Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 1

I. MỤC TIÊU:

             1. Kiến thức: Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền phong Hồ Chí Minh.(Bài tập 1).

             2. Kĩ năng: Điền đúng nội dung  vào mẫu “Đơn xin cấp thẻ đọc sách”(bài tập 2).

             3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Giáo viên nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho học sinh biết.

- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

- Nội dung: Lời hứa “Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”. Giáo dục học sinh noi gương Bác Hồ “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” (liên hệ).

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp)

             1. Giáo viên: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

             2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

doc 24 trang minhvi99 08/03/2023 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_3_chuong_trinh_ca_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Chương trình học kì 1

  1. * BĐ: giáo viên giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quý quê hương thông qua việc giữ gìn biển đảo (liên hệ). II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập. - GV nhận xét và đánh giá. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: giới thiệu bài (1 phút): Giáo viên nêu mục tiêu của bài học và ghi tên bài lên bảng. b. Hoạt động 2: Nói về quê hương * Mục tiêu: Giúp các em biết nói về quê hương của mình theo câu hỏi gợi ý. * Cách tiến hành: - Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài. - 1HS đọc yêu cầu đề bài - Giảng thêm: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, - Lắng nghe. nơi ông bà, cha mẹ, anh em đang sinh sống. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em ở cùng cha mẹ. - Mở bảng lớp viết sẵn gợi ý cho HS đọc - 1 HS đọc gợi ý - Yêu cầu HS tập nói theo cặp. - Nói theo cặp. - Yêu cầu HS trình bày nói trước lớp. - Đại diện nhóm trình bày: “Mời các bạn đến thăm Hải Dương - một vùng quê trù phú, yên bình, đó cũng là quê hương của tôi. Nơi đây có những cánh đồng lúa vàng óng ả, trải rộng đến tận chân trời. Con đường làng quanh co, uốn khúc, mềm như dải lụa. Dòng sông xanh mát ôm ấp những xóm làng trù phú. Đầu làng, cây gạo nở bung từng chùm hoa đỏ như hàng nghìn ngọn lửa hồng tươi. Xa xa, lũy tre xanh rì rào trong gió, những mái nhà êm đềm giữa vườn cây um tùm, xum xuê hoa trái trĩu cành. Chiều chiều, làn khói bếp bay lên như làn sương lam mờ ảo. Ở đây, có những con người chân thật, cần cù, quanh năm hai sương một nắng. Trong lòng tôi, quê hương luôn thân thương, gần gũi như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết: "Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều?" - Nhận xét, tuyên dương những HS nói về quê - Nhận xét. hương của mình hay nhất. * MT: giáo viên giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quý quê hương. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh)
  2. - Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp - Quan sát hình. quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết. - Gọi 1 HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết - HS có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, theo các câu hỏi gợi ý. một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy. - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới - Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh, ảnh của đẹp đó. mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. HS cả lớp theo dõi và bổ sung những cảnh đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh - GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng của bạn từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện. - Tuyên dương những HS nói tốt. * BĐ: Giới thiệu bức tranh về cảnh Phan Thiết (nước xanh, cát vàng, gió, nắng ), quá đó giáo dục HS biết được vẻ đẹp của biển, giáo dục tình yêu đối với biển cả. b. Hoạt động 2: Viết đoạn văn (15 phút) * Mục tiêu: HS viết được những điều vừa nói thành đoạn văn từ 5 - 7 câu. * Cách tiến hành: Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS viết bài vào vở - Viết bài vào vở - Nhắc HS chú ý về nội dung, cách diễn đạt - Theo dõi, uốn nắn sai sót cho HS - Yêu cầu HS đọc bài viết - 3 HS đọc - Yêu cầu HS nhận xét - Nhận xét - GV nhận xét và đánh giá từng bài. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta. - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN tuần 13 VIẾT THƯ
