Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 55: Giới thiệu bài học, tri thức ngữ văn. Đọc văn bản Trưởng giả học làm sang (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Kiều Thị Qúy

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tiếp tục nhận biết và phân tích được xung đột, hành động kịch, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong văn bản “Trưởng giả học làm sang” hồi 2, lớp V.

- Phân tích được nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật phó may và thợ bạn.

2. Năng lực:

- Năng lực tìm và phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát tính cách các nhân vật; năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của văn bản hài kịch.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục Hs ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hướng đến cách ứng xử phù hợp.

II. Thiết bị dạy học

docx 10 trang Mịch Hương 07/01/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 55: Giới thiệu bài học, tri thức ngữ văn. Đọc văn bản Trưởng giả học làm sang (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Kiều Thị Qúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_55_gioi_thieu_bai_hoc_tri_thuc_ng.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 55: Giới thiệu bài học, tri thức ngữ văn. Đọc văn bản Trưởng giả học làm sang (Tiết 2) - Năm học 2023-2024 - Kiều Thị Qúy

  1. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm GV dẫn vào bài học: Ở tiết học trước, các em đã được tìm hiểu khái quát về thể loại hài kịch và đọc văn bản “Trưởng giả học làm sang”.Trong tiết học này, cô cùng các em tiếp tục khám phá lớp V, hồi 2 của tác phẩm, để cùng tìm hiểu tiếng cười sảng khoái từ nhân vật hài kịch ông Giuốc- đanh trong cuộc đối thoại với phó may và thợ bạn. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Đọc văn bản 2.1.Đọc văn bản II. Khám phá văn bản 2.2. Khám phá văn bản 1.Đặc trưng của thể loại hài kịch - GV Cảnh 1: Cuộc đối thoại giữa ông được thể hiện trong văn bản Giuốc- đanh và phó may. a) Hồi thứ hai, lớp V. - GV: Các em chú ý vào đoạn hội thoại * Cảnh 1: Cuộc đối thoại giữa ông H: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh Giuốc- đanh và phó may. và phó may nói về vấn đề gì? - Cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề nhận lễ phục. H: Cuộc đối thoại xoay quanh những sự việc chính nào? - Cuộc đối thoại xoay quanh 3 sự việc chính: + đôi bít tất chật, giày chật + Áo bị may hoa ngược + Bác phó may ăn bớt vải => GV: Xung đột kịch được biểu hiện qua hành động ở các sự việc và tình huống gây cười. Vậy trong cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may những sự việc chính: đôi bít tất chật, giày chật, áo bị may hoa ngược, bác phó may ăn bớt vải là 3 xung đột kịch nhỏ ở trong cuộc đối thoại này.
  2. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm giày làm đau chân đến bộ áo may hoa ngược, và việc phát hiện phó may ăn bớt vải chứng tỏ ông Giuốc-đanh ban đầu là người như thế nào? - Ông Giuốc-đanh khá tỉnh táo và sáng suốt, phàn nàn đúng với thực tế, phát hiện ra những điều vô lí trên bộ lễ phục của mình. Điều ấy cũng khiến ông bực mình, sắp phát khùng lên. H: Vậy vì sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến và bị phó may thu phục? -Vì bác phó may đánh trúng vào tính háo danh thích học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh H: Đặc điểm lời thoại trong hài kịch thường là đối nghịch. Em hãy chỉ ra sự đối nghịch trong cuộc hội thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may? - Đối nghịch giữa tên