Phòng chống bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục Mầm non

Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Bạo lực học đường ở cơ sở GDMN là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa hoặc tẩy chay, thờ ơ, bỏ mặc hoặc dùng sức mạnh thể chất để khủng bố người khác để lại thương tích trên cơ thể thậm chí dẫn đến tử vong hoặc gây tổn thương đến tâm lý cho những đối tượng tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục ở cơ sở GDMN

Biểu hiện của Bạo lực thể chất ở cơ sở GDMN 

Bạo lực thể chất bao gồm, nhưng không giới hạn, các hình thức sau đây:

Tất cả các hình thức tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt độc ác, phi nhân tính

Tất cả các hình thức trừng phạt thân thể, ép buộc người khác vào những tư thế khó chịu, tấn công bằng tay hoặc một đồ vật, ép ăn uống, cho sử dụng những chất kích thích hoặc chất độc hại cho cơ thể (như thuốc mê, chất gây nghiện, chất độc…)

Ngăn cản không đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cơ thể: ăn, uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân,

Bị một hay nhóm đối tượng trong cơ sở GDMN bắt nạt thân thể và ăn hiếp.

 

pptx 42 trang minhvi99 08/03/2023 4581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phòng chống bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxphong_chong_bao_luc_hoc_duong_o_cac_co_so_giao_duc_mam_non.pptx

Nội dung text: Phòng chống bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục Mầm non

