Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học

Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết.

Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp. Nếu không có một vốn từ vựng cần thiết thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, các quan điểm dạy và học từ vựng trong tiếng Anh không ngừng biến đổi dẫn đến các phương pháp dạy và học từ vựng cũng đã có nhiều đổi thay. Do đó, việc lựa chọn phương pháp dạy hoc như thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên cho học sinh là điều mà tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh quan tâm.

   Trong đề án ngoại ngữ  2008-2020 của Bộ GDĐT, mục tiêu cụ thể của chương trình Tiếng Anh tiểu học là sau khi kết thúc cấp học, học sinh có thể:

   -Có vốn từ vựng khoảng 500-700 từ  gồm cả khẩu ngữ và bút ngữ.

   -Học sinh có thể vận dụng vốn từ vựng đã học trong các tình huống giao tiếp đơn giản thông qua bốn  kĩ năng nghe, nói, đọc, viết  trong đó chủ yếu là hai kĩ năng nghe, nói.

  -Có kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh, và thông qua Tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, văn hóa và con người của các nước nói Tiếng Anh.

 -Có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh.

 -Hình thành các cách học tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học ngoại ngữ khác trong tương lai.

doc 19 trang minhvi99 08/03/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tu_vung_tieng_anh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở Tiểu học

  1. Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động. - Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: + Form. + Meaning. + Use. Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. -Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học ở tiểu học theo tôi chỉ nên dạy tối đa là 6 từ. - Trong khi lựa chọn từ để dạy, tôi xem xét đến hai điều kiện sau: + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ? + Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ? - Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta phải dạy cho học sinh nắm vững với những biện pháp cụ thể tôi sẽ nêu bên dưới. - Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó ta nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay. - Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán. b.Biện pháp 2:Thực hiện tốt bước dạy từ Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi 8
  2. c.1/ Dùng trực quan: đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ v.v. Có tác dụng mạnh mẽ đến hứng thú học tập của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn. + Dùng vật thật để dạy về chủ đề đồ dùng học tập ( School things), trang phục (clothes) + Phác họa những hình ảnh đơn giản để dạy hình (shapes), số đếm (numbers), + Dùng bảng màu để dạy về màu sắc ( colour) + Dùng lịch để dạy các thứ trong tuần (days in a week), các tháng trong năm (months of the year) + Dùng các bộ phận của cơ thể dể dạy về chủ đề cơ thể ( Parts of body) + Dùng hoạt động để làm rõ nghĩa các động từ chỉ hoạt động (actions) + Bắt chước các động tác, cử chỉ, nét mặt: bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà khéo vận dụng sẽ mang laị hiệu quả tích cực. c.2/ Dùng ngôn ngữ đã học: -Định nghĩa, miêu tả: Học sinh sẽ dựa vào từ đã học và hiểu biết cơ bản để đoán ra nghĩa của từ qua định nghĩa của giáo viên. Thủ thuật này tạo cho học sinh sự tò mò và có nhu cầu tham gia vào quá trình học tập đồng thời rèn kỹ năng nghe cho học sinh. 10
  3. đâu mất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên của việc quên thông tin là do chúng ta không sử dụng thông tin được lưu trong trí nhớ thường xuyên và dần dần chúng biến mất khỏi bộ nhớ. Vì vậy giáo viên cần vận dụng hiểu biết về cách thức lưu giữ thông tin của não bộ để nâng cao chất lượng học từ vựng của học sinh. d.1 Làm cho bài học dễ ghi nhớ Có rất nhiều cách để làm cho bài giảng dễ dàng đi vào bộ nhớ của học sinh như dùng tranh ảnh; lồng từ mới vào những ngữ cảnh sử dụng thực tế, thú vị; kể những câu chuyện tiếng Anh có những từ mà học sinh cần học. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh có thể sử dụng những từ mới học ấy theo cách riêng của từng em để hoàn thành những nhiệm vụ học tập thực sự hữu ích cho các em trong cuộc sống. d.2. Tạo điều kiện để học sinh được thường xuyên sử dụng những từ đã học Chìa khoá để dạy học thành công là lặp lại theo những cách thức khác nhau, sử dụng các kỹ năng khác nhau. Nhằm giúp học sinh nhớ ngay được các từ vựng hay cấu trúc, chúng ta có thể sử dụng cách lặp lại đơn giản bằng trò chơi vui nhộn, nó có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia giờ học.Sau đây là những trò chơi nhằm củng cố và tăng vốn từ cho học sinh mà tôi đã áp dụng: d.2.1. Bingo: + Giáo viên cho một số từ đã học. + Mỗi học sinh chọn 6 hoặc 9 từ trong số các từ đó và viết vào vở. + Giáo viên đọc các từ không theo trật tự. + Học sinh đánh dấu  vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. + Học sinh nào đánh dấu được 3, 4, hoặc 5 ô vuông theo hàng ngang, hoặc trên xuống , hoặc theo đường chéo thì nói “ Bingo” và học sinh đó thắng cuộc. d.2.2 Crossword: ( Trò chơi ô chữ) 12
