Phiếu bài tập ở nhà Toán và Tiếng Việt Lớp 5

Câu 1: Khoanh tròn vào cặp quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép sau:

a. Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.

b. Tuy quạ khát nước nhưng nó chưa nghĩ ra làm thế nào để lấy được nước trong bình.

c. Vì ai cũng muốn nhường chỗ cho các em nhỏ nên nhiều ghế vẫn để trống.

d. Chẳng những quạ uống nước no nê mà nó còn giúp nhiều con vật khác được uống.

Câu 2: Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Tôi khuyên nó ........................... nó vẫn không nghe.

b. Mưa rất to ..... ………….gió rất lớn.

c. Cậu đọc .................. tớ đọc?

d. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em thì chăm chỉ, hiền lành .....……..người anh thì tham lam, lười biếng.

docx 5 trang minhvi99 06/03/2023 3780
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập ở nhà Toán và Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_o_nha_toan_va_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập ở nhà Toán và Tiếng Việt Lớp 5

  1. Phiếu bài tập phòng dịch Corona lớp 5 Môn tiếng Việt ( từ ngày 2/3 đến ngày 8/3) Câu 1: Khoanh tròn vào cặp quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép sau: a. Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống. b. Tuy quạ khát nước nhưng nó chưa nghĩ ra làm thế nào để lấy được nước trong bình. c. Vì ai cũng muốn nhường chỗ cho các em nhỏ nên nhiều ghế vẫn để trống. d. Chẳng những quạ uống nước no nê mà nó còn giúp nhiều con vật khác được uống. Câu 2: Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau: a. Tôi khuyên nó nó vẫn không nghe. b. Mưa rất to .gió rất lớn. c. Cậu đọc tớ đọc? d. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em thì chăm chỉ, hiền lành người anh thì tham lam, lười biếng. Câu 3: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ chấm trong từng câu dưới đây: a. tôi đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc bố mẹ tôi thưởng cho tôi một chiếc xe đạp mới tinh. b. .trời mưa lớp ta hoãn đi cắm trại. c. gia đình gặp nhiều khó khăn bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi. d. trẻ con thích bộ phim Tây du kí ngưòi lớn cũng thích. e. . hoa cúc đẹp nó còn là một vị thuốc quý. Câu 4: a. Dựa vào nghĩa của tiếng nhân trong các từ ở ngoặc đơn dưới đây, em hãy xếp thành hai nhóm: (nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.) - nhân: có nghĩa là người: - nhân: có nghĩa là lòng thương người: b. Em hãy đặt câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu) Câu 5: Cho đoạn văn sau: a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng . Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông .” (Theo Hoàng Lê) b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khí như người.” (Thép Mới) Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên. 2
  2. Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Theo Nguyễn Quang Nhân 1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ? a. Tự mãn và hãnh diện b. Hân hoan, vui sướng. c. Tự hào vì làm được việc có ích. d. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối. 2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ? a. Vì nó đã cháy hết mình. b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa. c. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi. 3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ? a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. b. Nến im lìm chìm vào bóng tối. c. Nến bị gió thổi tắt phụt đi. d. Nến càng lúc càng ngắn lại. 4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ? a. Thấy mình chỉ còn một nửa. b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi. c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người. d. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa. 4