Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Các phương châm hội thoại:Nắm vững khái niệmcác PCHT, hiểu và xác định được các phương châm hội thoại .(Chú ý mối liên quan giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.)

          *Các phương châm hội thoại đã học: PC về lượng, về chất, cách thức, quan hệ, lịch sự.

          - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

          - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

          - Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ.

          - Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

          - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

docx 34 trang minhvi99 09/03/2023 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

  1. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai,Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc) a) Dùng câu trên làm lời dẫn trực tiếp để viết tiếp vào chỗ có dấu ba chấm / / trong câu sau : - Trong bài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Giáo sư Đặng Thai Mai viết / / b) Dùng câu trên làm lời dẫn gián tiếp để viết tiếp vào chỗ có dấu ba châm / / trong câu sau : Trong bài Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Giáo sư Đặng Thai Mai viết / / Gợi ý: - Chú ý: cách dùng dấu câu khi tạo ra lời dẫn trực tiếp và cách dùng từ đệm rằng khi tạo ra lời dẫn gián tiếp. 5. Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện hai nhiệm vụ nêu ở bên dưới : Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại : Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệvà phát triển của trẻ em, trong Ngữ văn 9, tập một) a) Trong đoạn trích trên, phần nào là nội dung lời kêu gọi ? b) Viết một câu như trong thư gửi bạn, trong đó dùng phần nội dung lời kêu gọi trên đây làm lời dẫn gián tiếp. Gợi ý: Tham khảo hướng dẫn ở Gợi ý làm bài của bài tập 4 trên đây : 18
  2. - anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới. + Từ biển trong câu (3) là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. Câu 2: Cho đoạn thơ sau: Buồn trông của bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ấm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) - Trong những từ in đậm trên, từ nào được dùng vói nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Việc sử dụng nghĩa chuyển ở những từ ấy đem đến hiệu quả gì cho đoạn thơ? Gợi ý: - Những từ được dùng với nghĩa gốc: hoa. - Những từ được dùng vói nghĩa chuyển: cửa, cánh, ngọn, chân. - Việc sử dụng những từ với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ đã làm tăng hiệu quả diễn đạt cho đoạn thơ. Thể hiện sự giàu đẹp và tính đa nghĩa của từ vựng tiếng Việt. Câu 4: Đọc các ví dụ sau: a) Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du) 20
  3. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Gợi ý: - Từ chân trong câu (a) được dùng với nghĩa gốc. - Từ chân trong câu (b) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. - Từ chân trong câu (c) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. - Từ chân trong câu (d) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 6: Có cách định nghĩa từ trà như sau: - Trà: búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha nước uống (pha trà, uống trà, trà ngon, hết tuần trà, ) - Hãy so sánh với nghĩa của từ trà trong các trường hợp: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng), - Trong các trường hợp trên, nghĩa của từ trà được chuyển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? Hướng dẫn giải: - Cách dùng của từ trà trong: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) là cách dùng với nghĩa chuyển (ẩn dụ), chứ không phải với nghĩa gốc như đã giải thích. - Trà trong những cách dùng trên có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, dược chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. Câu 7: Đọc 2 câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) 22
  4. C) Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Câu 10: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ : vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ sau: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí – chính Hữu) 4. Thuật ngữ: Câu 1: Điền các thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. a) / / là một phản ứng có toả nhiệt và phát ra ánh súng. b) / / là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. c) / / là thiên thể nóng súng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sủng vù sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. d) / / là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa. e) / / là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch . 24
