Một số câu hỏi Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1(1,0 điểm):

a. Khởi ngữ là gì?

b. Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):

- Anh ấy làm bài tập rất cẩn thận.

- Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. 

Đáp án:

a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (0,5 điểm).

b- Viết lại các câu chuyển phần in đậm thành khởi ngữ: (0,5 điểm)

+ Bài tập thì anh ấy làm rất cẩn thận.                                   

+ Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được.   

Hoặc

+ Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.       

docx 13 trang minhvi99 09/03/2023 4810
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxmot_so_cau_hoi_khoi_ngu_cac_thanh_phan_biet_lap_nghia_tuong.docx

Nội dung text: Một số câu hỏi Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý

  1. Đáp án: (1,5đ) a- Câu có chứa hàm ý trong truyện: Lời của Cải: lẽ phải con về mà +Hàm ý: Cải:Xin xét lại, con đã đưa cho thầy năm đồng, như vậy con mới là phải. Lời của Thầy Lí: Tao biết mày phải . nhưng nó lại phải bằng hai mày. + Hàm ý: Tao biết mày đưa cho tao năm đồng, đúng ra mày phải, nhưng nó đưa cho tao mười đồng nên nó phải hơn. b – Hành vi trong qúa trình xử kiện cho biết hàm ý của câu nói: - Cải vội xòe năm ngón tay - Thầy Lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt. Câu 3.(3 điểm) Cho câu văn: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích) Đáp án: HS dựa vào bài thơ, hoàn thành một đoạn văn nghị luận khoảng 9 đến 11 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ ý cho câu chủ đề đã cho, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu (gạch dưới và chú thích). * Hình thức - Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch, không có sai sót lớn về diễn đạt. - Có khởi ngữ - Có phép thế * Nội dung: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý cho câu chủ đề: Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét (hàng tre, mặt trời, dòng người vào lăng viếng Bác ) - Tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của nhà thơ đối với Bác.
  2. vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề (Lê Anh Trà – “Phong cách Hồ Chí Minh”) b. Còn chó sói, bạo chúa của cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm lét và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten chỉ là một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn. (H.Ten, “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông”) Gợi ý: a.Phép liên kết nội dung: -Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn đều tập trung thể hiện một chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới. -Liên kết logic: Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Câu 1: Khái quát chủ đề của đoạn văn Câu 2,3,4: Góp phần làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn b.Phép liên kết nội dung: -Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn đều tập trung làm rõ chủ đề: Chó Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng rất đáng thương. -Liên kết logic: Các câu văn trong đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lí Câu 1: Khái quát chủ đề của đoạn văn Câu 2,3,4: Góp phần làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn 2. Bài tập 2 a.Phân tích phép liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn văn sau: “ Không những đi ngược lại lí trí của con người mà còn đi ngược lại lí trí của tự nhiên nữa Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát hay được hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim nay của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đạt và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”. (G.G Mac-két – “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”) b. Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp dưới đây: “ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo ra những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến . Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.” (Hồ Chí Minh – “Về vấn đề giáo dục) Gợi ý: a.-Về liên kết nội dung:
  3. Dưới đây là một số đoạn văn mà các bạn học sinh viết trong bài tập làm văn của mình. Em hãy phát hiện và sửa lỗi liên kết nội dung trong các đoạn văn đó: a.Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu cây bí nói bằng quả. b. Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đến bước đường cùng, buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng con, giàu đức hi sinh. Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng con. Gợi ý: a.-Lỗi liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn không tập trung thể hiện một chủ đề chung. -Sửa lại: Thêm vào một số từ ngữ, câu văn có giá trị liên kết hoặc bỏ đi một số câu không có nội dung liên quan Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ là một cái sân nhỏ bé nhưng có nhiều loại cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. b.-Lỗi liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn sắp xếp lộn xộn, thiếu logic -Sửa lại: Sắp xếp lại theo một trình tự hợp lí hơn. Ví dụ: Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng con, giàu đức hi sinh. Phải bán con, chị như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đến bước đường cùng, buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng con. 5. Bài tập 5 Dưới đây là một số đoạn văn trong bài làm của một bạn học sinh. Em hãy phát hiện và sửa lỗi liên kết hình thức trong các đoạn văn đó: a.Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Trước tiên, họ đã sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ thứ XXI- thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường đã trở nên bức xúc và cấp thiết. b. Không thể làm được cái điều mà mình khao khát, Nhĩ đã nhờ con trai thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên bãi bồi phù sa màu mỡ. Bởi thế cho nên ở đây anh đã bắt gặp một nghịch lí. Nhưng đứa con không hiểu được ước muốn của cha. Đứa con đã thực hiện một cách miễn cưỡng. Đứa con bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn mà đứa con gặp trên đường. Dù vậy, đứa con đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Gợi ý: a.-Lỗi liên kết hình thức: + Sử dụng các từ ngữ: “nhưng”, “trước tiên”, “bởi vì” để nối các câu chưa phù hợp + Từ “đã” lặp lại nhiều lần, gây ra lỗi diễn đạt dài dòng, nặng nề.
  4. má .Với việc sử dụng phép liệt kê, so sánh, dùng nhiều động từ cùng giọng văn nhanh, gấp gáp, nhà văn khắc hoạ chân thực những hành động vội vã, cuống quýt của bé Thu trong giây phút nhận ra ông Sáu là ba. Tình yêu ba mãnh liệt luôn thường trực trong trái tim nhỏ bé giờ đây bất ngờ bùng lên mạnh mẽ trong giờ phút chia tay khiến mọi người đều xúc động, không kìm nổi nước mắt. Khi được ba vỗ về, an ủi và ngoại dỗ dành, nó mới từ từ tụt xuống, cho ba lên đường trở lại chiến khu. Qua đó, người đọc có thể thấy Thu là một cô bé ngây thơ, hồn nhiên và có tình yêu ba mãnh liệt. 7. Bài tập 7 Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi: Trong “một thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không thể hiện đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Vũ Khoan – “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”) a.Xác định chủ đề của đoạn văn trên b. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? c. Đoạn văn đề cập đến lòng đố kị như một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của cộng đồng. Bằng một đoạn văn ngắn theo cách lập luận diễn dịch, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của lòng đố kị trong cuộc sống. Gợi ý: a.Chủ đề của đoạn văn: Tính cộng đồng của người Việt Nam trong cuộc sống. b. Phép liên kết hình thức và phương thức biểu đạt chính -Phép liên kết hình thức: + Phép liên tưởng: Đoạn văn sử dụng các từ ngữ có cùng trường liên tưởng về sự đùm bọc, về sự đoàn kết: tính cộng đồng, truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau. + Phép thế: . Cụm từ “bản sắc này” ở câu 3 thay thế cho cụm từ “truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau” ở câu 2. . Cụm từ “phẩm chất cao quý ấy” ở câu 4 thay thế cho cụm từ “bản sắc này” ở câu 3 + Phép nối: Từ “nhưng” nối câu 4 với câu 3. -Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận c. Cách thức triển khai đoạn văn: Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như sau: -Về hình thức: Xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh từ 8-10 câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. -Đảm bảo cấu trúc đoạn văn diễn dịch.