Nội dung ôn tập nghỉ dịch Toán và Tiếng Việt Lớp 4

Câu 1. Vì sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?

a- Vì đó là mùa tác giả được nghỉ hè, chơi thả diều

b- Vì đó là mùa tác giả được về quê và chơi thả diều

c- Vì đó là mùa của cánh diều gợi khát vọng tuổi thơ

Câu 2. Cảnh thả diều của trẻ em được miêu tả bằng hình ảnh nào?

- Ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ

b- Đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng

c- Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ

Câu 3. Dòng nào dưới đây trực tiếp miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều?

a- Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi.

b- Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè

c- Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã.

Câu 4. Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả “sững người” ?

a- Vì đó là âm thanh gợi nhớ đến mùa hạ vui chơi của tuổi trẻ

b- Vì đó là âm thanh gợi ra không khí yên bình của đồng quê

c- Vì đó là âm thanh gợi ra kí ức tuổi thơ in dấu suốt cuộc đời.

docx 17 trang minhvi99 07/03/2023 6080
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập nghỉ dịch Toán và Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_nghi_dich_toan_va_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập nghỉ dịch Toán và Tiếng Việt Lớp 4

  1. I- Bài tập về đọc hiểu Tiếng sáo diều Không biết từ bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ. Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tối được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ. Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu. Nhưng tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức. Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy Ôi, sáo diều có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này. (Nguyễn Anh Tuấn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vì sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả? a- Vì đó là mùa tác giả được nghỉ hè, chơi thả diều b- Vì đó là mùa tác giả được về quê và chơi thả diều c- Vì đó là mùa của cánh diều gợi khát vọng tuổi thơ Câu 2. Cảnh thả diều của trẻ em được miêu tả bằng hình ảnh nào? - Ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ b- Đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng c- Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ 2
  2. (Là quả .) Câu 2. Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải : a) . Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, dùng bạt hoặc vải làm mái che. b) . Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi c) . Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải bông . Câu 3. Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp: Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi: - Ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không? - Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp. Việt hỏi tiếp: - Chúng em phải chuẩn bị gì không? - Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé! Minh tiếp lời cô giáo : - Thưa cô, mấy giờ lớp ta bắt đầu tập ạ? (Viết lại câu hỏi cho phù hợp): Câu 4: Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết bài văn tả một cánh diều mà em nhớ nhất 4
  3. a) 19832 : 37 + 19464 b) 325512 : 33 – 7856 . TIẾNG VIỆT Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Kéo co”. (Vở Tiếng Việt) Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm các từ ngữ: a) Chỉ đồ chơi thường được các bạn gái ưa thích: . b) Chỉ trò chơi thường được các bạn gái ưa thích: c) Chỉ đồ chơi thường được các bạn trai ưa thích: . b) Chỉ trò chơi thường được các bạn trai ưa thích: e) Chỉ trò chơi thường được cả bạn trai và bạn gái cùng ưa thích: Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước từ chỉ trò chơi có hại: a. Múa sư tử, múa lân e. Nhảy ngựa b. Bắn súng cao su f. Bịt mắt bắt dê c. Kéo co g. Bắn súng phun nước hoặc súng phát ra lửa d. Thả diều h. Thi trượt trên lan can cầu thang Bài 3: Cho đoạn thơ miêu tả trò chơi đá cầu của các bạn nhỏ: Anh nhìn cho tinh mắt Trong nắng vàng tươi mát Tôi đá thật dẻo chân Cùng chơi cho khoẻ người Cho cầu bay trên sân Tiếng cười xen tiếng hát Đừng để rơi xuống đất Chơi vui học càng vui 6
