Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Đọc hiểu văn bản

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ bắt đầu bằng câu:

Mọc giữa dòng sông xanh

Câu 1: Chép chính xác 5 câu để hoàn thiện đoạn thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?

Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.

Câu 4: Đoạn thơ vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 10 -> 12 câu với chủ đề: Khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

 

docx 46 trang minhvi99 09/03/2023 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Đọc hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_phan_doc_hieu_van_ban.docx

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Đọc hiểu văn bản

  1. 36 Câu 2: Qua đoạn trích, em thấy cuộc sống người đồng mình hiện lên: + Lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. + Cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, nhưng họ dũng cảm đối mặt. Câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc + So sánh: sống như sông như suối + Ẩn dụ: lên thác xuống ghềnh - Tác dụng của biện pháp tu từ đó là: + Cho thấy cuộc sống cực nhọc, vất vả của người đồng mình. + Nhấn mạnh lối sống tự nhiên, phóng khoáng, đầy nghị lực và ý chí, mạnh mẽ của “người đồng mình” + Bộc lộ niềm tự hào về “người đồng mình” Câu 4: - Thành ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên là: “Lên thác xuống ghềnh”. - Ý nghĩa của thành ngữ: Đó là nỗi vất vả, lam lũ, những khó khăn mà con người nơi đây phải trải qua. ĐỀ SỐ 3 Cho hai câu thơ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Câu 1: Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả? Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2: Chép chính xác 9 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ có chứa hai câu thơ trên. Nêu nội dung của đoạn thơ đó. Câu 3: Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả có gì sâu sắc? Câu 4: Phân tích giá trị của hai câu thơ: Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Đáp án đề đọc hiểu Nói với con số 3 Câu 1
  2. 38 Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm long Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới/Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Câu 1. Đoạn thơ trên được trich từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 3. Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp. Câu 4. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Đáp án đề đọc hiểu Nói với con số 4 Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương. Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người - đó là gia đình và quê hương. Câu 3. Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp: "Người đồng mình yêu lắm con ơi" Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu: - Điệp từ "bước tới", điệp cấu trúc. - Liệt kê "chân phải", "chân trái", "một bước", "hai bước", "tiếng nói", "tiếng cười" * Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. ĐỀ SỐ 5 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
  3. 40 Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh. Không lo cực nhọc” (SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72) Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm) Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3. Hãy tìm và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. (1,0 điểm) Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn gi? Theo em, những mong muốn đó có ý nghĩa như thế nào? (1,0 điểm) Đáp án đề đọc hiểu Nói với con số 6 Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Nói với con của Y Phương Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ. Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: + So sánh: sống như sông như suối Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn rằng nười con cần phải biết rằng dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn. Hiểu được rằng cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. ĐỀ SỐ 7 Mở đầu bài thơ “ Nói với con”, nhà thơ Y Phương viết: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười ( Ngữ văn 9, tập hai, NXB giáo dục Việt Nam, 2016) Câu 1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thư trên? Câu 2. Cách miêu tả bước chân con “ chạm tiếng nói”, “ tới tiếng cười”có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả thể hiện được điều gì? Câu 3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: “ được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người” ? Đáp án đề đọc hiểu Nói với con số 7
  4. 42 Câu 4. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu: + Điệp từ "bước tới", điệp cấu trúc. + Liệt kê "chân phải", "chân trái", "một bước", "hai bước", "tiếng nói", "tiếng cười" - Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô biên của cha mẹ. ĐỀ SỐ 9 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc (SGK Ngữ văn 9, tập II, NXB GD Việt Nam, trang 72) Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do tác giả nào sáng tác? Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống như thế nào? Câu 3. Hãy tìm và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4. Trong đoạn thơ, người cha đã thể hiện mong muốn gi? Theo em, những mong muốn đó có ý nghĩa như thế nào? Đáp án đề đọc hiểu Nói với con số 9 Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Nói với con của Y Phương Câu 2. Em hiểu “Sống như sông như suối” là sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ. Câu 3. Một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: + So sánh: sống như sông như suối
  5. 44 ( ) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ( ) (Lê Minh Khuê – Sách Ngữ văn 9, tập 2) 1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? 2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên? 3.Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả? Gợi ý: 1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đây là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. 2. Câu có lời dẫn trực tiếp : Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ( ) -Câu đặc biệt trong đoạn trích : Im ắng lạ. 3.Tác phẩm viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9: Về truyện: - “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Một trong những nhân vật chính là Thu – một cô giao liên thời kháng chiến chống Mĩ. Về thơ: - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật - Nhân vật trữ tình trong bài thơ : người chiến sĩ lái xe vận tải quân sự trên đường mòn Trường Sơn thời chống Mĩ. Đề 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đôi, đi đêh đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiêu rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.
  6. 46 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê 2. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn: xa xăm, dài dài 3. Câu văn "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đàihoa loa kèn.” là câu ghép Hai bím tóc dày(CN), tương đối mềm(VN), một cái cổ cao (CN), kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. (VN) 4. Câu văn cuối cùng liên kết với câu văn phía trước bằng phép liên kết thế: "mắttôi" - "nó" Đề 5 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.” * Gợi ý. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê. b. Thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn" c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("như đài hoa loa kèn") -Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp của cô gái Phương Định xinh đẹp, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng.