Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học

I. Mục đích của Sáng kiến.

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :

Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.

Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.

Nhận được những lời góp‎ ‎‎ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.

Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.

II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.

Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải kết hợp giáo dục nhân cách, giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, các kĩ năng cần thiết để học sinh thích ứng với những thay đổi diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó, giúp các em tích lũy thêm vốn hiểu biết từ những việc mà chính các em được tham gia, được trải nghiệm; biết cách giải quyết các vấn đề một cách tự lập; giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.

          Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt các buổi trong tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng các môn học, năng lực và phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

doc 18 trang minhvi99 04/03/2023 4160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ket_hop_giao_duc_nhan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp kết hợp giáo dục nhân cách với các kĩ năng sống trong trường Tiểu học

  1. giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng bây giờ các em tự ứng cử và đề cử rồi bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp. Tiến trình bầu chọn Hội đồng tự quản lớp được diễn ra như sau: - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch HĐTQ và Phó Chủ tịch HĐTQ. - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn. - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Ban bầu cử phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. - 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (01 Chủ tịch và 02 Phó chủ tịch). Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3em được bầu chọn cũng cảm thấy tự hào. b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản lớp: Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: * Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTQ: - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp. - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. * Nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch HĐTQ: - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên. 6
  2. phải làm theo đúng diều thầy cô giáo yêu cầu, phải lĩnh hội những điều không phải lúc nào cũng thích thú công việc học tập đã đòi hỏi ở trẻ em trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định. Bởi vậy GVCN đã nhanh chóng giúp đỡ em nhỏ mau thích ứng được với các hoạt động mới để ngay từ đầu hình thành cho các em đức tính tự lập, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập đối với phương pháp đúng đắn, động cơ trong sáng. Một mặt vẫn làm cho trẻ vui mà học, song mặt khác cũng giúp trẻ quen dần với loại hình hoạt động căng thẳng, nghiêm túc. b) Các hoạt động vui chơi: Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khoẻ cho HS là những hoạt động cần thiết. GVCN luôn tạo điều kiện, cơ hội để HS tích cực hoạt động, xây dựng các mới quan hệ có ý nghĩa tác dụng giáo dục tích cực nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS; khuyến khích, động viên các em tham gia các hoạt động của Đội, Sao Nhi đồng, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao c) Hoạt động lao động: GVCN tổ chức cho các em được tham gia nhiều loại lao động khác nhau: Thu nhặt rác bỏ vào thùng, vệ sinh khu lớp học sạch sễ, hướng dẫn làm đồ thủ công GVCN căn cứ vào kế hoạch của trường, tình hình của lớp để tổ chức lao động cho lớp thường xuyên, vừa sức, có kết qủa. Ngoài ra GVCN còn giáo dục các em có ý thức lao động để phục vụ bản thân và phục vụ gia đình. Ngoài các hoạt động trên, GVCN còn tổ chức cho các em đi thăm, giúp đỡ gia đình liệt sỹ, neo đơn, góp quỹ nhân đạo, II. Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác. 1. Kết hợp với các GV khác. GCVN vừa giảng dạy, vừa giáo dục, vừa quản lý lớp, có trách nhiệm giáo dục toàn diện HS. Do mối quan hệ giữa các tập thể lớp trong trường, GVCN phải biết kết hợp với các GV trong trường cùng khối lớp và GV dạy cùng lớp ở 2 môn tin học và ngoại ngữ , giáo viên dạy môn nghệ thuật để cùng phối hợp tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục toàn diện HS của lớp. 2. Kết hợp với Đội" Sao đỏ" Thiếu niên Tiền phong. 8
