Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua tất cả các hoạt động 
trong ngày mọi lúc mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn video clip âm 
thanh tiếng động của môi trường, cô thiết kế các trò chơi về bảo vệ môi trường  tạo 
điều kiện cho trẻ được thí nghiệm và thực hành, tìm tòi khám phá môi trường xung 
quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, theo phương châm “chơi mà học, học mà 
chơi”. Tổ chức các hội thi và cho trẻ tham gia trồng cây trong vườn trường, trồng 
cây qua các ngày lễ hội, trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác Hồ để nâng cao ý thức 
bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm và có hành động thiết thực trong bảo vệ môi 
trường.  
Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để trẻ 
trãi nghiệm những vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ, có biện 
pháp nêu gương trẻ cuối ngày nhằm giúp trẻ có hành vi tốt và cô giáo điều chỉnh kế 
hoạch kịp thời phù hợp đặc điểm tình hình lớp. 
Tuyên truyền cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội nhận thức đúng vai trò 
nhiệm vụ và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong gia đình và trường mầm 
non. Nâng cao các nội dung hình thức bảo vệ môi trường, lồng ghép vào nội dung 
các hoạt động thực hành bảo vệ môi trường. Kỹ năng sống với trẻ mầm non nói 
chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng mang ý nghĩa thiết thực giúp trẻ nhận thức cũng 
như phát triển một cách toàn diện nhất. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi 
đã mạnh dạn đưa vào áp dụng tại lớp mình chủ nhiệm.
pdf 20 trang minhvi99 08/03/2023 15501
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_v.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

  1. SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” lớn như: Khi ra khỏi nhà thì phải tắt điện, tắt quạt, ti vi, máy tính khi không sử dụng nữa. 2.Biện pháp thứ hai: Giáo dục bảo vệ môi trường qua việc tích hợp ở các nội dung giáo dục. - Như chúng ta đã biết ở trường mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không cấu tạo thành một hoạt động riêng mà được tích hợp vào các nội dung giáo dục, tôi đã lồng ghép cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động khác khi có điều kiện phù hợp như: Khám phá xã hội – khám phá khoa học, hoạt động chung, hoạt động góc, lao động ). Hàng tuần tôi đều có một buổi lao động sân trường cho trẻ: Nhặt rác nhổ cỏ trên sân. Trong khi lao động tôi là người giúp trẻ hiểu được không chỉ biết bảo vệ môi trường trong lớp mà còn phải biết bảo vệ cả môi trường ngoài lớp học mà công việc kết quả của các con chính là làm cho sân trường của chúng ta trông sạch sẽ hơn. - Trong năm học vừa qua tôi đã lồng ghép ở 9 chủ đề với nội dung bảo vệ môi trường. VD: Chủ đề “Gia đình”. + Cho trẻ hiểu: vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người. Môi trường với sức khoẻ của con người. Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường. VD: Chủ đề: “phương tiện về luật lệ giao thông”. Trẻ đã hiểu nguyên nhân của ô nhiễm môi trường chính là khói của các phương tiện giao thông . *Tích hợp vào giờ đón trẻ - chơi tự do: Trẻ biết cất đồ dùng một cách ngay ngắn gọn gàng đúng nơi quy định. Cô và trẻ trò chuyện về sự ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân làm môi trường không khí bị ô nhiễm? Tác giả: Vũ Thị Huệ 10
  2. SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” nhở bố mẹ thực hiện những điều đó bằng cách nhà gần thì đi xe đạp đến trường, có như vậy mới làm môi trường không khí của chúng ta trong sạch. * Thông qua hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong trong giáo dục trẻ và được tổ chức đáp ứng theo nhu cầu của trẻ. Thông qua trò chơi phân vai: Trẻ đóng vai thể hiện công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường. Cho trẻ trồng và chăm sóc cây là việc làm tốt làm cho môi trường xanh sạch đẹp, tạo cảnh quan môi trường. Vì vậy phòng lớp tôi với diện tích vừa đủ tôi đã tạo cho trẻ biết chăm sóc tưới nước cho cây, lau lá cây, nhắc nhở trẻ kiểm tra xem chậu cây nào cần với đất Tôi đã giải thích cho trẻ hiểu thành quả lao động của các con, làm cho trường thêm đẹp, cả lớp sẽ được hưởng bầu không khí trong lành. Trong các trò chơi “ bé tập làm người lớn” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên vật liệu, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi chơi. Qua dạo chơi ngoài trời cô giáo dục cháu không ngắt hoa bẻ lá xả rác bừa bãi làm bẩn sân trườg. Cho trẻ lao động tập thể, nhặt lá cây nhặt rác trong các luống rau, nhặt rác ngoài sân trường . * Hoạt động học tập: Thông qua các trò chơi học tập: trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ biết các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trò chơi cô giáo thiết kế trên máy tính để trẻ hứng thú và ghi nhớ sâu hơn. + Ví dụ: Khám phá khoa học: - Tổ chức cho trẻ quan sát, làm thí nghiệm thực nghiệm đơn giản, cây cần gì để lớn lên (nước, không khí, ánh sáng) hiểu sự cần thiết của nước, không khí, ánh sáng đối với con vật và thực vật, thí nghiệm nước bẩn do rác, không khí ô nhiễm do khói bụi, mùi hôi thối.Trẻ đưa ra phương án giải quyết trong một số tình huống gủa định. Hỏi trẻ : Cháu sẽ làm gì khi nước tràn và chảy ra ngoài? Tác giả: Vũ Thị Huệ 12
