Phiếu ôn tập kiến thức Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 4

Bài 1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau:

a)            Bế cháu ông thủ thỉ:

              - Cháu khỏe hơn ông nhiều!  (Phạm Cúc)

b)                                             Ông trăng tròn sáng tỏ

                                                  Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

                                                 Ơi ông trăng sáng tỏ.          (Trần Đăng Khoa)

c)                                               Quyển vở này mở ra

                                                   Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

                                                  Như chúng em xếp hàng. (Quang Huy)

d) Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. (Ngô Quang Miện)

Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”:

a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay

b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời

c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng

doc 6 trang minhvi99 07/03/2023 5040
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập kiến thức Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docphieu_on_tap_kien_thuc_toan_va_tieng_viet_lop_3_tuan_4.doc

Nội dung text: Phiếu ôn tập kiến thức Toán và Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 4

  1. Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2020 PHIẾU ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN: TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 2124 + 4357 b. 7151 – 4937 c. 1284 x 4 d. 2716: 7 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức a. 1403 x 5 – 243 b. 291 + 1817 x 7 c. 210 - 1827: 9 Bài 3: Cô Hồng có 358 quả trứng gà. Cô đã bán đi 1/6 số trứng đó. Hỏi cô còn bao nhiêu quả trứng gà? Bài 4: Tủ sách thư viện của lớp 3A1 có 6 giá. Mỗi giá có 36 quyển. Các bạn đã mượn 28 quyển. Hỏi trên tủ sách còn bao nhiêu quyển? Bài 5: a. Viết số lớn nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 17. b. Viết số nhỏ nhất có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 10. c. Tìm hiệu của 2 số trên. ___ Tiếng việt * Bài 1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau: a) Bế cháu ông thủ thỉ: - Cháu khỏe hơn ông nhiều! (Phạm Cúc) b) Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ. (Trần Đăng Khoa) c) Quyển vở này mở ra Bao nhiêu trang giấy trắng Từng dòng kẻ ngay ngắn Như chúng em xếp hàng. (Quang Huy) d) Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. (Ngô Quang Miện) Bài 2. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào?”: a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng Bài 3. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau: Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể )? Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu? Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất? Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)? ___
  2. Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2020 PHIẾU ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN: TOÁN Bài 1: Tìm x: a. X x 8 = 240 x 3 b. X : 7 = 300 – 198 c. X – 271 = 729: 9 Bài 2: Tính giá trị biểu thức: a. 758 - 277 + 2215 ; b. 871 – 106 x 3 ; c. 3291 + ( 633 – 180) d. 15 x 3 + (45 – 15 x 3) = Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a. 4km 32m= m; b. 1m 42cm = cm; c. 4 giờ 12 phút = . phút Bài 4: Bình có một sợi dây thép dài 24cm uốn thành một hình vuông. Hỏi cạnh hình vuông dài bao nhiêu xăng-ti-mét? Bài 5: Tuổi con hiện nay là 5 tuổi và bằng 1/7 tuổi mẹ. Hỏi 3 năm nữa mẹ bao nhiêu tuổi? ___ Tiếng việt * Bài 1. Chép bài: “Luôn nghĩ đến miền Nam” (TV3/ tập 1 trang 100). Đoạn viết: “ Còn hai mươi mốt năm nữa đồng bào miền Nam”. * Bài 2. Điền bộ phận còn thiếu vào chỗ trống để tạo câu có mẫu Ai là gì? a, Nam b, Bạn nhỏ trong bài c, là người thầy độ lượng bao, bao dung. * Bài 3. Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào? b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em. d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó? ___