Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn biểu cảm

         Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu bộc lộ tình cảm, thái độ đối với thế giới xung quanh. Một sự vật, một phong cảnh, một con người, một buổi biểu diễn nghệ thuật, một bài thơ, một cuốn sách, ...đều khơi gợi những tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người tiếp xúc. Khi chúng ta thể hiện tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của mình đối với các đối tượng ấy trên trang giấy, chính là lúc ta đã tạo ra văn biểu cảm

Những câu ca dao trong văn học dân gian như: Chiều chiều ra đứng ngõ  sau – Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều; đường vô xứ Huế quanh quanh – non xanh nước biếc như tranh họa đồ - Ai vô xứ Huế thì vô, ...; những bài thơ trong văn học viết như Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh; những bài tùy bút giàu chất thơ của Thạch Lam, Minh Vương, Vĩ Bằng, ... đều được coi là văn biểu cảm. Nói cách khác, văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình. Những bài thơ do các em làm khi tập làm thơ, các bài văn phát biểu cảm nghĩ trong nhà trường, ...đều là văn biểu cảm

docx 36 trang minhvi99 11/03/2023 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_van_bieu_cam.docx

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn biểu cảm

  1. - Tre là loài cây có rất nhiều đặc điểm đáng quý: dẻo dai, sức sống mãnh liệt, đonà kết, ngay thẳng, bất khuất, - Tre là loài cây có nhiều công dụng đối với cuộc sống của con người. - Em rất yêu thích những cây tre của làng quê Việt Nam vì những đặc điểm đáng quý của tre tượng trưng cho những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam. 2, Thân bài a, Em yêu thích tre vì tre có nhiều đặc điểm đáng quý. • Tre dẻo dai, có sức sống mãnh liệt. - Tre có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau: ‘Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu” Nguyễn Duy - Tre có thể sống trong những vùng miền có khí hậu khác nhau. Cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có tre và ở miền nào tre cũng xanh tốt. - Tre sinh sôi nảy nở rất nhanh. Từ mầm măng mọc thẳng, tre phát triển thành bụi, thành khóm, thành lũy Chẳng may gió bão làm tre gầy thì những mầm măng lại mọc lên những cây tre mạnh mẽ vươn lên trời cao. Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững vàng. • Tre siêng năng, cần cù - Em yêu quý tre bởi dẫu cho đất có khô cằn, có sỏi đá, có vôi bạc màu thì tre vẫn sống mạnh mẽ. Rễ tre siêng năng cần mẫn hút từng chút chất màu để nuôi cây. “Rễ siêng không quản đất nghèo Cây bao nhiêu dễ bấy nhiêu cần cù”
  2. - Với những que chắt chuyền được làm từ tre, tuổi thơ vui vầy bên nhau cùng bạn bè. - Chiều chiều, trên cánh đồng làng hoặc trên bờ đê, trẻ thơ hò hét vui đùa với những chiếc diều được làm bằng tre đang vi vu vi vút trên trời cao. - Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày: + Măng tre là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt Nam. + những chiếc giường nằm của người nông dân được làm bằng tre. + Những cối xay thóc được làm bằng tre + Những đôi đũa được làm bằng tre. + Những que tăm được làm bằng tre. + Những nồi nước xông thơm thơm nồng nồng được nấu bằng những thứ lá quen thuộc trong đó có tre. + Những chiếc gùi của các bà, các chị vùng cao đưcọ đan bằng tre. + Những ống tre đựng nước giúp ta vượt qua cơn khát trong khi vượt rừng. - Bóng tre trumg mát rượi làng, bản, xóm, thôn, giúp người dân VIệt Nam gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. - Dưới bóng tre xanh, thấp thoáng mái chùa cổ kính. - Lũy re xanh như những người lính đứng bên lăng Bác để canh giấc ngủ cho người. • Tre có mặt trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam. - Trong lịch sử dân tộc, Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu, đại diện cho khí phách Việt Nam. Mới ba tuổi đã xin được đi đánh giặc. Khi gậy sắt gẫy, Gióng đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí tiêu diệt quân thù. - Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
  3. Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái ) - Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc. - Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um - Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng - Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài. - Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim. - Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác - Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ? - Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa. - Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa. Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người: - Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi. - Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng - Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
