Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 38: Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" - Nguyễn Thị Hồng

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

          Giúp học sinh:

- Thấy được tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

- Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị của thầy và trò

1. Giáo viên:

- Soạn bài, tìm hiểu kĩ nội dung, chuẩn kiến thức

- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo

-Chuẩn bị máy chiếu .

2. Học sinh

- Soạn bài, tìm hiểu nội dung bài học

C. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực

- Vấn đáp, thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Nêu và giải quyết vấn đề...

- Kĩ thuật động não, trình bày 1 phút, kĩ thuật đặt câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức     

2.  Kiểm tra bài cũ

? Trình bày vài nét về nhà thơ Lí Bạch?

? Đọc thuộc bài thơ Xa ngắm thác núi Lư? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ đ? Lấy ví dụ một bài thơ đã học về thể thơ này?

3. Bài mới:

*Giới thiệu bài mới

“ Vọng nguyệt hoài hương” ( Trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông. Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch. Và bài có ma lực lớn nhất, đựơc truyền tụng rỗng rãi nhất cũng là bài thơ Tĩnh dạ tứ của tiên thơ ấy.

docx 6 trang minhvi99 11/03/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 38: Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" - Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_38_van_ban_cam_nghi_trong_dem_tha.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 38: Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" - Nguyễn Thị Hồng

  1. “ Vọng nguyệt hoài hương” ( Trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông. Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch. Và bài có ma lực lớn nhất, đựơc truyền tụng rỗng rãi nhất cũng là bài thơ Tĩnh dạ tứ của tiên thơ ấy. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu chung I. Giới thiệu chung *MT: Nắm được những nét chính về tác giả - Bài thơ sáng tác trong một đêm trăng và tác phẩm. sáng (tác giả xa quê) * PP: Phát vấn, nghiên cứu tài liệu ?Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Sáng tác trong một đêm trăng sáng (tác giả xa quê) - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuỵêt. - GV: Nhắc lại một số chi tiết về cuộc đời tác giả có liên quan đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? ? Trong các bài thơ đã đựơc học có bài thơ nào cũng có thể thơ này? - Bài có thể thơ giống là bài: Phò giá về kinh của Trần Quang Khải. ? Chỉ ra các tiếng gieo vần trong bài thơ này? - Tiếng cuối câu 2, 4 vần chân. Câu 1 và câu 3 không vần. GV: bài thơ được sáng tác theo thể thơ cổ thể: cổ thể là một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật, đối ràng buộc. LB có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản * MT: Nắm được giá trị nội dung và nghệ 1. Đọc - Chú thích thuật của văn bản. Cảm thụ được cái hay, - Đọc cái đẹp về ngôn ngữ, hình ản, nghệ thuật của bài thơ. *PP: Vấn đáp, tái hiện, giảng bình, thảo luận. Nguyễn Thị Hồng, Ngữ văn 7 Page 2
  2. ngủ đựơc thì mới thấy ánh trắng xuyên qua cửa lọt vào đầu giường. ? Nếu thay“sàng” bằng từ “án”, “trác” ( bàn) thì ý nghĩa của câu thơ có khác không? - Nếu thay từ sàng bằng từ án, trác thì ý nghĩa câu thơ sẽ khác ngay vì người đọc sẽ nghĩ là tác giả đang ngồi đọc sách ngắm trăng. - Nhưng ở đây tác giả đang ở trong trạng thái trằn trọc GV: Ánh trăng sáng trong một đêm thanh tĩnh, không phải là trăng vừa nhú lên, không phải trăng sáng ngoài sân, trăng giữa mái nhà hay trăng cổ thụ mà là trăng hiện ra sáng ở đầu giường. ? Và thưởng ngoạn ánh trăng ấy tác giả đã có cảm giác ntn? ? Vì sao tác giả lại có cảm giác như vậy? - Vì trăng rất sáng, sáng quá, chuyển thành màu trắng giống như sương vậy ? Vậy hai câu đầu giúp em cảm nhận như thế - “Ngỡ là sương trên mặt đất” nào về cảnh đêm? ? Nhìn ánh trăng lọt vào đầu giường trong đêm khuya tác giả ngỡ đó là sương sớm trên mặt đất. Sự cảm nhận đó về ánh trăng đã cho ta thấy trong lòng tác giả đang có cảm giác gì trong đêm trăng nơi xa xứ? => cảnh đêm trăng thanh tĩnh, dịu êm, ? So với phiên âm, hai câu đầu của bản dịch mơ màng, ánh trăng như sương mờ ảo, thơ đã thêm vào chữ nào? - phủ, rọi ? Việc tràn ngập khắp căn phòng thêm vào các từ đó làm ý thơ thay đổi như => tác giả buồn, cô đơn, lạnh lẽo, nhớ thế nào? (thảo luận) quê hương. ( thêm vào làm ta có cảm giác câu thơ chỉ tả cảnh, ý vị trữ tình của chủ thể có phần mờ nhạt đi ). GV: Bản phiên âm thêm vào từ rọi và từ phủ khiến cho ngừơi đọc cảm giác hai câu thơ chỉ tả cảnh. Chính chữ nghi trong nguyên bản cho thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình. - Gv gọi HS đọc 2 câu cuối bài? Nguyễn Thị Hồng, Ngữ văn 7 Page 4
  3. ? Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ thơ của Lí Bạch trong bài” Tĩnh dạ tứ”? ? LB sử dụng thành công biện pháp NT nào? GV: Câu 3, 4: SL các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp, từ loại ở các vế tương ứng với nhau? ? Nêu ý nghĩa của bài thơ? 3. Tổng kết a. Nghệ thuật - Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 b. Ý nghĩa văn bản - Bài thơ thể hiện nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. 4. Củng cố ? Tình yêu quê hương của LB được thể hiện ntn? – chân thành, sâu sắc, giản dị ? Vai trò của câu kết trong bài thơ? - xúc cảm của nhà thơ – chủ thể trữ tình dồn nén, thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối 5. Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm chắc các kiến thức cơ bản của bài. - Làm bài phần Luyện tập. - Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch. - Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Nguyễn Thị Hồng, Ngữ văn 7 Page 6