Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập học kì 1 - Nguyễn Thị Thu

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả: 

 Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường

+ Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)

+ Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh sáng tác:  “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

b. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất hồi kí)

- Ngôi kể: thứ nhất

- Người kể: nhân vật tôi – tác giả

- >Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm xúc suy nghĩ một cách chân thực.

- Trình tự kể: Theo dòng cảm xúc (Từ hiện tại nhớ về quá khứ: Sự chuyển đổi của thời tiết cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng- > theo dòng hồi tưởng của n/v “tôi”trong buổi tựu trường đầu tiên của tuổi thơ.

- PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

doc 108 trang minhvi99 11/03/2023 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập học kì 1 - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_on_tap_hoc_ki_1_nguyen_thi_thu.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Ôn tập học kì 1 - Nguyễn Thị Thu

  1. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Tác hại của việc hút thuốc lá : Do khói thuốc chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Đối với người hút : Là nguyên nhân của nhiều bệnh tật : viêm phế quản; cao huyết áp; tắc động mạch; nhồi máu cơ tim, ung thư phổi dẫn đến sức khoẻ giảm sút, có thể gây tử vong. Hơi thở hôi, mọi người ngại giao tiếp Mất thẩm mỹ, răng đen, tay vàng 2, 5 điểm Đối với những người xung quanh : Trực tiếp hít phải khói thuốc cũng mắc bệnh giống người hút. Đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang thai và các em nhỏ 1 điểm Thuốc lá gặm nhấm tâm hồn và lối sống của con người Nêu gương xấu cho con em Là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội khác ( trộm cướp, lừa lọc ) được 1 điểm Hướng giải quyết Bao bì thuốc lá nên in những hình ảnh xấu của việc hút thuốc lá; hàng chữ khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc lá. Quan trọng là người hút thuốc phải ý thức được tác hại của việc hút thuốc, có kế hoạch cai nghiện Đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá. 1 điểm 3, Kết bài : 1 điểm Lời kêu gọi mọi người không hút thuốc là vì một xã hội văn minh, giàu đẹp
  2. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu một số nước châu Á ở mức cao. Bởi vậy, cần góp phần làm con đường đi đến ô 64 của bàn cờ dài hơn. Đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. d. Giá trị nghệ thuật: e. Giá trị nội dung: Chủ đề bao trùm mà văn bản muốn làm nổi bật là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của văn bản đó là gì? Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên? Câu 5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu sau: Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu làm rõ những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người. Đoạn văn sử dụng câu ghép và trợ từ (gạch chân, chú thích) Câu 7. Em hãy đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để loại bỏ thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là trong trường học ở nước ta.
  3. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Câu 4. Văn bản giúp em nhận thức gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì? Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trình bày hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh. Đoạn văn sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân, chú thích). Câu 6. Em hiểu gì về mong muốn của tác giả ở cuối đoạn trích? Theo em, những điều nhà văn muốn đề cập đến nay còn có giá trị nữa không? Vì sao?
  4. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu + 24/3/1926, mất do ốm nặng (ông mất khi con đường giải phóng dân tộc mà ông theo đuổi vẫn còn chưa hoàn thành) ⇒ PCT là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX - Sự nghiệp sáng tác: + Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ ⇒ đa dạng + Tác phẩm tiêu biểu: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925) - Phong cách sáng tác: + Nổi tiếng với áng văn chính luận đầy tính hùng biện, có lập luận đanh thép, sáng tác cả thơ tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo b. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật - Phương thức biểu đạt: biểu cảm c. Bố cục: - Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày - Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày. d. Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm. e. Giá trị nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí .
  5. Ôn PHÒNGtập Văn 8-GIÁO kì 1 Nguyễn DỤC VÀ ĐÀO Thị Thu TẠO 2. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường HUYỆN THANH LIÊM của người chiến sĩ - Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng ⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ - Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng. - Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con” ⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình III. Kết bài - Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm - Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ ĐỀ BÀI: I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi
  6. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu khóc, tôi không xót xa, tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. - Tác dụng: giúp lời kể trở nên sinh động, sâu sắc 0,5 - Trường từ vựng tâm trạng: vui vẻ, muốn òa khóc, xót xa, ái ngại. 0,5 HS có thể chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng khác, miễn là 3 hợp lí. - Tác dụng: giúp người đọc thấy rõ được tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó và sự cảm thương của ông giáo với 0,5 lão Hạc. * Về hình thức: - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, độ dài 10 0,5 câu. * Về nội dung: HS viết đúng nội dung (nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống). Có thể có các ý sau: - Về phía người cho: cảm thấy thanh thản, vui vẻ, thấy tâm 1 hồn giàu có, II - Về phía người nhận: vơi bớt nỗi buồn đau; có thêm ý chí, 1,5 nghị lực, vươn lên; có niềm tin vào cuộc sống; tạo sự gần gũi, gắn bó => Tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ làm cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa. GV cần căn cứ vào bài làm của HS để đánh giá, cho điểm phù hợp. a. Về hình thức: 1,0 2 - HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và
  7. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu Điểm 2-2,5: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả nhưng không qúa nhiều (dưới 10 lỗi) Điểm 1,0: Chưa nắm hết được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ kể lể lan man. Không đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, không đảm bảo yêu cầu cả về kiến thức và kĩ năng. * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Hết hướng dẫn I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót
  8. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[ ] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó ” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. - Ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” . Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của người khác. - Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của nỗi khổ cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cũng là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc II.Làm văn * Yêu cầu hình thức: Đảm bảo đúng hình thức 0,25 (7,0 điểm) của một đoạn văn ( bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), dung lượng 10 câu. (Học sinh có thể viết 9, hoặc 10, hoặc 11 câu). * Yêu cầu kĩ năng: Đoạn văn nghị luận các câu 0,25 liên kết chặt chẽ, lô gic làm sáng vấn đề. * Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những 0,25 nội dung sau: 1 Giải thích đồng cảm và chia sẻ: 0,25 - Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng. Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác. Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực
  9. Ôn tập Văn 8- kì 1 Nguyễn Thị Thu * Yêu cầu về hình thức: 0,25 - Bố cục rõ ràng, các sự việc lo gic. - Lời văn trong sáng, sinh động, có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về nội dung 4 Bài viết đảm bảo những nội dung sau: 2 I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân 0,25 thiết. II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh 3,5 con vật nuôi đó. 1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao 0,5 nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ? 2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong 0,5 trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em? 3/ Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với nó: Sự việc 2 gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Mở đầu, diễn biến, kết thúc sự việc ấy? 4/ Tình cảm của em với con vật nuôi sau kỉ niệm 0,5 ra sao? III/ KẾT BÀI: Khẳng định tình cảm với con vật 0,25 nuôi ( sẽ chăm sóc, bảo vệ nó như thế nào?).