Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả: - Tên thật: Nguyễn Sen

- Sinh năm: 1920

 - Quê: Hà Nội. 

- Ông viết nhiều truyện cho thiếu nhi, viết về đề tài miền núi và Hà Nội rất thành công như: Võ sĩ bọ ngựa, Chim cu gáy, Vợ chồng A Phủ...

2. Văn bản: 

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện “ DMPLK” in lần đầu vào năm 1941, gồm 10 chương.

  - Đoạn trích do người biên soạn SGK đặt

  - Trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả.

c. Bố cục: Bố cục 2 phần:

  + P1: Từ đầu …….. thiên hạ: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn

  + Phần 2: Đoạn còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên.

d. Tóm tắt: Dế Mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được cha mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế Mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cạu trêu trọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dề Mèn đã trêu trọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu trọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. 

docx 19 trang minhvi99 04/03/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_6_tuan_1.docx

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1

  1. + Độc đáo : chợ họp trên sông như khu phố nổi (thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực). + Chợ bày bán đủ mọi loại mặt hàng. + Người mua kẻ bán thuộc nhiều dân tộc ; tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng, Nhận xét: Đây là một sinh hoạt độc đáo, mang bản sắc riêng của mảnh đất này. Qua đó ta thấy được tình yêu, sự am hiểu và gắn bó của tác giả với miền đất Cà Mau. Đoạn văn tham khảo: Văn bản “ Sông nước Cà Mau” của tác giả Đoàn Giỏi đã rất thành công khi miêu tả cuộc sống con người nơi đây. Cuộc sống của con người ở nơi đây rất tấp nập, sầm uất và đông vui, được tái hiện qua hình ảnh chợ Năm Căn. Chợ Năm Căn hiện ra thật độc đáo. Chợ họp trên sông như khu phố nổi (thuyền bè san sát, những đống gỗ cao như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực). Chợ bày bán đủ mọi loại mặt hàng. Người mua kẻ bán thuộc nhiều dân tộc ; tiếng nói, màu sắc quần áo người bán hàng, Đây là một sinh hoạt độc đáo, mang bản sắc riêng của mảnh đất này. Qua đó ta thấy được tình yêu, sự am hiểu và gắn bó của tác giả với miền đất Cà Mau. * Từ láy: nhộn nhịp, tấp nập Bài 3 : BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI( TẠ DUY ANH) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - Tạ Duy Anh sinh 1959, quê: Chương Mĩ - Hà Nội. - Tạ Duy Anh là 1 cây bút xuất sắc của VHVN thời kỳ đổi mới. 1 số truyện của ông đã được dựng thành phim TH như : "Bước qua lời nguyền " VB "Bức tranh " là 1 truyện ngắn hiện đại có sự lồng ghép 2 cốt truyện nhỏ: Cốt truyện về người em và cốt truyện về người anh. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn đoạt giải nhì cuộc thi "Tương lai vẫy gọi" do báo TNTP tổ chức. b. Ngôi kể: ngôi thứ nhất -> Ngôi thứ nhất, cho phép tác giả miêu tả một cách tự nhiên bằng lời kể của chính nhân vật. ý nghĩa truyện được thể hiện chân thành, đáng tin cậy. Nhân vật cô em gái qua cái nhìn của người anh cũng hiện lên đầy đủ hơn c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả d. Bố cục: - P1: từ đầu đến “vui vẻ lắm”-> Tâm trạng của người anh trước khi tài năng của em được phát hiện P2: Tiếp đến “ với cháu” -> Tâm trạng của người anh khi tài năng của em gái được phát hiện
  2. Câu 5: Viết đoạn văn khoảng từ 7 đến 10 câu , nêu cảm nhận của em về nhân vật “nó” trong văn bản em vừa tìm. Trong đoạn văn có sử dụng 2 phó từ (gạch chân phó từ đó) Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản:”Bức tranh của em gái tôi” -Tác giả:Tạ Duy Anh Câu 2: * Nhân vật chính: hai anh em, nhân vật trung tâm: người anh. Vì - Người anh (Thể hiện chủ đề, ý nghĩa truyện). - Cô em gái (Đối tượng quan sát, nói đến trong truyện qua lời kể của người anh) Câu 3: -> Ngạc nhiên, xem đó là trò trẻ con -> Không mấy quan tâm.Thái độ vô tâm ngoài cuộc. Câu 4: Ngôi kể: ngôi thứ nhất -> Ngôi thứ nhất, cho phép tác giả miêu tả một cách tự nhiên bằng lời kể của chính nhân vật. ý nghĩa truyện được thể hiện chân thành, đáng tin cậy. Nhân vật cô em gái qua cái nhìn của người anh cũng hiện lên đầy đủ hơn. Câu 5: Hướng dẫn viết: * Mở đoạn( 1 câu): Nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi " của tá giả Tạ Duy Anh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. * Thân đoạn:( khoảng 5- 6 câu) - Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. - Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. - Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt. - Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ. - Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. - Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải. * Kết đoạn: ( 1 câu) Tóm lại, Kiều Phương có những chẩm chất đáng quý mà mỗi chúng ta cần học tập. Bài 4: VƯỢT THÁC( VÕ QUẢNG) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả - Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam - Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác
