Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng và tùy bút

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả: 

  •  Lí Lan sinh năm 1957, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư. 
  •  Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng.
  •  Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008), … 

- Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằn thắn và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.

 2, Văn bản:

a, Xuất xứ: Văn bản “ Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 166, ra ngày 1 – 9 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.

b, Thể loại: Bút kí

c, Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”): Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường.

- Phần 2 (còn lại): Vai trò của Nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

  • Tóm tắt: Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ được. Người mẹ ngắm nhìn con ngủ say, lòng mẹ bồi hồi xúc động, nhớ lại những hành động của con trước khi ngủ, nhớ về thuở nhỏ với những kỷ niệm sâu sắc trong ngày khai trường đầu tiên. Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thật sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

d, Nghệ thuật: Miêu tả cụ thể, sinh động diễn biến tâm trạng người mẹ với những hình thức khác nhau: Miêu tả trực tiếp, miêu tả qua thủ pháp so ánh, đối chiếu, miêu tả qua hồi ức.

e, Nội dung:

- VB ghi lại tâm trạng người mẹ trong đêm trước chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1: hồi hộp, lo lắng, thao thức, tin tưởng, hi vọng.

- Qua suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ, tác giả khẳng định vị trí và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

g, Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy mơ ước và hạnh phúc. Từ đó  thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.

doc 38 trang minhvi99 11/03/2023 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng và tùy bút", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_nhat_dung_va_tuy_but.doc

Nội dung text: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản nhật dụng và tùy bút

  1. - Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào. - Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy. - Bài văn có lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao đã góp phân làm thành công hìn ảnh người bố nghiêm khắc, rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng tha thiết nhất của cuộc đời. 3, Kết bài: Khẳng định lại vấn đề Tóm lại, “Mẹ tôi” là một tác phẩm hay của A-mi-xi, văn bản đã để lại trong lòng độc giả một người cha với tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Bản thân em cần rèn luyện đạo đức, tri thức để trở thành những người con ngoan của bố mẹ. ÔN TẬP VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ(KHÁNH HOÀI) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Khánh Hoài 2, Văn bản: a, Xuất xứ: Tác phẩm được trao giải nhì cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em. b, Thể loại: Truyện ngắn c, Bố cục * các sự việc chính: 26
  2. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài? 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, văn bản. - Gới thiệu vấn đề. Tham khảo: - Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992. - Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ. 2. Thân bài: * Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi cha mẹ li hôn: + Thành: Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em gái yêu quý. - Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. - Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồixuống và khẽ vuốt lên mái tóc - Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy. - Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện lên rõ ràng trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn. - Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái. + Thủy: Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình. - Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm. - Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. 28
  3. a, Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại chiến khu Việt Bắc vào mùa thu năm 1947 b, Thể loại và phương thức biểu đạt: Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt ĐL - Chữ viết: Chữ Việt c, Bố cục • Tóm tắt d, Nghệ thuật: e, Nội dung: g, Ý nghĩa nhan đề: II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Phần kết văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết: “Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại ” Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên bằng một bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi). * Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo bài văn ngắn có bố cục khoảng một trang giấy thi, biết cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học, diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vị trí và nội dung của đoạn văn cảm nhận. 30
  4. 2, Văn bản: a, Hoàn cảnh sáng tác: Rút từ tập “ Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) b, Thể loại và phương thức biểu đạt: - Thể loại: Tùy bút - Tùy bút: là một thể văn tuy có chỗ gần với các thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến , nhưng tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất trữ tình. - Phương thức biểu đạt:Tự sự , miêu tả, nghị luận, biểu cảm song biểu cảm là chủ yếu. c, Mạch cảm xúc và bố cục - Mạch cảm xúc: Được bắt nguồn từ cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. -Bố cục: + Phần 1 (từ đầu thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm + Phần 2 (tiếp nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc + Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa d, Nghệ thuật: - Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ. - Chọn lọc các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm. - Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng. e, Nội dung: “Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ .” Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong tứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU 32
  5. - Tiếp đó trong phần chính của đoạn 2, tác giả diễn tả và bình luận về một phương diện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ sêu tết Câu mở đàu của đoạn đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị khiêm nhường: thức quà riêng biệt của đất nước , thức dâng của những cánh đồng lúa, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam. Việc dùng cốm làm lễ vật Sêu Tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại sánh cùng với quả hồng- hòa hợp tốt đôi- biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình duyên đôi lứa. Tác giả đã phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện: + Màu sắc: cốm xanh tươi như ngọc thạch quý, hồng đỏ thắm như ngọc lựu già. + Hương vị: Cốm thì thanh đạm, hồng thì ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. - Nhân đây, tác giả bình luận, phê phán thói chuộng ngoại bắt trước người ngoài của những kẻ mới giàu có vô học không biết thưởng thức và trân trọng những sản vật cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống dân tộc. * Đoạn văn cuối tác giả bàn luận về sự thưởng thức cốm. Vốn là một thứ quà bình dị chẳng có gì là cầu kì tưởng như không cần phải bàn đến việc ăn cốm. Ấy thế mà tác giả đã có một cách nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa khi nói về sự thưởng thức một món ăn bình dị như cốm: “ Ăn cốm phải ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm nức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. - Như vậy, với Thạch Lam ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở đó, đấy cũng chính là cái nhìn văn hóa trong ẩm thực. Từ đó, tác giả đưa ra lời đề nghị với những người mua cốm là hãy nhẹ nhàng, trân trọng trước thứ sản vật quý này thì: “ sự thưởng thức sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn.” 3, Kết bài: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. 34
  6. A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về văn bản " Mùa xuân của tôi» của tác giả Vũ Bằng. Dàn ý: 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung văn bản. Tham khảo: Vũ Bằng là nhà văn, nhà báo viết nhiều về thể loại tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn. Văn bản “ Mùa xuân của tôi” là phần đầu của bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tuỳ bút Thương nhớ mười hai. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê đang sống ở Sài Gòn trong vùng kiểm soát của Mĩ- ngụy, khi đất nước còn bị chia cắt. 2, Thân bài: Khái quát: Bài văn được chia làm ba đoạn, mỗi đoạn được tác giả sử dụng từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh. Có đoạn có ình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú, giàu chất thơ, đã làm nổi bật tình cảm của con người đối với mùa xuân. Đoạn 1: Tác giả nói về tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tất yếu của tự nhiên, tình cảm ấy rất chân tình không có gì là lạ hết. - Các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người đọc, người nghe Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. - Cách viết duyên dáng, mượt mà, lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc giàu chất thơ. Cảm xúc cứ trào qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được ai cấm được ai cấm được ai cấm được Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình cảm gắn bó với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước. 36
  7. - Nhà văn tâm sự: "Tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng ". Đến đây, nhà văn phát hiện một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh, của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái. "Đào hơi phai, nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh, nhưng lại nức một mùi hương man mác mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật ". Những hình ảnh thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng không sôi động, rực rỡ bằng những ngày Tết mà như đang bình tĩnh trở lại, đang tích tụ, chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời, cây cỏ. - Đoạn kết của bài văn vừa kể, vừa tả về cái tết ấn tượng nhất của màu xuân đã qua đi thay vào đó là sự sống thường nhật rất êm đềm và thật đáng quý. 3, Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung. Tham khảo:. Tóm lại, văn bản đã sử sụng nhiều từ ngữ gợi tả, nhiều hình ảnh so sánh gợi cảm, biện pháp điệp ngữ Qua mạch cảm xúc của mình, tác gỉa đã biểu hiện tình cảm tha thiết, nồng nàn với quê hương đất nước. 38