Giáo án Vật lí Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 1, Bài 40: Lực là gì - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được sự đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

- Nhận biết được lực có tác dụng làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật.

- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.

- Tìm được ví dụ về lực và tác dụng của lực trong đời sống.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Năng lực nghiên cứu vật lí.

- Năng lực quan sát thực tiễn.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

docx 297 trang Mịch Hương 11/01/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 1, Bài 40: Lực là gì - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_sach_kntt_tiet_1_bai_40_luc_la_gi_nam_h.docx

Nội dung text: Giáo án Vật lí Lớp 6 Sách KNTT - Tiết 1, Bài 40: Lực là gì - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Hồng

  1. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, các vật liệu dùng cho các nhóm như bìa màu xanh thẫm, màu xẽm que tre làm trục quay của chong chóng, quạt điện nhỏ để tạo gió, 2. Học sinh : Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập, đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ/ Xác định vấn đề học tập 1.1. Kiểm tra bài cũ: Không 1.2. Xác định vấn đề học tập (3’) a. Mục tiêu: Kích thích tính tò mò khoa học ở HS bằng việc đặt câu hỏi khơi gợi sự hiểu biết của HS về dải Ngân Hà, chuẩn bị tâm thế cho HS nghiên cứu bài học. b. Tổ chức thực hiện: GV chiếu hình ảnh GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngân hà vô cùng rộng lớn. Vậy em đã nhìn thấy dải ngân hà bao giờ chưa? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Ngân Hà là như thế nào nhé? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới *Hoạt động: Tìm hiểu về Ngân Hà (20’) a. Mục tiêu: HS có được kiến thức về Ngân Hà: cấu tạo, hình dạng, kích thước của Ngân Hà và vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân hà. b. Tổ chức thực hiện: Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 284 Năm học: 2021– 2022
  2. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 Trợ giúp của GV – Hoạt động của HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: *Luyện tập GV: Chiếu hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời. Câu 1. Câu nào dưới đây là đúng? Câu 1: C A. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài Câu 2: B trên bầu trời. Câu 3: Vào ban đêm em quan sát B. Ngân Hà là một “dòng sông” sao trên bầu trời. được dải ngân hà là một tập hợp C. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể rất nhiều các ngôi sao. Từ Trái liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Đất nhìn lên thấy dải ngân hà D. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao như một dải sáng mờ vắt ngang và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời. bầu trời. Câu 2: Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà, ta sẽ thấy nó có hình gì? A. Hình tròn. B. Hình xoắn ốc. C. Hình cầu. D. Hình elip. Câu 3. Hãy mô tả Ngân Hà mà em quan sát được vào ban đêm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một vài HS trả lời câu hỏi, các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 286 Năm học: 2021– 2022
  3. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 Ngày soạn: 01/05/2022 Ngày dạy: 05/05/2022 TIẾT 48 - BÀI 55: NGÂN HÀ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được: - Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, có hình xoắn ốc. - Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, theo dõi video để tìm hiểu về Ngân Hà và Hệ Mặt Trời là một phần của Ngân Hà. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu về Ngân Hà, hợp tác để hoàn thành phiếu nhóm về Ngân Hà và Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong làm mô hình bằng giấy về Ngân Hà để hiểu rõ hơn về hình ảnh nhìn thấy được của Ngân Hà trong chuyển động của nó. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: Làm được mô hình bằng giấy về Ngân Hà. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Ngân Hà. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về Ngân Hà. - Trung thực, cẩn thận trong xử lí kết quả được nhận, rút ra nhận xét và làm hô hình Ngân Hà. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 288 Năm học: 2021– 2022
  4. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 mà ta nhìn thấy không? triệu năm mới quay được 1 vòng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống ? Theo em, dải Ngân Hà không chuyển nhất các kiến thức về Hệ Mặt Trời trong động trên bầu trời đêm như các sao mà Ngân Hà. ta nhìn thấy vì so với Hệ Mặt Trời thì Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Ngân Hà có kích thước rất lớn. GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày trên bảng, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm hiểu Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà. GV chốt lại thông tin chính xác trước toàn lớp. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10’) a. Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức đã học trong bài. b. Tổ chức thực hiện: Trợ giúp của GV – Hoạt động của HS Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: *Luyện tập GV: Chiếu hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời. Câu 1 : Hãy khoanh vào từ Đúng hoặc Sau Câu 1: với các vác phát biểu dưới đây : 1 – S STT Nói về chuyển động của Đánh 2 – Đ mặt trời và thiên thể giá 3 – S 4 – Đ 1 Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân Hà Câu 2: Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 290 Năm học: 2021– 2022