gọi sự việc và thực - Lời thoại: đối nghịch (giữa tên gọi chất sự việc sự việc với thực chất sự việc). H: Trong thực tế có những người như ông Giuốc- đanh không? - Gần như không có H: Vậy trong đoạn hội thoại tác giả đã sử dụng thủ pháp trào phúng nào? - Thủ pháp phóng đại - Thủ pháp trào phúng: Phóng đại mức độ ngây ngô của nhân vật H: Cảnh ông Giuốc- đanh trò chuyện với phó may đáng cười ở chỗ nào? - HS trả lời: Ông Giuốc- đanh từ chỗ tỉnh táo, sáng suốt, khó tính khắt khe, chủ động dần trở nên bị động, lúng túng, bị phó may dắt mũi, lừa gạt. Còn phó may từ chỗ bị động, mắc nhiều lỗi sai, nhờ lươn lẹo, vụng chèo khéo chống lại giành được thế chủ động trong cuộc thoại.
  3. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm H: Thợ bạn đã dùng danh xưng gì để gọi ông Giuốc-đanh? - HS trả lời: Thợ bạn gọi ông Giuốc- đanh bằng những danh xưng: ngài quý tộc, tướng công, đại nhân H: Nhận xét về mức độ của việc sử dụng những danh xưng này? Mục đích của việc sử dụng những danh xưng này là gì? - Mức độ tăng cấp, mục đích moi tiền của ông Giuốc- đanh H: Trước những lời nịnh nọt của đám thợ bạn, ông giuốc- đanh có lời nói và hành động như thế nào? - Lúc đầu: Hỏi lại - Sau đó: Thưởng tiền GV yêu cầu HS đọc lời thoại cuối cùng H: Lời thoại cuối cùng của ông Giuốc- đanh nói riêng sử dụng nghệ thuật gì? - Độc thoại H: Lời thoại cuối cùng của ông chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông? - Lời thoại cuối cùng, ông Giuốc-đanh nói riêng với chính mình, chứng tỏ ông vẫn còn rất tỉnh táo khi nhận ra túi tiền của mình đã vơi đi rất nhiều sau mỗi lần thưởng cho thợ bạn, song ông sẵn sàng tiêu cả túi tiền nếu thợ bạn gọi ông là Đức ông. Điều đó chứng tỏ sự háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc của ông thật mãnh liệt - Gv bổ sung: Ông Giuốc-đanh chưa đến mức mất trí, còn chút tỉnh táo để lo mất tiền nhưng có lẽ mất cả gia tài để đổi được danh xưng “Đại nhân” ông cũng đổi vì sự háo danh mãnh liệt đến tận cùng. H: Tuy đã nhận thức đúng đắn nhưng
  4. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 Hoạt động của GV – HS Dự kiến sản phẩm - Thủ pháp tăng tiến trong lời tâng bốc dùng điệu bộ gây cười của thợ bạn H: Như vậy, cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh với đám thợ bạn đáng cười ở chỗ nào? - Tiếng cười bật ra từ sự háo danh mùa -> Tiếng cười bật ra từ sự hão ranh, quáng, mê muội mù quáng, mê muội H: Qua 2 cuộc đối thoại này, điều gì ở ông Giuốc- đanh đã khiến ông trở thành tâm điểm của tiếng cười? - Thói háo danh, kệch cỡm, thích học đòi làm sang GV: Hình ảnh ông giuốc- đanh cũng => Phê phán thói háo danh kệch chính là hình ảnh phản chiếu của xã hội cỡm và thói nịnh bợ trong xã hội Pháp giao thời từ Phong Kiến sang Tư tư bản Pháp Bản ? Như vậy, qua nhân vật ông Giuốc- đanh tác giả muốn phê phán những thói hư tật xấu nào trong xã hội. - Phê phán thói háo danh kệch cỡm và thói nịnh bợ trong xã hội tư bản Pháp * Củng cố, hướng dẫn về nhà - GV tổ chức trò chơi AI LÀ TRIỆU PHÚ Câu 1: Mo-li-e là nhà văn nước nào? A. Pháp B. Nhật C. Trung Quốc D. Nga Câu 2: Đoạn tóm tắt vở kịch “Trưởng giả học làm sang” giới thiệu ông Giuốc- đanh mong muốn trở thành người như thế nào? A. Ông muốn trở thành nhà quý tộc sang trọng B. Ông muốn trở thành người có tri thức
  5. GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 8 PHIẾU HỌC TẬP 2. XUNG ĐỘT 2: MAY ÁO NGƯỢC HOA Nhân vật Ông Giuốc - đanh Phó may Lời nói, hành động Kết quả PHIẾU HỌC TẬP 2. XUNG ĐỘT 3: ĂN BỚT VẢI Nhân vật Ông Giuốc - đanh Phó may Lời nói, hành động Kết quả