  1. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất Theo nghiên cứu từ Trường Đại học Y Harvard chỉ ra người có hormone stress cao thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Não bộ của họ cũng nhỏ hơn. Một trường đại học thuộc bang California - Mĩ đã thực hiện một loạt thí nghiệm xem xét tác động của căng thẳng lên não. Khi căng thẳng, lo sợ, não bộ sản xuất nhiều tế bào myelin - một chất giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện. Dư thừa myelin ở một số khu vực nhất định của não gây cản trở nhận thức của người, việc giao tiếp trở nên khó khăn. Đây là tiền đề của chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Khi myelin được sản xuất ra nhiều trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc não, giết chết các tế bào não.
  2. Theo UNESCO (2016), việc chứng kiến hoặc trải nghiệm bạo lực khi còn là một đứa trẻ có liên quan với sự chấp nhận bạo lực trong tương lai, với tư cách là nạn nhân hoặc là kẻ gây bạo lực trong các mối quan hệ tương lai, bao gồm cả quá trình trở thành cha mẹ. Nghiên cứu từ nhiều quốc gia xác nhận: Nạn nhân của sự trừng phạt thân thể có khả năng trở nên thụ động và quá thận trọng, lo sợ, rụt rè trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc đồng thời họ có thể trở thành nạn nhân của bạo lực tâm lý. Trẻ em bị trừng phạt ít có khả năng hơn trẻ em khác về việc hình thành các giá trị đạo đức, ít có khả năng chống lại sự cám dỗ, ít thực hiện các hành vi vị tha, để cảm thông với người khác hoặc để thực hiện sự phán xét đạo đức. Họ có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các hành vi hung hăng.
  3. Theo nghiên cứu của Unicef (2017) hình phạt về thể chất và tâm lý, lạm dụng lời nói, bắt nạt và bạo lực tình dục trong trường học nhiều lần được báo cáo là lý do cho sự vắng mặt, bỏ học và thiếu động lực cho thành tích học tập.
  4. PHÒNG CHỐNG BLHĐ Ở CƠ SỞ GDMN
  5. Thành lập Trung tâm Phát triển Nhà trường An toàn và Lành mạnh, thuộc Hiệp hội GD quốc gia (thành lập và đi vào hoạt động hơn 34 năm) nhằm cung cấp các thông tin về chính sách, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng cũng như tổ chức nhiều CT có sự tham gia của các cơ quan GD cấp bang, các nhà hoạch định chính sách nhằm xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh và tăng cường sức khỏe cho HS.
  6. BÀI HỌC TỪ PHẦN LAN “Thành công cho tất cả, không có HS bị bỏ lại phía sau". Lịch sử giáo dục Phần lan cho thấy môi trường giáo dục là tổng hoà của môi trường vật lý, các yếu tố tâm lý và quan hệ xã hội để tạo thành môi trường sư phạm, xã hội và tâm lý. Những khía cạnh của môi trường giáo dục Môi trường Môi trường tâm vật lí - thẩm Môi trường sư phạm- lí- xã hội mĩ đạo đức Không Các Lòng Những gian an nguồn, Nhịp Giao Quyết Những tự khía Tư toàn, trang điệu tiếp Khôn định và trải trọng, cạnh duy thẩm thiết bị, và và g giải Quản lí nghiệm cảm văn đạo mĩ, chất liệu thời tươn khí, pháp sư nhóm thích hỗ trợ giác hoá, xã đức và công gian g cộng phạm hợp cho cảm xúc an hội của của cụ cho biểu tác đồng của GV các hoạt toàn việc học HS động giáo dục
  7. Đạo luật HS và phúc lợi HS (2014) Thành lập nhóm dịch vụ hỗ trợ bao gồm nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau giáo dục- y tế- tâm lí- xã hội ở các trường học; được thực hiện và quản lý với sự hợp tác đa ngành có tính chất hệ thống giữa GV, nhân viên y tế, tư vấn tâm lý, dịch vụ xã hội, HS và phụ huynh. Đây là một nỗ lực hợp tác theo chức năng và có tính chất hệ thống, tất cả các bên cùng tham gia trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho HS Tổ chức bữa ăn có chất lượng ở trường: Bữa trưa dành cho HS miễn phí và được tính là một phần trong chương trình học, được hướng dẫn bởi chương trình giảng dạy cốt lõi quốc gia. Nó đòi hỏi CTGD của trường phải có kế hoạch ăn trưa với mục tiêu thúc đẩy sức khỏe, dinh dưỡng và cách cư xử cho HS. Các bữa ăn ở trường là các công cụ sư phạm để dạy các dinh dưỡng và thói quen ăn uống tốt (Luật giáo dục 2014) Trong các bữa trưa ở trường HS và GV ngồi ăn cùng nhau trong căng tin vì theo họ nó đem lại lợi ích xã hội rất lớn (HS học ứng xử xã hội phù hợp và nghi lễ liên quan đến ăn uống, cách hoà nhập một cách tự do với GV và các cán bộ trong trường, GV có thể quan sát hành vi và quan hệ xã hội của HS để có hỗ trợ phù hợp.