  5. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hệ thống hóa được kiến thức: + Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. + Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng. + Hệ Mặt Trời và Ngân Hà 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập. + Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập. - Năng lực khoa học tự nhiên: + Hệ thống hóa được kiến thức cơ bản về các vấn đề Trái Đất và bầu trời. 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học. - Quan tâm tới bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy chiếu, laptop. - Giấy A3, bút dạ nhiều màu, phiếu học tập, bảng phụ. - Các câu hỏi và đáp án liên quan trong trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”: Câu 1: Trái đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do: A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. B. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. C. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây. D. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây. Đáp án: B Câu 2: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì: A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. Ở mặt đất ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. Đáp án: C Câu 3: Mặt Trời là một: A. Vệ tinh. B. Ngôi sao. C. Hành tinh. D. Sao băng. Đáp án: B Câu 4: Khi nói về hệ Mặt Trời phát biểu nào sau đây sai? A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 292 Năm học: 2021– 2022
  6. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thông báo luật chơi: GV trình chiếu nội dung - Ghi nhớ luật chơi các câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được một phần quà. Trả lời sai thì HS còn lại có quyền trả lời câu hỏi đã được chọn (HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời). - Tổ chức học sinh chơi trò chơi: GV sử dụng - Tham gia trò chơi máy tính, điều khiển trò chơi. - Thông báo kết quả của các đội và đặt vấn đề - Chuẩn bị sách vở học bài vào bài: Các em đã vừa cùng nhớ lại những kiến thức về Trái Đất và bầu trời. Để hệ thống lại những kiến thức đã được học trong chủ đề này, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay: “Ôn tập chủ đề 11”. B. Hình hành kiến thức mới Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức a. Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức về Trái Đất và bầu trời. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức theo nhóm. c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: - Nhận nhiệm vụ + HS hoạt động nhóm, sử dụng bút dạ nhiều màu và giấy A3 vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức đã được học trong chủ đề Trái Đất và bầu trời. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Mỗi nhóm sẽ thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư - Thực hiện nhiệm vụ thảo duy của nhóm mình trong thời gian 5 phút. Sau khi luận nhóm hoàn thành sơ đồ hoàn thành xong, các nhóm sẽ trình bày sơ đồ tư tư duy. duy của nhóm mình, nhóm khác nhận xét. - Báo cáo kết quả: + Lần lượt các nhóm lên bảng trình bày kết quả. - Nhóm được chọn trình bày + Mời nhóm khác nhận xét. kết quả + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận - Nhóm khác nhận xét xét bổ sung. Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 294 Năm học: 2021– 2022
  7. Trường THCS Trung Nghĩa Giáo án Vật lí 6 của Trái Đất. - Đánh giá + GV thông báo thang điểm của mỗi bài. - Các nhóm chấm điểm cho + Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm + GV kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay bạn không và lấy điểm. Hoạt động 4: Luyện tập a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã được ôn tập hoàn thành phiếu học tập số 1. b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 1. c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã được hoàn thành. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Giao nhiệm vụ: - Nhận nhiệm vụ + HS hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ hoàn + Mỗi bàn sẽ có 2 bạn sẽ ghép thành một cặp đôi thành phiếu học tập số 1 thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm. + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. - Báo cáo kết quả: + GV gọi 1 cặp đôi lên bảng trình bày phiếu học - Nhóm được chọn lên bảng tập của mình. trình bày phiếu học tập số 1 + Gọi nhóm khác nhận xét của nhóm mình. + GV nhận xét sau khi HS đã có ý kiến nhận xét - Nhóm khác nhận xét. bổ sung. - Đánh giá: + GV yêu cầu 2 nhóm học sinh cùng bàn đổi phiếu - Học sinh thực hiện yêu cầu học tập số 1 và chấm điểm cho nhau. của GV. + GV thu phiếu học tập số 1, kiểm tra xem HS chấm đúng hay không và lấy điểm. Hoạt động 5: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã ôn tập trả lời các câu hỏi thực tế. b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 2. c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: - Nhận nhiệm vụ + Hoàn thành phiếu học tập số 2, tiết sau nộp lại cho GV. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ ở nhà + Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng 296 Năm học: 2021– 2022