Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non
1/THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
- Ưu điểm:
Được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của trẻ đầy đủ, phong phú, thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiều hoạt động.
Trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm có nhiều trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào trò chơi. Một số trẻ biết phối hợp cùng cô.
Luôn học hỏi và tìm tòi hiểu biết thêm một số kỹ năng tổ chức, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua bạn bè, trẻ, đồng nghiệp và sách báo.
Nhiều năm dạy lớp 3-4 tuổi nên nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, ham học hỏi, luôn tìm tòi những tài liệu tập san. Đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống mạng Internet cho 100% nhóm lớp, thuận tiện cho việc tìm kiếm những trò chơi mới trên mạng, chương trình kidsmart, qua bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm và trong lớp luôn tạo được sự đồng thuận, thống nhất phương pháp giữa 2 giáo viên với nhau.
b) Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:
Ở lớp tôi phụ trách 22/25 trẻ bố mẹ làm nghề nông và là công nhân nên ít thời gian quan tâm và còn xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nên chưa tạo được sự tích cực từ hai phía. Hơn nữa cha mẹ trẻ hay nuông chiều cho trẻ sử dụng internet nhiều nên trẻ còn hạn chế
Giáo viên vốn kiến thức và hiểu biết về kỹ năng sống có nhưng chưa thật phong phú.
Nhiều lúc tổ chức kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Nhưng giáo viên vẫn chưa thật linh hoạt, sáng tạo.
Thời gian hạn hẹp, vì đa số kỹ năng sống chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các hoạt động.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát không chịu tham gia vào cuộc chơi đòi hỏi tính tập thể cao.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_nang_cao_chat_lu.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non
- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi – Giáo viên: Lê Thị Miền PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng nhu cầu hòa nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của trẻ em trong giai đoạn mới. Giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biết là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những tiêu chí đánh giá “ trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.Trên tinh thân đó, Tôi nhận thấy chính dưới mái trường trẻ học được nhiều điều hay, lẽ phải và nhà trường trở thành ngôi nhà thân thiện, đặc biệt với trẻ mầm non 3- 4 tuổi nối riêng và trẻ mầm non nói chung là giai đoạn hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ có kỹ năng sống tốt cho tương lai cuộc sống sau này Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép trẻ đối mặt với thách thức của cuộc sống hàng ngày, kỹ năng sống bát nguồn từ cuộc sống, nhưng không phải chỉ là những kỹ năng để sống mà là công cụ để một người đạt đến thành công trong cuộc sống cá nhân, công việc và cuộc sống xã hội và cách mỗi người sử dụng công cụ ấy để tạo ra sự khác biệt. Ngày nay cuộc sống tấp nập hơn cha mẹ mải lo công việc mà họ đã quên mất đến việc chăm sóc và dạy dỗ con cái. Nhiều gia đình có điều kiện thuê người giúp việc làm các công việc trong gia đình như bón cơm, tắm rửa mặc dù công việc đó con họ có thể tự làm được. Chính vì vậy mà khi gặp khó khăn trẻ không tự giải quyết được vấn đề. Thực trạng hiện nay, việc rèn kỹ năng sống của trẻ tại trường mầm non còn nhiều hạn chế. Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ còn chưa có nét chuyển biến, nguyên nhân chính là do tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức. Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì thế tôi chọn đề tài đề tài sáng kiến kinh 2
- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi – Giáo viên: Lê Thị Miền Thời gian hạn hẹp, vì đa số kỹ năng sống chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các hoạt động. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát không chịu tham gia vào cuộc chơi đòi hỏi tính tập thể cao. 2/ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG TRƯỜNG MN. * Biện pháp 1; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường mần non là còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng củ vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Trong những năm học vừa qua trường tôi được dự giờ rất nhiều các hoạt động chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như:“ kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng bóc trứng, kỹ năng tự phục vụ do phòng GD và Sở GD tổ chức. Sau đó về trường trong những buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã cùng với các giáo viên xem lại và cùng trao đổi về