Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu vuông góc trong môn Công nghệ 8

Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết.

- Công nghệ thường được xem là môn phụ nên học sinh thường không chú trọng vào học tập và rèn luyện. Một số học sinh học trên lớp còn chểnh mảng, thiếu tập trung không cố gắng tìm tòi phát hiện kiến thức.

- Chương trình Công nghệ 8 nói chung và phần I Vẽ kĩ thuật nói riêng chuyên về công nghiệp nên có nhiều nội dung mới mẻ, chưa đồng bộ với các môn học khác. Trong khi giảng dạy giáo viên cần sử dụng mẫu vật, hình ảnh, mô hình ...để minh họa hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu hơn, thực tế hơn và học sinh có tâm lí tin tưởng, suy nghĩ đúng thật về vấn đề. Nếu không có các dụng cụ và thiết bị khó hình dung, hướng dẫn học sinh hiểu vấn đề.

Nội dung kiến thức phần vẽ kĩ thuật là một nội dung mang tính trừu tượng, kiến thức tổng hợp đôi khi liên quan tới các môn học khác như hình học, vật lý. Trong quá trình dạy học phần này tôi nhận thấy các em học sinh còn có tâm lý ngại tư duy do không nắm vững các kiến thức liên quan, dẫn tới tiếp thu kiến thức một các thụ động nên hiệu quả học tập không cao

- Phân môn vẽ kĩ thuật gắn với hoạt động thực tiễn nên việc giảng dạy rất chú trọng thực hành. Nhưng trong phân phối chương trình chỉ có 1 tiết thực hành vẽ hình chiếu của vật thể. Giáo viên chỉ có thể dạy học sinh cách vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong thời gian 01 tiết học. Trường THCS Việt Hùng khối 8 có 162 em, số lượng học sinh trên lớp đông, trung bình 40,5 học sinh/ lớp, nên trong 1 tiết thực hành giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh cách vẽ mà chưa có nhiều thời gian kiểm tra việc học vẽ của học sinh để giúp đỡ học sinh yếu, kém.

Trong nội dung của báo cáo này, tôi đưa ra các biện pháp hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu vuông góc trong môn công nghệ 8 được áp dụng tại khối 8 trường THCS Việt Hùng năm học 2020-2021. Tôi chọn 2 lớp là lớp 8A và 8B là 2 lớp thực nghiệm còn 2 lớp 8C và 8D là 2 lớp đối chứng.

docx 26 trang minhvi99 06/03/2023 5522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu vuông góc trong môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_ve_hinh_chieu_vuong.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu vuông góc trong môn Công nghệ 8