  3. Câu 4. Em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp của vùng ven sông? Câu 5. Câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước ”đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó? Gợi ý: Câu 1.Đoạn văn thuộc văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng Xuất xứ:Nằm ở chương XI của TP"Quê nội" xuất bản năm 1974 và cũng là 1 trong các tác phẩm thành công nhất của tác giả Võ Quảng. Câu 2: - Đoạn văn tả cảnh dòng sông Thu Bồn ở vùng ngoại ô. Câu 3. - Đoạn văn cho biết vị trí quan sát của người miêu tả ở từ trên dòng sông Thu Bồn nhìn xuống. Câu 4: Em cảm nhận được vẻ đẹp của vùng ven sông: - Con sông rộng hơn ngàn thước. - Nước đổ ầm ầm,cá nước thì bơi hàng đàn,rừng nước thì đỉnh lên cao ngất sương mù khói phủ. ->Cảnh sắc mênh mông,hùng vĩ, lãng mạng, du dương. Câu 5. - Đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa " - Hiệu quả diễn đạt: + Làm cho sự vật trở nên có hồn như con người + Thể hiện vẻ đẹp mới lạ,độc đáo của vùng ven sông. Đọc hai đoạn văn tả con sông Thu Bồn của nhà văn Võ Quảng rồi trả lời câu hỏi: “ Nó vung vẩy, nhảy nhót, chốc chốc lại chơi trò nhào lộn. Những con sóng lực lưỡng, quất thẳng vào vách đá. Chúng nhảy chồm lên, tung bọt, gào rống, rồi kéo nhau vụt chạy. Con sông Thu Bồn tả xung hữu đột ra khỏi phường Rạch mới thở phào, xả hơi, bước những bước khoan thai, lượn giữa những ngàn dâu và bãi dâu xanh xuống Hòn Phước, dang đôi tay ôm vào lòng thơm đất Gò Nổi”. Cảm nhận của em về cái hay trong cách dùng từ, đặt câu và việc sử dụng biện pháp tu từ của nhà văn Võ Quảng trong hai đoạn văn trên. Cách dùng từ ngữ : + Đoạn văn 1 : Dùng nhiều động từ, cụm động từ mạnh : vung vẩy, nhảy nhót, chơi trò nhào lộn, quất, nhẩy chồm, tung bọt, gào rống, kéo, vụt chạy. + Đoạn văn 2 : Dùng nhiều động từ, cụm động từ nhẹ nhàng, khoan thai : ra, thở phào, xả hơi, bước khoan thai, lượn, dang tay, ôm. Đặt câu : + Đoạn văn 1 : Các câu văn ngắn, có nhiều vị ngữ nối tiếp nhau tạo nhịp
  4. Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Vượt thác " của tác giả Võ Quảng Câu 2: - Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 - Người kể giấu mình gọi tên nhân vật bằng chính tên gọi của họ Câu 3: Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ. Câu 4: * Chỉ ra được biện pháp tu từ : So sánh - Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc - Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ * Phân tích giá trị nghệ thuật - So sánh những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt nhằm khắc hoạ sự nhanh nhen dứt khoát của con người khi vượt thác. - So sánh Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc nhằm khắc hoạ con người gân guốc, vững trãi đủ sức để vượt thác. - So sánh Dượng Hương Thư với cặp mắt nảy lửa giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ nhằm khắc hoạ tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. - So sánh nhân vật lúc vượt thác với lúc ở nhà nhằm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. => Đây chính là vẻ đẹp của con người lao động: Vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng, làm chủ thiên nhiên. => Các phép so sánh trên đã thể hiện được vốn hiểu biết phong phú, khả năng quan sát, ngòi bút miêu tả vô cùng sống động, tinh tế, thái độ tình cảm của tác giả đối với nhân vật là yêu mến ngợi ca nhân vật. Câu 5: * Mở đoạn( 1 câu) Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . * * Thân đoạn: - Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. - Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. "
  5. h. Giá trị nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ” i . Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” : - Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng. - Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc. I. LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới: "Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi" (Ngữ văn 6 - Tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản trên là ai? Câu 2: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? Câu 3: Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 4: Câu văn: " bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " đã sử dụng phép tu từ nào? (0,25) Câu 5: Em hiểu như thế nào về lời nói " bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " Câu 6: Ý nghĩa nhan đề của văn bản?