  4. + Giáo viên nói 1 chữ cái. Học sinh tìm các từ bắt đầu bằng chữ cái đó và ghi vào giấy. + Nhóm nào ghi được nhiều từ hơn thì được ghi điểm. d.2.8. Kim’s game: +Chia lớp làm 3 đội chơi. +Quan sát lần lượt 6 bức tranh. +Các đội chơi nhớ và ghi lại tên các bức tranh đó bằng Tiếng Anh trong thời gian 1 phút. Ghi đúng mỗi bức tranh đội chơi sẽ được 10 điểm. d.2.9.A letter ladder Giáo viên viết lên bảng một từ ngắn. Các em sẽ phải viết một từ mới bắt đầu bắng chữ cái đầu tiên của một từ đã cho và dài hơn từ đã cho một chữ cái. d.2.10.Where are the vowels? +GV viết từ mà nguyên âm bị bỏ trống. +Đại diện các nhóm viết lại các từ cho đúng lên bảng. d.3. Ôn từ vựng qua bài hát Giáo viên luôn phải giới thiệu và cho luyện tập từ vựng trong một ngữ cảnh cụ thể để làm rõ nghĩa hơn và để những trải nghiệm trở nên đáng nhớ hơn. Các bài hội thoại, truyện ngắn, bài hát đều là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hoá ngôn ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Công cụ tốt nhất chúng ta có thể sử dụng trong lớp học là sự dí dỏm; do đó, hãy tìm kiếm những tài liệu có khả năng gây cười cho học sinh. Trong lớp học tiếng Anh, từ vựng được ghi nhớ hiệu quả nhất qua các bài hát có nhiều đoạn lặp lại với nhịp điệu khoẻ và giai điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo viên có thể tự sáng tạo ra một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay chuỗi từ định dạy. Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng âm, thì việc hát những cụm từ ngắn, hay thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học sinh phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ nhớ. d.4. Giúp “lưu” ngôn ngữ Khi học sinh đã “luyện tập” một nhóm các từ hay một cấu trúc cụ thể, phải đảm bảo những gì có trong trí nhớ ngắn hạn chuyển hoá được sang trí nhớ dài 14
  5. thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo ra những hoạt động và nhiệm vụ học tập (trên lớp và về nhà) để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững những phương pháp tự học từ vựng. Nhờ đó học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm, đánh giá hiệu quả và sau đó quyết định chọn lựa phương pháp tự học hiệu quả nhất. b.Kết quả đạt được Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy từ vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt là một ngân hàng từ vựng phong phú, dồi dào. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn trước ánh mắt khát khao kiến thức mới của học sinh. Qua khảo sát chất lượng sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận ra rằng học sinh có chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh rất yêu thích môn học hơn. Hiểu bài và nắm bài tốt. Việc rèn luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt. Khả năng vận dụng ngôn ngữ khá. Năm học 2019-2020 tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh lớp 4B,4C,4D,4E và kết quả đạt được như sau : Lớp Số HS HT tốt HT Chưa HT 4B 44 19 25 4C 44 20 24 4D 43 19 24 4E 45 21 24 c.Điều chỉnh,bổ sung sau thực nghiệm Để có một tiết dạy Tiếng Anh thành công thì việc giới thiệu từ vựng, và giúp học sinh học từ vựng, sử dụng được từ vựng là rất quan trọng. Giáo viên cần xác định dạy tốt từ vựng Tiếng Anh là giúp cho học sinh bổ sung tốt cho các kỹ 16
  6. -Hệ thống điện cần phải được tu sửa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng. c.Đối với Phòng GDĐT,Sở GDĐT -Đề nghị Sở tăng cường các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học Tiếng Anh cho giáo viên. -Phòng GDĐT tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn để chúng tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO Teaching English to children. A.Scott, Wendy & H.Ytreberg, Lisbeth (2004). UK: Longman Teaching languages to young learners. Cameron, L. (2005), Cambridge University Press. How to use games in language teaching. Rixon, S. (1984), HongKong: Macmillan Publishers Ltd. Teach English. Adrian Doff. Cambridge University Press. 500 Activities for the Primary classroom. Carol Read. Macmillan books for Teacher. English for Primary Teachers. Marry Slattery & Jane Willis. Oxford University Press. PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP Có thể thấy việc áp dụng áp đúng đắn và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy từ vựng như trên cho học sinh tiểu không chỉ mang lại hiệu quả cho người dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi động hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa trong sự vui sướng khi thấy kết quả mình đạt được là một ngân hàng từ vựng phong phú, dồi dào. Nhìn chung học sinh yêu thích môn học hơn. Hiểu bài và nắm bài tốt. Việc rèn luyện bốn kỹ năng ở mức độ khá tốt. Khả năng vận dụng ngôn ngữ khá, kết quả học tập của các em đều nâng lên rõ rệt. Học sinh các lớp ham mê, hào hứng hơn trong các tiết học. Học sinh tự tin hơn khi trình bày quan điểm trước lớp.Thích nói tiếng Anh khi chào hỏi ,yêu cầu , nhờ bạn một việc gì đó và xin phép. Phản ứng nhanh hơn, nhớ được từ nhiều hơn. Hát thành thạo các bài tiếng Anh trong chương trình. Số lượng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng, có khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên. 18