  3. nhiều điểm chín, điểm mười. Hương ơi, dạo này cậu có hay gửi bài dự thi cho Toán Tuổi thơ nữa không? Chắc là có, tớ biết là Hương rất say mê đọc báo mà. Ở ngoài này, cả lớp tớ đều mê báo Toán, mỗi tháng cứ đến ngày 25 là lớp tớ lại sôi nổi hẳn lên vì được đọc báo mới. Mà cũng sắp đến ngày sinh nhật của báo rồi. Hương ơi, tớ có một ý kiến thế này, chúng mình cùng thi đua học tập để mừng sinh nhật báo nhé. Bọn mình cùng cố gắng để đạt được nhiều điểm tốt. Riêng tớ sẽ cố gắng hơn để được là thành viên của Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ. Hương hãy giúp đỡ tớ với nhé. Tớ rất vui vì có thêm một người bạn như Hương. Cậu nhớ viết thư cho mình sớm nhé. Tạm biệt bạn thân mến! Thân ái - Nhận xét, tuyên dương bài viết hay. Nguyễn Thị Hoa - Cả lớp nhận xét. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN tuần 14 NGHE KỂ: TÔI CŨNG NHƯ BÁC GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng về giới thiệu các bạn trong tổ của mình với người khác. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Lưu ý: Không làm bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ. II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước. III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập. - GV nhận xét và đánh giá. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới (1 phút): Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. b. Hoạt động 2: Giới thiệu hiọat động (25 phút)
  4. TẬP LÀM VĂN tuần 15 NGHE KỂ: GIẤU CÀY GIỚI THIỆU TỔ EM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ của mình với người khác. 2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Lưu ý: Không làm bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ. II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước. III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập. - GV nhận xét và đánh giá. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1 phút): Hôm nay các em sẽ dựa vào tiết trước để viết và giới thiệu tổ em. b. Hoạt động 2: Giới thiệu về tổ em (27 phút) * Mục tiêu: Giúp các em biết viết đoạn văn giới thiệu về tổ của mình, hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. * Cách tiến hành: Bài tập 2: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc yêu cầu của bài. - YC 1 HS làm mẫu. - Một HS đứng lên làm mẫu. - Yêu cầu cả lớp làm bài. - HS cả lớp làm vào vở. - Theo dõi, giúp đỡ các em. - Gọi 5 HS đọc bài viết của mình. - 5 HS đọc bài viết của mình: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba. Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu. Tổ Ba của chúng cháu có tất cả 9 học sinh. Bạn Lâm, là tổ trưởng của chúng cháu và cũng là học sinh giỏi Toán nhất lớp. Tổ Ba chúng cháu ngồi ở dãy thứ hai tính từ cửa lớp vào. Ngồi ngay bàn đầu là bạn Ngọc và bạn Quỳnh, đây là “Đôi bạn cùng tiến” đạt thành tích học tập cao nhất của tổ trong tháng thi đua vừa qua. Ngồi
  5. những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. b. Hoạt động 2: Kể về Thành thị - Nông thôn (27 phút) * Mục tiêu: Giúp các em biết kể được những điều mình biết về thành thị, nông thôn. * Cách tiến hành: Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị - Mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong - 1 HS đọc yêu cầu của bài. SGK. - Yêu cầu HS chọn đề tài nông thôn hoặc thành thị. - HS chọn - Hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - Trả lời miệng lần lượt các câu hỏi - Một HS đứng lên đọc mẫu. - Mời 1 HS đọc lại. - Cả lớp làm vào vở. - Yêu cầu cả lớp làm bài. - Theo dõi, giúp đỡ các em còn lúng túng - Gọi 3 HS xung phong trình bày bài nói của mình. - 3 HS xung phong trình bày bài nói của mình: “Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông Nhuệ bốn mùa xanh mát chảy ven làng em. Nhà cửa ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí ở quê thật trông lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu, thả diều trên đê.” “Nhân dịp nghỉ hè bố cho mình ra thăm thành phố Đà Nẵng, mình thật ngỡ ngàng dọc các con đường người và xe cộ qua lại tấp nập như đi hội.Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Nhà cửa mới đẹp làm sao! Những ngôi nhà cao tầng nằm san sát bên nhau, hầu như nhà nào cũng có cửa hiệu bày bán rất nhiều mặt hàng. Cuộc sống ở đây thật là sôi động. Mình nhớ nhất là được vào công viên, nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp và trò chơi vui mắt, nào là cầu trượt , nào là đu quay Ở thành phố thật là vui, mình mong cho đến hè, lại được ra thành phố để thăm chơi.” - Nhận xét về bài viết của HS - Cả lớp nhận xét. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. * MT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
  6. trường tớ được đi biểu diễn ở Hà Nội, tớ cũng được đi đấy. Hà Nội đẹp và náo nhiệt lắm. Nhà nào cũng cao, to và san sát nhau. Đường phố có nhiều cây cổ thụ, bồn hoa trông thật thích mắt. Người, xe đi lại tấp nập. Đêm xuống, thành phố lung linh dưới ánh đèn. Mọi người ở thành phố đi ngủ muộn hơn ở quê mình, 10 giờ đêm phố xá vẫn đông vui. Chuyến đi thật thú vị, cả đội văn nghệ của tớ đều ao ước sẽ được trở lại thủ đô. Còn Hương, cậu đã có dịp nào đi thăm thủ đô hay một thành phố, làng quê nào chưa? Cậu kể cho mình nghe về những nơi đó vào thư sau với nhé. Tớ rất thích tìm hiểu về mọi miền quê trên đất nước mình. Tạm biệt cậu. Nhớ viết thư sớm cho tớ nhé. Chào thân ái! - GV nhận xét và đánh giá. Cu Tèo - Cả lớp nhận xét. IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. ( Sản phẩm học tập của học sinh) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO. Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.