Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 23, Bài 29: Virus (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm virus.

- Mô tả được hình dạng và cấu tạo của virus.

- Phân biệt được virus với vi khuẩn.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của virus.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải thích được tại sao virus được coi là vật thể không sống, tại sao virus thường có nhiều biến chủng, tại sao không thể chữa các bệnh do virus gây ra bằng kháng sinh.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được hình dạng, cấu tạo của virus dựa vào hình ảnh quan sát được.

- Giải thích được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến virus: tại sao virus thường có nhiều biến chủng, tại sao không thể chữa các bệnh do virus gây ra bằng kháng sinh.

- Ứng dụng những kiến thức về cấu tạo của virus để đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra.

- Thiết kế được mô hình của 1 loại virus và thuyết trình về sản phẩm trước lớp học.

3. Về phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của virus.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm trong thực hiện các nhiệm vụ và thiết kế mô hình.

- Nghiêm túc trong việc phòng, chống các bệnh liên quan tới virus.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

docx 6 trang Mịch Hương 07/01/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 23, Bài 29: Virus (Tiết 1) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_ttiet_23_bai_29_virus_tiet_1.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 23, Bài 29: Virus (Tiết 1) - Năm học 2021-2022

  1. - Vở ghi, sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy học 1.Hoạt động 1: Xác định vấn đề, kiểm tra bài cũ, khởi động, mở đầu ( 7 phút ) Hướng dẫn/Trợ giúp của GV-HĐ của HS và Nội dung sản phẩm của HĐ - GV nêu câu hỏi: Toàn cầu đang phải đối mặt với đại dịch nào? Đại dịch Covid 19. - GV nêu câu hỏi: Tác nhân gây ra dịch bệnh Covid 19 ? - HS trả lời. Nêu được: Virus Corona chủng mới SARS – CoV 2 - GV nêu thêm 1 số dịch bệnh trên thế giới cũng do virus gây ra Giới thiệu bài mới: Virus *Sản phẩm: Câu trả lời đúng của học sinh 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (27 phút) Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đa dạng của virus (7 phút) *Mục tiêu: - Nêu được khái niệm về virus. - Nêu được các hình dạng của virus. *Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn/Trợ giúp của GV-HĐ của HS Nội dung và sản phẩm của HĐ - GV giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trắc I. Đa dạng của virus: nghiệm: Virus là gì ? Từ đó rút ra khái niệm virus. - HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Nêu được đáp án đúng: D. - HS phát biểu khái niệm virus. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, chốt kiến thức. - Virus là dạng sống rất nhỏ, không - GV chiếu hình ảnh về kích thước các loại có cấu tạo tế nào, chỉ nhân lên trong virus cho học sinh nhận xét về kích thước các tế bào của sinh vật sống. loại virus. - HS nhận xét kích thước virus.
  2. + HS rút ra nhận xét: Không phải tất cả virus đều đủ 4 thành phần. Các HS khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận: Nhóm 1,2: - Virus có 2 thành phần cơ Câu 1. So sánh cấu tạo của virus và tế bào bản: Câu 2. Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển + Vỏ protein hình ? + Lõi: Vật chất di truyền Câu 3. Em có đồng ý với ý kiến: “Virus là vật thể (ADN hoặc ARN) không sống” không? Tại sao? - Một số có thêm: vỏ ngoài, gai Nhóm 3,4: glycoprotein. Câu1. Phân biệt vi khuẩn và virus. Câu 2. Giải thích vì sao không thể chữa khỏi các bệnh liên quan đến virus bằng kháng sinh ? + HS thực hiện hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, làm rõ hơn các vấn đề liên hệ thực tiễn để học sinh nắm được. *Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh về cấu tạo của virus, chỉ được cấu tạo virus trên mô hình - Giải thích của học sinh về 1 số vấn đề : Tại sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình ? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không sống không ? Giải thích ? Phân biệt giữa vi khuẩn và virus? Tại sao không thể dùng kháng sinh chữa các bệnh liên quan đến virus ? 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) *Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức đã học về hình dạng, cấu tạo của virus. *Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn/Trợ giúp của GV-HĐ của HS và Nội dung sản phẩm của HĐ - GV hệ thống hóa kiến thức của bài dưới dạng sơ đồ tư duy - GV yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học
  3. - Chuẩn bị cho tiết học sau: + 4 nhóm chuẩn bị bài thuyết trình về : Vấn đề 1: Virus có những vai trò gì? Vấn đề 2: Các ứng dụng của virus trong nghiên cứu khoa học và tự nhiên. + 4 nhóm thiết kế poster tuyên truyền phòng chống bệnh do virus gây ra