  3. SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” - Nếu có cháu để đồ dùng, đồ chơi chưa gọn, rửa tay còn để tràn nước ra ngoài máng nước, thấy nước tràn mà không vặn vời lại, đi vệ sinh đúng nơi quy định . thì cô nhắc nhở nhẹ nhàng những trẻ có hành vi chưa có lợi cho môi trường. Để giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng là cô giáo phải luôn gương mẫu để trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. 3.Biện pháp thứ ba: Tạo mọi điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm: Tôi luôn lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra. Ví dụ: - Chúng ta biết được những cây gì xung quanh chúng ta? - Tại sao phải trồng cây? - Trồng cây trong lớp (sân trường) mình để làm gì? - Muốn cây xanh tươi tốt chúng ta làm gì? Với những câu hỏi đó, cô cho trẻ trao đổi với nhau những gì mà trẻ biết, động viên trẻ thể hiện những kinh nghiệm của bản thân. Có thể buổi trò chuyện sẽ được tiếp diễn vào ngày hôm sau để tiếp tục giải quyết những câu hỏi được đặt ra, trẻ có thể nói thêm, kể thêm về các đối tượng. Kích thích nhiều trẻ hỏi về những chi tiết nào mà trẻ thấy hứng thú. Luôn tạo sự hưng phấn để trẻ tìm hiểu sâu về các đối tượng của môi trường thiên nhiên. Đối với con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật, cây, hoa, lá (tùy theo chủ đề). Cô cho trẻ xem về quá trình phát triển, thay đổi của đối tượng: Hạt -> nảy mầm -> cây có chồi -> lá non -> lá xanh thẫm, to hơn , sau đó trẻ được xem cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng. Tác giả: Vũ Thị Huệ 14
  4. SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” ở rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt ngoài ra cây xanh còn cung cấp nhiều hoa thơm quả ngọt, thuốc chữa bệnh. - Làm tốt công tác vận động hỗ trợ của phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình và làm đồ chơi để tặng người thân. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động này phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở gia đình nữa. 5. Biện pháp thứ năm: Làm đồ dùng đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu phế thải: Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên, tôi luôn kết hợp với giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đơn giản được tận dụng từ nguyên vật liệu thải bỏ để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Tôi nhận thấy, có rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên vật liệu này và trẻ đã hào hứng chơi với những đồ chơi ấy vì yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ. Đồng thời, tôi cũng chú ý sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài để làm phong phú hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp cho trẻ. Nhằm kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ vào các hoạt động một cách tích cực. Sau mỗi việc làm tôi đều giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của mỗi việc làm đó: Vệ sinh lớp học giúp cho không khí trong lớp được trong lành, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ không có bụi bẩn sẽ giúp cho các con được khỏe mạnh, làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải là một việc làm ý nghĩa bảo vệ môi trường vì cô con mình đã tiết kiệm được nguồn nguyên liệu và góp phần giảm bớt đi lượng rác thải rất lớn đang thải ra môi trường. Trẻ hiểu được từng việc làm của mình sẽ là động cơ để trẻ thể hiện những hành vi giúp cô tham gia bảo vệ môi trường. Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện một số biện pháp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Tác giả: Vũ Thị Huệ 16
  5. SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” +Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây tưới cây góc thiên nhiên, có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp, trường luôn sạch đẹp. + Ngoài ra trẻ còn biết nhắc nhở khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi, biết nhắc nhở người lớn không hút thuốc ở nơi công cộng và biết nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng tới môi trường. + Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động trực nhật khi được yêu cầu. + Trẻ biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ, biết nhắc nhở bố mẹ mang những nguyên vật liệu Phế thải đến lớp để làm đồ chơi và những đồ dùng tự tạo. +Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa con người với động vật, thực vật. Các nguồn tài nguyên như nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương, đồng thời trẻ nói được những điều nên làm và không nên làm của con người có ảnh hưởng tới môi trường sống. Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. * Trước khi thực hiện: Tốt Khá T.Bình Yếu - Trẻ có ý thức BVMT 6= 20% 9 =30 % 10=33,3% 5=16,7% Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai với môi trường. 2=6,7% 5=16,7% 15=50% 8 =26,6% - Biết thực hiện các việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường. 0=0% 7=23,3% 14=46,7% 9=30% Tác giả: Vũ Thị Huệ 18
  6. SKKN “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi” 2. Hiệu quả tính thiết thực: Từ tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Phong Khê, tôi rút ra được bài học như sau: Trước hết giáo viên phải thấy được thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là quan trọng, từ đó cố gắng phối hợp với đồng nghiệp để cải thiện thực trạng. Qua nghiên cứu tôi đã có thêm hiểu biết về lý luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Điều này rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ, của bản thân tôi và tất cả giáo viên trường mầm non Phong Khê, để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. 3.Kiến nghị và đề xuất - Để phục vụ tốt cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non thì nhà trường nên có hình thức tuyên truyền phối hợp với phụ huynh một cách hiệu quả như: Ngoài ra nhà trường nên đặt thùng rác ở nhiều nơi để phụ huynh và trẻ vứt rác thuận tiện. Thùng rác phải có nắp đậy, phải được phân loại và xử lý đúng quy trình. - Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dùng tài liệu cho giáo viên nghiên cứu để phục vụ cho việc dạy được tốt hơn. Trên đây là một số những kinh nghiệm nhỏ của tôi đã áp dụng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trường mầm non. Kính mong sự tham gia góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tôi ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phong khê ngày 13 tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ Vũ Thị Huệ Tác giả: Vũ Thị Huệ 20