  5. - phong kế, am-pe kế, ẩm kế, phong trào cách mạng, giống thuần chủng, cốt truyện, biến trở, phương trình, đường phân giác, từ láy, chiến lược, hoán dụ, đất, biến dị, thành ngữ, nhiệt dung riêng, bức xạ mặt trời, ngữ âm, đấu tranh tự phát, phong hoá, hiệu điện thế, nguyên tử khối Gợi ý: STT Lĩnh vực Thuật ngữ khoa học 1 Ngữ văn cốt truyện, từ láy 2 Sinh học cốt truyện, từ láy 3 Vật lý ampe kế, biến trở, 4 Hóa học nguyên tử khối 5 Lịch sử phong trào cách mạng, chiến lược, 6 Toán học phương trình, đường phân giác 7 Địa lý phong kế, ẩm kế, Câu 3: Cần tìm hiểu nghĩa của từ mây trong từng trường hợp sử dụng. Chú ý phân biệtTừ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào được dùng như một từ thông thường? a) Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du) b) Mây: trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung. c) Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi. (Đoàn Văn Cừ) d) Hôm nay trời nhiều mây. Hướng dẫn giải: a) Từ mây là từ thông thường (mang tính nghệ thuật). b) Từ mây là thuật ngữ. c), d Từ mây là từ thông thường. 26
  6. Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. Gợi ý: a) Thành ngữ bảy nổi ba chìm: vừa tả thực việc luộc bánh trôi vừa làm nổi bật ấn tượng về cuộc sống bấp bênh, vất vả, thân phận chìm nổi của em – tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. b) Thành ngữ kẻ cắp bà già: ý nói người khôn ngoan, ghê gớm lại gặp phải đối thủ khôn ngoan, ghê gớm hơn. Đây là lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh về cuộc gặp sắp tới giữa nàng và Hoạn Thư. -Thành ngữ kiến bò miệng chén: chỉ tình trạng quanh quẩn, bế tắc, không lối thoát của chàng Thúc, cũng là tình cảnh trớ trêu trong tình duyên của chàng với Kiều. - Những thành ngữ này đã thể hiện một cách hàm súc tình cảnh hiện tại của Kiều và Thúc Sinh trong mối quan hệ với Hoạn Thư. Kiều đã nhại lại cách nói của Hoạn Thư và tiên liệu vể cuộc gặp sắp tới giữa nàng và người đàn bà ghê gớm đó. (Nguyễn Du) Câu 3: Các từ in đậm sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển, hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ đó. a) Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ. Vai mẹ gầy nhấp nhố làm gối. (Nguyễn Khoa Điềm) b) Áo anh rách vai. (Chính Hữu) c) Cái kiềng đun hằng ngày, Ba chân xoè trong lửa. (Vũ Quần Phương) Gợi ý: 28
  7. - Từ cày trong câu Cày đồng đang buổi ban trưa là động từ chỉ hoạt động xúc và lật đất lên bằng một nông cụ trong sản xuất nông nghiệp. - Từ cày trong câu Vai vác cúi cày, tay dắt con trâu là danh từ, gọi tên một nông cụ lao động. Câu 6: Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng ttong bài thơ sau. Phân tích sự độc đáo trong việc dùng trường từ vựng của tác giả. Áo đỏ Áo đỏ em đi giữa phô đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không? (Vũ Quần Phương) Gợi ý: Bài thơ có hai trường từ vựng: - Trường từ vựng “màu sắc”: đỏ, xanh, hồng. - Trường từ vựng “lửa”: đỏ, ánh, lửa, cháy, tro. Tuy thuộc hai trường từ vựng khác nhau nhưng các từ ngữ thuộc hai trường này có mối liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau theo quan hệ tác động, nhân – quả. Trong đó màu đỏ (áo em – em) là trung tâm, làm cây chuyển từ sắc xanh sang sắc hổng, làm lửa cháy trong bao mắt, làm anh đứng thành tro. Cách dùng trường từ vựng độc đáo đó đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt của chàng trai trước áo đỏ – cô gái anh bất ngờ gặp trên đường đời. Câu 7: Các từ rừng phòng hộ, thị trưởng tiền tệ là những từ được tạo ra theo cách nào? Nêu một số ví dụ khác theo cách phát triển từ ngữ đó. Gợi ý: Các từ rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ được tạo ra theo cách tạo thêm từ ngữ mới. Có thể tạo thêm các từ ngữ khác theo mô hình: 30
  8. (Viễn Phương) Câu 12: Phân tích giá trị biểu đạt của các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. (Huy Cận) Gợi ý: Hai câu thơ dùng phép so sánh và nhân hoá để miêu tả cảnh không gian vũ trụ đang chuyển về đêm. Nhờ các phép tu từ này, vũ trụ đã hiện lên như một ngôi nhà lớn vừa thân thuộc, ấm cúng vừa kì vĩ, tráng lệ trong đó màn đêm là cánh cửa, sóng là then cài. Câu 13: Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn thơ sau: Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Huy Cận) Gợi ý: Đây là khổ thơ diễn tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động vất vả. Tác giả đã sử dụng phép nhân hoá để tả cảnh mặt trời đang vươn dậy trong ánh sáng của một ngày mới và loạt hình ảnh phóng đại, khoa trương: câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, mắt cá huy hoàng muôn dặm vừa gợi lên hình ảnh kì vĩ của đoàn thuyền đánh cá, vừa tô đậm ấn tượng về thành quả lao động và biểu hiện khí thế hào hứng, say mê, tràn đầy tin tưởng của người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, xây dựng đất nước. Câu 14: Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong các trường hợp sau : 32
  9. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!” i) Ngắm Trăng – Hồ Chí Minh Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 34