  1. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIÊT TẮT NỘI DUNG HS GV SGK 2
  2. các hình biểu diễn (hình cắt, mặt cắt) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản và là cơ sở cho quá trình học tập và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất. Trong thực tế hiện nay do đặc thù của môn học nên việc giảng dạy môn Công Nghệ 8 phần vẽ kĩ thuật đang gặp nhiều khó khăn. Phần vẽ kĩ thuật được phân bố vào học kì I trong khi đó một số kiến thức hình học không gian mới chỉ bắt đầu học ở học kì II môn hình học lớp 8, nên kết quả dạy và học chưa cao. Song kết quả chưa cao đó còn do đây là một môn khó, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không gian tốt, phải thường xuyên được tiếp xúc với các vật thể mẫu, với những sản phẩm trong thực tế sản xuất. Tôi là một giáo viên giảng dạy môn công nghệ 8, qua những năm công tác tại trường THCS Việt Hùng, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra một phương án dạy vẽ hình chiếu vuông góc có hiệu quả, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ở SGK nên tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu vuông góc trong môn công nghệ 8”. 4
  3. THCS Việt Hùng năm học 2020-2021. Tôi chọn 2 lớp là lớp 8A và 8B là 2 lớp thực nghiệm còn 2 lớp 8C và 8D là 2 lớp đối chứng. 2. Biện pháp “Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu vuông góc trong môn công nghệ 8” a, Biện pháp 1: Làm cho học sinh hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những kiến thức quan trọng học sinh cần nắm được là ở bài 2 Hình chiếu bao gồm các nội dung sau: I. Khái niệm về hình chiếu Hình chiếu là hình nhận được trên mặt phẳng chiếu II. Các phép chiếu -Phép chiếu xuyên tâm -Phép chiếu song song -Phép chiếu vuông góc III. Các hình chiếu vuông góc 1. Các mặt phẳng chiếu -Mặt chính diện là mặt phẳng chiếu đứng -Mặt nằm ngang là mặt phẳng chiếu bằng -Mặt cạnh bên phải là mặt phẳng chiếu cạnh 2. Các hình chiếu -Hình chiếu đứng: có hướng chiếu từ trước tới -Hình chiếu bằng: có hướng chiếu từ trên xuống 6
  4. 3. Thực nghiệm sư phạm a, Mô tả cách thức thực hiện. Bước 1: Chuẩn bị nội dung, giáo án, lên lớp -Giáo viên nghiên cứu các nội dung cần truyền đạt tới học sinh tìm các ví dụ minh họa mang tính thực tế, gần gũi với học sinh Nội dung 1: Khái niệm về hình chiếu Học sinh có thể chưa từng nghe về hình chiếu. Giáo viên ví dụ về trường hợp trong tự nhiên gần gũi với học sinh. Ví dụ như: + Bóng của cây dưới sân trường, + Bóng của em khi đi trên đường lúc trời nắng + Sử dụng đèn pin chiếu vào một đồ vật, bóng in trên tường Giáo viên làm rõ cho học sinh nắm được Nguồn chiếu: ánh sáng mặt trời, đèn pin Vật thể: cây, người, đồ vật Mặt phẳng chiếu: mặt đất, sân trường, bức tường Hình chiếu: bóng của các đồ vật, cây GV cho học sinh quan sát hình 2.1 trang 8 SGK 8
  5. *Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu cùng đi qua một điểm -Ứng dụng: Dung để vẽ hình chiếu 3 chiều của vật thể *Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau -Ứng dụng: Vẽ các hình chiếu 3 chiều của vật thể *Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu 10
  6. - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới -Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống -Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang Nội dung 5. Vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật Giáo viên làm mẫu 3 mặt phẳng chiếu bằng bìa cứng cho học sinh quan sát và cách mở 3 mặt phẳng chiếu để có hình vị trí các hình chiếu CÁC TIÊU CHUẨN BẢN VẼ KĨ THUẬT 1. Khổ giấy Các khổ giấy chính dùng cho các bản vẽ và tài liệu kĩ thuật Kí hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Kích thước các cạnh 1189x841 841x594 594x420 420x297 297x210 khổ giấy (mm) 2. Nét vẽ a, Các nét vẽ 12
  7. Bước 2. Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản: Ở phần này Giáo viên đưa ra những vật mẫu đơn giản giúp cho học sinh hiểu khi nào chiếu ta phải chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể mẫu. Do điều kiện mẫu vật thiếu nên giáo viên có thể tự tạo đồ dùng dạy học từ các tấm xốp hoặc ghép bởi các tấm bìa khác nhau. Sau đó ta đánh số lên các mặt phẳng cần chiếu của vật thể (hoặc tô màu) - Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất. - Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai. - Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước như hình dưới đây: 2 1 3 Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số dán vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mặt đó dưới dạng mặt phẳng. Học sinh đã xác định được các hình chiếu của vật thể. Giáo viên tiến hành vẽ hướng dẫn học sinh cách vẽ các hình chiếu vuông góc của vật thể Sau đó lần lượt vẽ các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, rồi từ hai hình chiếu bằng và hình chiếu đứng vẽ hình chiếu cạnh. 14