  4. (di tích lịch sử, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, ) a,Yêu cầu - Chọn một cảnh đẹp của quê hương để viết bài văn biểu cảm - Qua bài văn, bộc lộ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với quê hương. Đồng thời khơi gợi được sự đồng cảm của người đọc - Biết cách lập ý và diễn tả cảm xúc một cách tự nhiên b, Gợi ý - Nên chọn một cảnh gần gũi, thân quen như dòng sông, cánh đồng, con đường, hoặc danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà mình hiểu, có rung cảm - Trước khi làm bài, cần quan sát để nhận ra nét đặc biệt của cảnh; cần đọc các bài viết về cảnh, hoặc hỏi người lớn để biết những điều có liên quan đến cảnh; từ đó có những suy ngẫm riêng - Nên vận dụng các cách biểu cảm trực tiếp, gián tiếp - Có thể lập ý bằng cách hồi tưởng quá khứ, suy ngẫm tương lai, c, Lập dàn ý: Mở bài: - Giới thiệu cảnh đẹp và cảm nghĩ chung về cảnh - Chú ý chọn thời gian, thơi tiết, hoặc một tình huống dễ gợi cảm xúc để bài viết tự nhiên Thân bài: (Có thể lập ý theo cách: hiện tại – hồi tưởng quá khứ - hướng về tương lai) Cảm xúc về cảnh trong hiện tại - Kết hợp miêu tả với biểu cảm, gợi ngườ đọc hình dung toàn cảnh - Diễn tả cảm xúc về một vài chi tiết, nét riêng của cảnh ( Cảm xúc chủ đạo ở phần này là yêu thích cảnh) Hồi tưởng quá khứ
  5. Cảm xúc về cảnh vật lúc trăng lên - Em yêu nhất là lúc trăng lên. Trăng bắt đầu lên cao, thỉnh thoảng lại náu mình vào những đám mây trắng, mảnh mai trôi trên bầu trời. Trăng lên cao, trăng tròn vành vạnh treo lơ lửng ở trên nền trời đêm. Ánh trăng soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Trăng trải vàng trên đường làng, trăng dát bạc trên mặt nước. Trăng sáng lên trong sân mọi nhà. Trong đêm thu cũng là một đêm trăng đặc biệt. Dưới ánh trăng, từng đoàn trẻ con nối đuôi nhau rước đèn trên đường làng. Hàng trăm ngọn nến lung linh đèn ông sao nhiều màu sắc trông thật vui mắt xen lẫn tiếng hát và tiếng trống, chúng em rước đèn ra tít đình làng tại đây em được phá cỗ trung thu, được nghe kể chuyện. Dưới ánh trăng mâm cỗ như được bừng sang hơn bao giờ hết. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ. + Khi đêm đã về khuya - Đêm đã về khuya vầng trăng càng nhô cao hơn, xa hơn. Cuộc vui đã tàn, chúng em ai về nhà nấy trả lại sự yên tĩnh cho xóm làng, chỉ có ánh trăng là vẫn sáng. Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp giống như một bức tranh thơ mộng Kết bài: Cảm xúc chung về cảnh đẹp đêm trăng. Đêm đã khuya hơn vầng trăng càng lên cao dường như cây thu nhỏ lại. Giờ đây chỉ còn vầng trăng cũng những làn gió lao xao phía khu vườn. Em chìm vào giấc ngủ thấm đẫm ánh trăng sao. Đề: Cảm nghĩ về cảnh đẹp quê hương ( hình ảnh dòng sông) Dàn bài: 1, Mở bài: Giới thiệu dòng sông. Ví dụ: Tuổi thơ em đã gắn bó với rất nhiều cảnh đẹp như cánh đồng lúa chín thẳng cánh cò bay, lũy tre xanh rì rào, những mái đình, mái chùa cổ kính Nhưng em yêu hơn cả là dòng sông quê em.
  6. Lập dàn bài: 1. Mở bài : Học sinh phải giới thiệu khái quát ấn tượng của mình về sách. Ví dụ: Tình huống để tạo cảm xúc: Đến thư viện đọc sách hoặc mình bắt gặp một quyển sách hay và hấp dẫn. Trong sự trưởng thành của mỗi con người, chắc hẳn sẽ không thể thiếu sách, vở. Ai cũng vậy, mỗi người có một loại sách mà mình yêu thích, yêu quý nhất. Riêng tôi, tôi cũng yêu sách, yêu loại sách nói về tự nhiên và xã hội. Trong một lần đến thư viện, tôi đã vô tình gặp lại quyển sách mà tôi đã đọc trong lần trước đến thư viện này. Sách không chỉ để chúng ta đọc giải trí mà còn giúp ta hiểu biết về thế giới xung quanh con người, thiên nhiên và xã hội. 2. Thân bài: - Có thể liên hệ hiện tại đến tương lai hoặc tưởng tượng tình huống để làm rõ vai trò của sách. Ví dụ: Mai đây sách điện tử, cả thư viện khổng lồ được thu gọn trong một đĩa tiện lợi biết bao. Những cái cảm giác vui khi lần dở từng trang sách , cảm nhận gần gũi của mắt sẽ mất đi , mất sự thú vị. Từ sách viết trên thẻ trúc đến sách điện tử là bước tiến của loài người, ta khẳng định xã hội con người không thể thiếu sách. - Suy ngẫm về vai trò của sách + Sách giáo khoa như một người bạn thân thiết của học sinh. Là người bạn không thể thiếu trong mỗi buổi học, là người bạn đồng hành trên con đường tới trường. + Sách giáo khoa của từng môn học mang đến cho học sinh những kiến thức cơ bản của mỗi môn học. Sách văn học mở ra những chân trời cảm xúc mới nâng cao vốn sống hiểu biết.
  7. Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết, sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình. Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức. Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ. Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé! . Đề bài: Nói về ý nghĩa của lời ru nhà thơ Nguyễn Duy viết: Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lười mẹ ru Từ lời thơ trên em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về vai trò của lời ru đối với cuộc đời mỗi người. Gợi ý: 1, Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn hai câu thơ. Ví dụ: Từ thuở lọt lòng, chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe những lười hát ru ngọt ngào, đầm ấm của bà của mẹ. Lời ru có vai trò rất quan trọng
  8. - Luận điểm 1 là nội dung thứ nhất của văn bản. sau khi giới thiệu nội dung chính dùng một câu bộc lộ cảm xúc. - Lần lượt triển khai phân tích nội dung kết hợp với nghệ thuật của đoạn thơ, đoạn văn Lưu ý: với những bài thơ nguyên tác chữ Hán phải trích thơ phần phiên âm - Phân tích xong một đoạn phải khái quát lại ND, NT và cảm nghĩ của em sau khi đọc xong đoạn đó. - Lần lượt triển khai phân tích kết hợp với cảm nghĩ cho đến hết bài. 3. Kết bài - Khái quát lại giá trị ND, NT toàn bài. - Khẳng định tình cảm, liên hệ mở rộng. ( CÁC ĐỀ BÀI ĐÃ CÓ TRONG CÁC VĂN BẢN)