  8. Phần chung: Tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn bắt nạt. Nội dung cụ thể là: ✓ Các cách thức an toàn, hiệu quả để tự vệ, hỗ trợ và bảo vệ bạn bè là nạn nhân. Không nhất thiết phải hành động anh hùng đối đầu với những kẻ bắt nạt; ✓ Cam kết và phối hợp ở cấp trường. Dựa trên các quyết định chung trong nhóm; ✓ Dấu hiệu "Chúng ta là trường KIVA”: áo khoác cho GV giám sát, áp phích; ✓ Khảo sát trực tuyến hàng năm; ✓ GD cho học sinh theo mức độ phù hợp độ tuổi các nội dung: VD tiểu học 1.Tôn trọng tất cả mọi người, 2. Trong một nhóm, 3. Nhận biết bắt nạt, 4. Các hình thức bắt nạt ẩn danh, 5. Hậu quả của việc bắt nạt, 6. Nhóm tham gia bắt nạt, 7. Chống bắt nạt theo nhóm, 8. Phải làm gì nếu bị bắt nạt?, 9. KiVa Koulu - hãy làm cùng nhau, 10. Chúng ta đang làm gì?; ✓ Trò chơi trên máy tính chống bắt nạt/ môi trường học tập ảo (Những trò chơi này kết nối chặt chẽ với những bài học của HS) ✓ Hướng dẫn cho cha mẹ; ✓ Hôp thư trực tuyến: Dễ dàng gửi tin nhắn và yêu cầu hỗ trợ đến đội ngũ KIVA.
  9. Bài học từ kinh nghiệm quốc tế ✓ Vấn đề phòng chống BL, bảo vệ trẻ em được quan tâm từ tất cả các cấp. Phối hợp của nhiều ngành, đảm bảo tính đồng bộ, chuyên nghiệp ✓ Chú trọng công tác phòng ngừa, ✓ Xây dựng MTGD thân thiện từ những sinh hoạt bình dị hàng ngày ✓ Quan tâm đến văn hóa nhà trường ✓ Tăng cường nhận thức của các đối tượng ✓ Giáo dục các kiến thức và kĩ năng phát hiện, phòng tránh BL hiệu quả ✓ Chú trọng hình thành lối sống lành mạnh thông qua dinh dưỡng, rèn luyện thể chất, các hoạt động tư vấn tâm lý→khỏe mạnh cả thế chất và TT
  10. Phòng chống BLHĐ ở cơ sở GDMN: là những biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý tình huống bạo lực xảy ra với những đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình CS-GD trẻ em ở cơ sở GDMN. Phòng chống BLHĐ mang lại những lợi ích to lớn: - Tạo ra văn hóa bài trừ bạo lực trong cơ sở GD; - Tạo dựng được MTGD an toàn, lành mạnh, thân thiện để các thành viên của cơ sở GD yên tâm học tập, làm việc hiệu quả - Không còn bất cứ tổn thương nào do bạo lực xảy ra đối với các thành viên tham gia vào hoạt động CS-GD tại cơ sở giáo dục - Tạo dựng lòng tin tưởng, sự yên tâm cho các bậc PH và cộng đồng xã hội đối với ngành GD
  11. Sơ đồ phản ánh các điều kiện và quy trình phòng chống BLHĐ Hành lang pháp lý của Nhận thức và kĩ năng của các việc phòng chống BLHĐ đối tượng liên quan đến phòng chống BLHĐ Phát hiện vấn đề liên quan đến BLHĐ (nguy cơ, những biểu hiện) Xử lý sự việc liên quan Ngăn ngừa BLHĐ đến BLHĐ theo quy trình Kiểm tra, giám sát
  12. + Khuyến khích GV thường xuyên trau dồi đạo đức nghề và tự bồi dưỡng chuyên môn và có hình thức đánh giá định kì + Trang bị kĩ năng quan sát và đánh giá cho GV + Trang bị kĩ năng phòng chống BLHĐ, xử lý các tình huống nghi BLHĐ hoặc đã xảy ra BLHĐ + Tăng cường các hình thức tác động đến nhận thức và hành vi PH qua các kênh khác nhau + Bổ sung các tài liệu hỗ trợ GV trong phát triển chuyên môn, nhận thức về BLHĐ và phòng chống BLHĐ + Tổ chức các cuộc nói chuyện, cuộc thi nhằm tôn vinh người làm nghề GDMN, tăng cường nhận thức về giá trị nghề nghiệp, niềm tự hào về nghề cho GVMN
  13. Những BP thực hiện trong giai đoạn “Ngăn ngừa – xử lý” Giải pháp về đảm bảo các điều kiện tổ chức MTGD Ngăn ngừa Giải pháp về xây dựng văn hóa bài trừ bạo lực BLHĐ - cần thực hiện thường xuyên. Giải pháp hỗ trợ GV giải tỏa áp lực Giải pháp tăng cường sự tham gia của PH và cộng đồng Giải pháp tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Việc triển khai thực hiện các giải pháp cần có thời gian để “ngấm” và tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành vi, thái độ do đó khi đã thống nhất lựa chọn các giải pháp và biện pháp cụ thể để triển khai cần quyết tâm, nhất quán thực hiện tránh tình trạng mới đầu thì làm rầm rộ nhưng sau đó buông lỏng dần và trở về nếp cũ.
  14. Mức can thiệp khi xảy ra BLHĐ với những đối tượng tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN: - Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại, đưa ra nhận định về Xử lý các tình trạng hiện thời của người bị BLHĐ; tình huống - Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư BLHĐ Điều 6 Nghị vấn đối với người bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn định 80/2017 NĐCP, Điều của người bị bạo lực; 48,49 Luật trẻ - Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử em lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của CSGD thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
  15. Điều 27, Nghị định 144/2013/NĐ-CP 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần; đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này; b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;