  8. Bài tập 2. Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể sau. -GV hướng dẫn học sinh phân tích hình dạng vật thể. + Đặc điểm: Vật thể dạng hình chữ U, có cấu tạo phức tạp hơn nên khi chiếu sẽ có các đường khuất đòi hỏi học sinh có trí tưởng tượng và nhận xét được phần che khuất và nhìn thấy +Hướng dẫn vẽ: học sinh xác định hướng chiếu phù hợp 16
  9. Bước 4. Vẽ hình chiêu cạnh: Kẻ đường phân giác của góc phần tư thứ (IV) và thực hiện các đường gióng, lấy các điểm giao nhau và vẽ hình chiếu cạnh Khi vẽ hình chiếu cạnh, học sinh vẽ các đường bao ngoài bằng nét liền đậm trước sau đó xác định vị trí cạnh khuất và vẽ bằng nét đứt. 18
  10. 4. Kết luận Những kết quả đạt được mới chỉ thực nghiệm trên phạm vi nhỏ, 4 lớp của khối 8 trường THCS Việt Hùng năm học 2020-2021, nhưng bản thân tôi cũng nhận thấy có những thay đổi theo hướng tích cực. Kết quả học tập của học sinh chính là sản phẩm đầu ra của hoạt động dạy học. Để chất lượng môn Công nghệ tăng lên giáo viên cần phải thể hiện tính tích cực, xây dựng giáo án, bài tập phù hợp với khả năng của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 5. Kiến nghị, đề xuất. a) Đối với nhóm chuyên môn Báo cáo này được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, phạm vi thực hiện nhỏ và với quan điểm cá nhân của tôi nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên rất mong được sự góp ý, nhận xét của các đồng nghiệp cùng nhóm chuyên môn để bản báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng môn Công nghệ của trường chúng tôi nói riêng và trong toàn huyện nói chung. b) Đối với lãnh đạo nhà trường - Hiện nay, các đồ dùng dạy học môn công nghệ rất ít, cũ hỏng rất nhiều do đã được trang bị từ rất lâu. Đề nghị nhà trường tăng cường các mô hình, tranh vẽ, dụng cụ vẽ kĩ thuật dạy trên lớp cho giáo viên. Tạo điều kiện về phương tiện dạy học, phòng bộ môn cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học. c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT -Tạo mọi điều kiện để các trường ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất -Tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục mang tính đổi mới, để giáo viên có thể trao đổi, học hỏi các đồng nghiệp có chuyên môn và kinh nghiệm hơn. 22
  11. 19 Nguyễn Đức Hòe 7 Nguyễn Ngọc Mai 5 20 Trần Văn Hùng 6 Nguyễn Văn Nhật Minh 7 21 Trần Đình Huy 9 Nguyễn Thị Hồng Nhi 5 22 Nguyễn Thanh Huyền 7 Bùi Thế Phát 8 23 Nguyễn Linh Hương 8 Nguyễn Thị Trúc Quỳnh 9 24 Nguyễn Quang Khải 7 Nguyễn Văn Tân 6 25 Nguyễn Vân Khánh 8 Nguyễn Đăng Thành 5 26 Nguyễn Mai Linh 8 Trịnh Gia Thành 8 27 Nguyễn Thùy Linh 9 Dương Viết Trung Thành 6 28 Nguyễn Đăng Long 8 Nguyễn Văn Thành 7 29 Trịnh Hà My 6 Dương Viết Thắng 7 30 Nguyễn Thị Thu Nga 8 Dương Thị Ngọc Thúy 9 31 Nguyễn Thị Yến Nhi 6 Nguyễn Thị Mai Trang 9 32 Nguyễn Đức Phát 7 Nguyễn Đình Triệu 7 33 Nguyễn Kim Nguyên Phong 7 Nguyễn Đình Tú 8 34 Nguyễn Khắc Quốc Phong 6 Nguyễn Văn Tú 5 35 Nguyễn Thu Phương 7 Nguyễn Anh Tuấn 8 36 Nguyễn Thành Quân 7 Nguyễn Quang Việt 8 37 Nguyễn Hữu Quân 8 Lưu Hải Yến 7 38 Nguyễn Phương Thảo 8 39 Nguyễn Văn Thắng 7 40 Nguyễn Đăng Toàn 8 41 Dương Thị Huyền Trang 9 42 Nguyễn Thị Kim Trang 8 43 Nguyễn Cẩm Tú 7 44 Nguyễn Quang Tùng 7 45 Đỗ Thị Xuân 8 46 Nguyễn Hải Yến 8 47 Nguyễn Hữu Đức 6 24
  12. 24 Nguyễn Kim Mạnh 8 Nguyễn Hồng Nhung 8 25 Nguyễn Ngọc Minh 6 Nguyễn Thu Phương 6 26 Nguyễn Đức Nam 6 Nguyễn Kim Quân 7 27 Nguyễn Thị Nga 9 Nguyễn Đức Sang 5 28 Nguyễn Quang Nguyên 6 Nguyễn Hồng Sơn 5 29 Nguyễn Thị Hồng Nhung 5 Trịnh Quang Tiến Tài 7 30 Nguyễn Thế Phong 6 Nguyễn Ngọc Đan Tâm 9 31 Nguyễn Thị Hồng Quyên 8 Nguyễn Thị Minh Tâm 6 32 Nguyễn Đình Sơn 6 Nguyễn Quang Tâm 9 33 Nguyễn Khắc Tâm 0 Nguyễn Đăng Tần 8 34 Nguyễn Kim Thành 6 Trịnh Quang Thành 7 35 Nguyễn Thị Phương Thảo 8 Phùng Văn Thắng 7 36 Nguyễn Thế Tiệp 6 Trịnh Quang Thịnh 8 37 Nguyễn Kim Tú 6 Nguyễn Đăng Thuận 6 38 Nguyễn Quý Tuấn Tú 5 Nguyễn Quang Anh Tuấn 6 39 Nguyễn Thị Tuyết 8 40 Nguyễn Đăng Việt 7 PHẦN V: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền về các biện pháp đã triển khai, đảm bảo tính trung thực của các biện pháp đã triển khai và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Việt Hùng, ngày 12 tháng 11 năm 2020 GIÁO VIÊN Phạm Văn Huấn 26