm bài tập về nhà lên bảng chữa. 3.Bài mới: *Hướng dẫn học sinh luyện tập + Đề bài 1: Em hãy kể về người bạn thân nhất của em. -HS đọc đề bài. -Cho học sinh nêu người bạn định kể. Kể về người bạn thân nhất em cần kể về những gì? *Cho học sinh nói miệng từng phần: -Tên bạn là gì? -bạn có hình dáng, tính tình như thế nào? -Em và bạn chơi với nhau như thế nào? +Một học sinh nói miệng toàn bài -GV nhận xét, bổ sung cho học sinh *Yêu cầu học sinh viết những ý vừa kể thành một bài văn. +Một số học sinh đọc bài văn trước lớp. -GV và học sinh nhận xét. Đề 2: Em hãy kể lại mộ câu chuyện cảm động về tình bạn mà em biết. -HS đọc yêu cầu đề bài. -Hướng dẫn học sinh làm bài. +Em hãy nêu một số ví dụ cảm động về tình bạn. +Em có thể tìm thấy những chuyện đó ở đâu? +Khi kể chuyện em cần kể theo trình tự nào/ *Cho học sinh kể chuyện trước lớp
  5. Bài 4: Điền dấu thích hợp ( >, <, =) vào chỗ chấm. a)(185 + 145) x 4 728 b)464 : ( 2 + 2) 156 c)104 (182+133) : 5 d)35 (128 + 32): ( 6 + 4) e)122 + ( 184 - 162) .186 g)526 ( 135 + 125) x 2 -Yêu cầu học sinh làm vào vở. -GV thu chấm 1 số bài. -2 học sinh lên bảng làm. Lớp nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Bài 5: Hãy dùng dấu phép tính và dấu ngoặc đơn diền vào chỗ chấm để có biểu thức đúng. 570 .570 .570 570 -Yêu cầu học sinh làm vào vở. -1 học sinh lên bảng trình bày. -Lớp nhận xét. 4.Hoạt dộng nối tiép: -Nhắc lại nội dung vừa học. -Nhận xét tiết học. ___ Thứ hai Chính tả Ôn tập I.Mục đích yêu càu: -Học sinh nghe viết chính xác bài thơ Tháng ba của tác giả Lê Thị Mây. Sách bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt lớp 3 Tập 2. -Làm đúng các bài tập vận dụng kiến thức đã học. -Giáo dục ý thức rèn chữ giữ vở. II.Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập, vở nháp. III.Các hạot động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Kiểm tra việc viết lại 2 bài tập làm văn. 3.Bài mới: *Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả: -Gv dọc bài Tháng ba 1 lượt -Bài thơ tả cảnh gì? -GV đọc bài cho học sinh viết -đọc lại 1 lượt cho học sinh soát lỗi -Chấm 10 học sinh-nhận xét bài viết của học sinh. *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả: Bài 1: Những từ nào trong bài được viết hoa vì sao? Bài 2: Điền s hay x Ngoài khơi a Gió thổi lại Cho óng nhảy
  6. -Học sinh làm bài. -1 học sinh chữa bài tập. -Nhạn xét chốt bài làm đúng. 4.Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về nhà học bài và làm các bài tập sách nâng cao Tiếng Việt. -Bài tập về nhà: Hãy viết một câu có sử dụng biện pháp nhân háo a)tả đồ vật b)tả con vật ___ Thứ ba Toán Luyện giải toán có liên quan đến rút về đơn vị. I.Mục tiêu: Giúp học sinh: -Củng cố các bước giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. -Vận dụng làm nhanh chính xác bài toán có liên quan. -Phát triển tư duy cho học sinh. II.Đồ dùng: Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Chữa bài tập về nhà: 3.bài mới *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1:Một tổ có 9 người, phải tưới 365 cây hoa. Hỏi: a)Mỗi người phải tưới bao nhiêu cây hoa? b)Nhóm của An có 3 người thì phải tưới bao nhiêu cây hoa? -GV chép đề bài lên bảng -Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt bài toán vào vở. -Học sinh làm vào vở. -1 học sinh lên bảng làm bài tập đó. -GV và học sinh nhận xét. Bài 2: Mua 9 can dầu như nhau được tất cả 45 lít dầu ăn. Hỏi mua 7 can dầu như thế thì được bao nhiêu lít? Bài 3: An mua 5 quyển vở phải trả 10 000 đòng. Bình mua ít hơn Anh 2 quyển vở cùng loại đó. Hỏi Bình phải trả bao nhiêu tiền? Bài 4: Bình mua 5 cái bút bi, phải trả 6000 đồng. An mua cùng loại bút bi đó nhưng nhiều hơn Bình 3 cái bút bi. Hỏi An phải trả bao nhiêu tiền? Bài 5: Lát nền 5 phòng như nhau hết 2625 viên gạch. Hỏi lát nền 3 phòng như thế phải mua bao nhiêu viên gạch?
  7. +Tại sao Trần Quốc toản lại không được tham gia bàn việc nước? +Trần Quốc Toản đã làm gì để nói được ý kiến của mình với nhà vua? +Sau khi nghe Trần Quốc toản nói nhà vua đã làm gì? +Tại sao phần thưởng vua ban lại bị nát? +Hãy nêu cảm nghĩ của mình về Trần Quốc Toản? *GV chấm chữa bài. -Gọi một vài học sinh viết tốt đọc trước lớp. -Học sinh nhận xét bài làm của bạn. -Gv nhận xét. 4.Củng cố dặn dò: Nhắc lại kiến thức. -Nhận xét giờ học. Về nhà viết cả ba bài trên. ___ Thứ năm Luyện từ và câu Ôn và cách đặt trả lời câu hỏi: ở đâu? Khi nào? I.Mục đích yêu cầu: -Học sinh nắm được bộ phận trả lời cho câu hỏi: +Khi nào? bộ phận trả lời cho câu hỏi này chính là bộ phận chỉ thời gian trong câu. Nó có thể nêu thời gian một cách chính xác hoặc chỉ nêu một cách chung chung + ở đâu? bộ phận trả lời cho câu hỏi này chính là bộ phận chỉ thời gian hay địa điểm trong câu. +Học sinh biết đặt câu hỏi tìm bộ pghận trả lời cho câu hỏi như thé nào? Vì sao?Để làm gì?Bằng gì? -học sinh biết vận dụng làm bài tập thành thạo. -Giáo dục học sinh có ý thức nói đúng viết đúng câu văn. II.Đồ đùn dạy học: -Hệ thống bài tập. III> Các hoạt động dạy học 1.ổn định. 2.Bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà: 3.Bài mới: *Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau: Bài 1: Gạch dưới bọ phận trả lời ch câu hỏi Khi nào? a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tr4òn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. Cứ hàng năm, hàng năm, Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời từng sương muối để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới.
  8. c)Em muốn học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng. d)Để giành đượcchiến thắng, Sên phải dùng trí khôn. Bài 7:Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì? trong các câu sau: a)Mái nhà được lợp bằng những tấm ngói đỏ tươi. b)Bố xới đất trồng lại khóm hoa hồng bằng một chiếc bay nhỏ. c)Hằng ngày, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. d)Đội bóng lớp 4A ghi được bàn thắng bằng một quả sút bóng từ chấm phạt đền. *Học sinh tự làm các bài tập trên. -Lần lượt sau mỗi bào tập học sinh lên bảng chữa bài. -GV và học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng. 4.Củng cố dặn dò: -Nhắc lại nội dung tiết học. -Nhận xét của giáo viên. -Về nhà học bài. ___