Hệ thống các câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía bên dưới:

… “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”…

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? 

Câu 4: Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong câu: “ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy?

*Gợi ý:

Câu 1: Đoạn văn trích từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận 

Câu 3: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.

Câu 4: Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. 

Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao.Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.Qua đó thể hiện niềm tự hào và yêu kính Người.


 

doc 55 trang minhvi99 09/03/2023 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống các câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doche_thong_cac_cau_hoi_on_tap_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_k.doc

Nội dung text: Hệ thống các câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1

  1. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I Câu 1: Tác phẩm “Làng” của Kim Lân Câu 2: - 3 từ láy tượng thanh: “léo xéo, lào xào, thình thịch” - Tác dụng: bộc lộ tâm trạng ông Hai: căng thẳng, lo lắng, sợ hãi đến mức ám ảnh (tiếng động trong đêm càng tô đậm nỗi sợ trong lòng ông Hai) - Ông Hai rơi vào tâm trạng đó là do ông không muốn mụ chủ nhà biết chuyện làng Chợ Dầu của ông Việt gian. Câu 3 - Hình thức: HS viết đúng hình thức đoạn văn thuyết minh về một tác phẩm, có sử dụng phương pháp đặc trưng, số câu không quá dài - Nội dung: Giới thiệu được: + Tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nguồn gốc xuất xứ. + Nội dung và chủ đề của truyện + Vài nét đặc sắc nghệ thuật của truyện Đề 4: Cho đoạn văn: “Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao. Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến "cái chuyện ấy". Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam- nhông là ông lại lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!” Câu 1.Đoạn văn trên nằm ở tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Câu 2.Hãy xác định ngôi kể và nhận xét vai trò của người kể chuyện trong đoạn văn này. Câu 3.Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên (trình bày thành 1 đoạn văn khoảng 6 -8 câu. * GỢI Ý: Câu 1: Đoạn văn nằm trong tác phầm “Làng” của Kim Lân. Tác phẩm được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Câu 2: Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ 3. Người kể chuyện giữ vai trò dẫn dắt người đọc vào sự việc, kể các hành động, tâm trạng và nhận xét về thái độ của nhân vật ông Hai Câu 3: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai. Nỗi xấu hổ, nhục nhã và tin làng Dầu theo giặc vây lấy ông Hai. Ông mang mặc cảm của người có tội vì người dân làng theo giặc. Vì vậy, ông không bước chân ra đến ngoài, ông không còn dám khoe làng nữa. Ông thu mình lại để nghe ngóng, một đám đông súm lại ông cũng chột dạ tưởng người ta đang để ý Ông có nghe xem người ta nói gì, người ta căm ghét cái làng theo giặc đến đâu. Ông sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến chuyện ấy và cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian là ông lủi ra góc nhà. Tâm trạng ấy của ông Hai khiến ta tôn trọng ông hơn bởi có 46
  2. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I + lặng đi, tưởng như đến không thở được → khi trấn tĩnh lại ông không thể tin điều đó, mong sao chỉ là tin đồn → Nhưng họ kể rành rọt lại có tên người làng, ông không thể không tin. - Tin dữ biến thành nỗi ám ảnh day dứt, nặng nề. + Ông cúi gằm mặt xuống đất mà đi → xấu hổ + Nhìn lũ con: nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? → tủi thân - Mấy ngày sau: ông không đi đâu, sợ hãi người ta nhắc đến chuyện của mình. Khi bà chủ nhà đánh tiếng đuổi đi, ông càng đau đớn, dằn vặt. - Mâu thuẫn tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai lên đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết. Ông Hai đã dứt khoát lựa chọn: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. → Đối với người nông dân như ông Hai: tình yêu nước vẫn rộng lớn hơn, bao trùm lên tình yêu làng. * Cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con cũng chính là lời ông Hai tự nhủ với mình: Yêu làng, gắn bó với làng nhưng luôn trung thành với Bác Hồ, đặt tình yêu nước lên trên hết. -> Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của người nông dân, cho tình yêu nước, yêu làng của người dân trong kháng chiến. Đề 6: Dưới đây là một đoạn trong văn bản “Làng” của Kim Lân: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây , cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông [ ]. Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể quay về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ thì ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Câu 1. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? Câu 2.Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Trong tình huống đó, ông nghĩ: “Về bây giờ thì ra ông chịu mất hết à?”.Theo em, ông Hai nghĩ có thể sẽ “mất hết” những gì khi quay trở về làng Chợ Dầu? Câu 3. Kể tên tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả. Câu 4. Truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân Việt Nam với lòng yêu nước, yêu kháng chiến sâu sắc. Em hãy chỉ rõ. * GỢI Ý: Câu 1: Cách đặt tên truyện là “Làng” chứ không phải “Làng Chợ Dầu”: - “Làng Chợ Dầu” là danh từ riêng dùng để chỉ tên của một ngôi làng cụ thể. - “Làng” là danh từ chung dùng để chỉ mọi ngôi làng trên đất nước Việt Nam Tác giả đặt tên truyện là “Làng” vì "Làng" sẽ có tính khái quát cao hơn “Làng Chợ Dầu”. Vấn đề mà nhà văn Kim Lânkhai thác không phải chỉ là tình cảm riêng của mình nhân vật ông Hai đối với ngôi làng Chợ Dầu, mà sâu rộng hơn, tác giả còn 48
  3. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I VĂN BẢN 3: LẶNG LẼ SA PA Đề 1: Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? Câu 4: Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? * GỢI Ý: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả. Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ 3. Câu 3: -Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ là: +Nhân hoá: những cây thông - rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, những cây tử kinh - nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng - xua mây. +Ẩn dụ: nắng len tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màu tím hoa cà lên trên màu xanh của rừng. +Liệt kê: -> sự vật hiện lên sinh động, đầy sự sống và đồng thời thuhút, lôi cuốn người đọc. - Tác dụng: +Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên SaPa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống. +Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện. Câu 4: Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước". Đề 2: Cho đoạn văn sau: " Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ ” 50
  4. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 3: Xét theocâu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì? Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn. * GỢI Ý: Câu 1: Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình. - Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết ); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa). Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên. Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn. Câu 4: Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là: - “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. - “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”. Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: lung tung, hừng hực, ào ào. Đề 4: Cho đoạn văn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu cũng không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi Việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, đâu mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với nhau thế đấy." Câu 1:Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vật xưng “cháu” là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? Câu 2:Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói:“Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” Câu 3: Tìm 1 từ tượng thanh, 1 thuật ngữ trong đoạn trích trên. Câu4: Em hiểu như thế nào về cái “thèm người” mà nhân vật nói đến trong câu“Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?”Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một vài câu văn. * GỢI Ý: Câu 1: - Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long - Nhân vật xưng “cháu” là Anh thanh niên. - Anh thanh niên đang nói với bác họa sĩ Câu 2:Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” 52
  5. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kỹ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! ( )Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2015,) Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. Câu 2: Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên Câu 3: Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy * GỢI Ý: Câu 1: Phương thức Tự sự Câu 2: “Ồ”; “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” Câu 3: Phép thế (ông), phép nối (còn) Câu 4: - Phân tích: Anh con trai (CN1); trao bó hoa đã cắt cho người con gái (VN1) Cô(CN2); đỡ lấy (VN2) - Kiểu câu: Câu ghép 54