  4. Cây bút chì dài khoảng một gang tay, sơn màu trắng kẻ sọc xanh lơ đều đặn. Dọc theo thân bút có khắc hàng chữ màu đen ánh nhũ vàng: Bến Nghé. Đấy là tên cơ sở sản xuất của cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ màu nâu nhạt. Cây bút chì giống như chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu, còn đầu kia to hơn, đường kính dài khoảng gần một ô vở. Phía trên cây bút gắn sẵn một cục tẩy màu hồng nhỏ xíu. Bao quanh cục tẩy là một mảnh đồng vàng óng. Em đã dùng cây bút của bạn Ngân để ghi bài học. Dùng xong em trao trả lại bạn mà không quên lời cảm ơn. Cây bút chì của Ngân đã giúp em hoàn thành bài hôm đó. Nó giúp em hiểu thêm tính cẩn thận của Ngân và tình bạn của bạn đối với em : a) Xác định đoạn: Đánh số vào 1 trước đoạn mở bài, đánh số 2 trước đoạn thân bài, đánh số 3 trước đoạn kết bài. b) Nêu cách viết : - Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp): - Nội dung đoạn mở bài: . - Kết bài: (mở rộng hay không mở rộng): - Nội dung đoạn kết bài: . 8
  5. Trò chơi học tập Trò chơi giải trí b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đòi hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích: Thử thách, c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực: Nản lòng, Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau: a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích. c) Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó: a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. Ở đâu? b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. Thế nào? c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Làm gì? d) Người yêu em nhất chính là mẹ e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. Là ai 10
  6. Thứ bảy ngày 20 tháng 2 năm 2021 Toán Câu 1. Đặt tính rồi tính: a) 47530 : 214 b) 89350 : 431 c) 72911 : 317 Câu 2. Một đội sản xuất của Nông trường nhập về 576 bao ngô giống. Mỗi bao có 30kg ngô. Người ta chia đều cho 384 gia đình để trồng ngô vào vụ tới. Hỏi mỗi gia đình nhận được bao nhiêu ki-lô-gam ngô giống? Bài giải Câu 3. Trại chăn nuôi có tất cả 1925 con gà và vịt. Trong đó số gà nhiều hơn số vịt là 253 con. Hỏi trại chăn nuôi đó có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con vịt? Bài giải Câu 4. Tìm x biết: X x 125 = 656250 : 25 Tiếng việt Bài tập về đọc hiểu Thả diều 12
  7. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn: Câu 1. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: Sông (1) uốn khúc giữa (2) rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) lánh thì mặt (4) gợn sóng,(5) linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6) ra sông hóng mát. Trong sự yên (7) .của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8) . (Theo Dương Vũ Tuấn Anh) (Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng ) 2. a) Gạch dưới những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau: (1)Khi biết bà đi chợ, tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu của bà loan tin cho nhau rất nhanh. (2) Thế là, sáng hôm ấy, dù làm gì thì cỡ chín, mười giờ, chúng tôi cũng về đông đủ ở ngõ nhà. (3) Trong khi chờ đợi, chúng tôi đánh khăng, chơi khăng, , chơi quay. (4) Khi thấy bà về, chúng tôi bỏ ngay con khăng, chạy ùa ra túm lấy áo bà. (5) Chúng tôi giậm chân, vỗ tay kéo về sân nhà. (6) Bà tôi từ từ hạ thúng xuống. (7) Ôi, một chiếc bánh đa vừng to như cái vỉ nằm ở trên cùng. (8) Bà tôi bẻ ra từng mẩu bằng bàn tay chia cho từng đứa một. (9) Chúng tôi ăn rau ráu. (10) Bánh đa giòn quá, có vị bùi của vừng, có vị ngọt của mật. (11) Bà ngồi nhìn các cháu ăn ngon lành, cười sung sướng. (Theo M. Hùng) b) Chọn 3 câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên và ghi chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vào bảng: Chủ ngữ Vị ngữ Trả lời cho câu hỏi: Trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Ai (cái gì, con gì)? M: (1) tất cả chúng tôi, sáu, bảy đứa cháu loan tin cho nhau rất nhanh của bà . . 14
  8. Câu 5. Cho các số: 3578; 4290; 10235; 729180; 54279; 6549 a) Tìm trong đó các số chia hết cho 2 b) Tìm trong đó các số chia hết cho 3 c) Tìm trong đó các số chia hết cho cả 2 và 5 d) Tìm trong đó các số chia hết cho 2; 5 và 9 Câu 6. Lan có một số kẹo ít hơn 40 nhưng nhiều hơn 20. Nếu Lan chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Lan có bao nhiêu kẹo ? Câu 7. Cho các chữ số: 9; 0; 5; 2 a) Viết tất cả các chữ số có 4 chữ số mà mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần ở mỗi số b) Trong các số vừa viết số nào chia hết cho 2; số nào chia hết cho 5; số nào chia hết cho cả 2 và 5? Tiếng Việt Chép lại đoạn 1 (5dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở Tiếng Việt) Bài 1: Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau: a. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. b. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm. d. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả. Bài 2:Nối từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành các câu kể: Ai làm gì? 16