các chuyên đề cho tất cả giáo viên trong trường đều hiểu và nắm vững phương pháp tổ chức Ngoài học tập chuyên đề ra tôi còn tham khảo thêm sách báo giáo dục mầm non do trường phát, phương tiện thông tin đại chúng internet, qua bạn bè đồng nghiệp Thông qua biện pháp này tôi thấy giáo viên hiểu hơn và nắm vững hơn phương pháp cũng như cách truyền đạt kỹ năng sống * Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học Giáo dục kỹ năng sống là phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi và cả trên tiết học. lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành thói quen, hành vi có văn hóa rất cần thiết. trên tiết học trẻ vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết Ví dụ: 4
- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi – Giáo viên: Lê Thị Miền điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống. Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ. * Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm có tính giáo dục và tính tương tác cao Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ trong phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt dộng một cách vui vẻ. Trong việc tổ chức hoạt động ăn của trẻ giáo viên dạy trẻ văn hóa trong ăn uống, dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng,không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa, hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngăn ngắn, ăn hết xuất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh * Biện pháp 4: giáo dục kỹ năng sống thông qua các trò chơi vận động Biện pháp này giúp Tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong phú cho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng của chúng với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó Tôi lưu lại để sau này sử dụng Ví du: Nội dung “Kỹ năng hợp tác” đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực 6
- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi – Giáo viên: Lê Thị Miền Sáng ban mai Thỏ áo hường Trời trong mắt Cầm điện thoại Vang tiếng hát Bấm số nào? Khắp rừng sâu Biết làm sao? Bầy thỏ nâu Ôi chẳng nhớ Đến nhà bạn Đành gõ cửa Nhưng các chú Đủ các nhà Chẳng nhớ nhà Có biết đâu Thỏ bàn nhau Gõ nhà cáo Hay gọi điện Thỏ mếu máo Hỏi lại bạn Chạy vội vàng Cho rõ đường Ôi cáo gian Nguy hiểm quá => Trẻ học kỹ năng giữ an toàn cá nhân. Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết * Biện pháp 6: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao, việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ, từ đó đề ra biện pháp phù hợp cũng như cách tác động,phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyên trẻ đúng phương pháp. Tôi thường trao dổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiển hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại, hay tham gia các nhóm sinh hoạt không?trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đò chơi 8
- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi – Giáo viên: Lê Thị Miền Người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ. Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ. Giáo viên cần trao đổi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết mình về nhiều lĩnh vực. Giáo viên có sự trao dổi tích cự với phụ huynhthoong qua giao tếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay giáo dục kỹ năng sống 4. KẾT LUẬN Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc là làm hết sức quan trọng và cần thiết, điều đó giúp cho trẻ tự tin chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc ảm ơn đúng lúc, để thích nghi với môi trường khác nhau Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm , trí tuệ, thẩm mĩ là nền tảng cho quá trình học tập suốt dời của trẻ, người lớn hãy luôn khuyến khích trẻ manh dạn tham gia các hoạt độngtự tin vào bản thân, đồng thời khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục đích đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cùng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách hãy trao đổi với trẻ về những 10
- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi – Giáo viên: Lê Thị Miền Sự tò mò và khả năng 52% 96% 44% sáng tạo Kỹ năng an toàn cá 60% 92% 32% nhân PHẦN IV: CAM KẾT Trên đây là biện pháp mà tôi đã dạy trẻ kỹ năng sống và được thực hiện trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi. Sau quá trình thực hiện tôi thấy có sự thay đổi tích cực và đạt hiệu quả đáng khích lệ. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để hoạt phát triển thể chất đạt được kết quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tam Đa , ngày 11 tháng 11 năm 2020 Giáo viên Lê Thị Miền Đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn Tổ chuyên môn Nguyễn Thị Oanh Đánh giá, nhận xét của nhà trường . HIỆU TRƯỞNG 12