  3. hỏi người GV phải nhiệt tình, yêu nghề, vượt khó. Đối với tập thể HS, với các GV khác trong trường và với các lực lượng GD khác, người GVCN bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình GD HS lớp mình. III. Vận dụng thực tiễn với từng lớp trong trường. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong một năm học, GVCN đã soạn thảo và tuân thủ theo một quy trình hoạt động chặt chẽ. Quy trình này thường trình bày theo trình tự thời gian, diễn biến của năm học. 1. Nghiên cứu tìm hiểu về đối tượng giáo dục. Vào đầu năm học, GVCN đã có sự khảo sát, điều tra mọi mặt của từng HS. Từ đó soạn thảo kế hoạch chung, kế hoạch riêng sát hợp với từng em. Cụ thể, GVCN tiến hành điều tra theo các bước sau: 1.1 Điều tra bằng phiếu: a) Nội dung điều tra: Họ và tên HS nam ( nữ) Con ông: , Nghề nghiệp Con bà: , Nghề nghiệp . Chỗ ở của gia đình: . Số người trong gia đình: . HS là con thứ mấy: Tình hình kinh tế gia đình: . b) Mục đích điều tra: GVCN nắm được tình hình chung, hoàn cảnh gia đình và đặc điểm của từng HS trong lớp để tạo điều kiện tốt cho việc liên hệ GD HS giữa gia đình, nhà trường, xã hội. 1.2. Điều tra qua học bạ: GVCN sử dụng học bạ để tìm hiểu về khả năng nhận thức, học lực của học sinh, đặc điểm cá nhân và mức độ ý thức rèn luyền, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Đặc biệt là việc gặp gỡ, trao đổi với GVCN cũ để tìm hiểu kĩ vè học sinh của mình. 1.3 Điều tra đặc điểm tâm lí và ước mơ: Câu hỏi điều tra là: Em thích học môn gì? Muốn học giỏi em phải làm gì? 10
  4. + Đạt: 35/35 đạt = 100%; Chưa đạt: 0/35 = 0% *Phẩm chất + Đạt: 35/35 đạt = 100%; Chưa đạt: 0/35 = 0% * VSCĐ loại Đạt: 100% + Là lớp dẫn đầu các phong trào thi đua của Nhà trường và của Đội đề ra. 3. Một số biện pháp chính. a) Giáo dục đạo đức: - Học tập nhiệm vụ HS và viết đăng ký vào sổ liên lạc - Phát huy năng lực Hội đồng tự quản lớp, xây dựng lớp tự quản - Gặp cán bộ Đoàn- Đội trao đổi 1 lần/ tháng - Kết hợp với các GVCN trong khối - Gặp cán bộ địa phương - Nắm thông tin qua các loại sổ sách Một số biện pháp khác: Thường xuyên theo sát lớp, đưa các em vào nền nếp. Xây dựng ý thức tự quản cho Hội đồng tự quản. Động viên, khuyến khích kịp thời, tổ chức thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. b)Học tập: - Kiểm tra chất lượng văn hoá HS vào đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ. - Phân loại trình độ học lực của cả lớp vào tháng 9. - Thẩm định chất lượng học sinh theo từng tháng. - Kiểm tra dụng cụ học tập, SGK vào tháng 9, và các giờ học. - Hướng dẫn cha mẹ HS quản lý HS học tập ở nhà - Xây dựng phong trào đôi bạn giúp nhau cùng tiến - Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi - Sử dụng hình thức động viên, khen, cho điểm thi đua Một số biện pháp khác: Tổ chức hoạt động nhóm ở các nội dung phù hợp, HS tự đánh giá kết quả của mình và của bạn c) Giáo dục lao động: - Lao động vệ sinh chuyên theo lịch phân công - Lao động xây dựng trường lớp 12
  5. - Hiểu về vai trò , vị trí và nhiệm vụ của người GVCN ở bậc Tiểu học - Hiểu nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm Đây là cơ sở rất quan trọng là tiền đề vững chắc cho việc vận dụng chỉ đạo công tác chủ nhiệm của các lớp vào những năm học sau và vào thực tế của nhà trường. * Năm học 2015-2016: - 01 học sinh đạt giải Nhất chữ viết đẹp cấp Huyện; 01 học sinh đạt giải Nhì chữ viết đẹp cấp Tỉnh. - Không có học sinh vi phạm các quy định của nhà trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông. + Duy trì sĩ số đến hết HKI: 35/35 đạt 100/%. + Phấn đấu đến cuối năm học sĩ số: Đạt 100% + Học sinh lên lớp thẳng: Đạt 100% + Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt 3 năm qua luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác. + 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo trái buổi. 2. Về chỉ đạo các lớp chủ nhiệm của BGH. Thống nhất trong Ban Giám hiệu Khi phân công GVCN lớp, lãnh đạo nhà trường lựa chọn những người có trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cao, có kinh nghiệm sống. Bên cạnh đó, hàng tháng hầu hết nhà trường bố trí họp bàn và trao đổi kinh nghiệm với các GVCN để nắm tình hình, đề ra phương pháp thiết thực để giải quyết vướng mắc, từ đó có nhiều biện pháp hay, hiệu quả, kịp thời khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, công tác GVCN được đưa vào tiêu chí thi đua của nhà trường. - Giúp Giáo viên chủ nhiệm luôn nhận thức được vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mình; có nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm khoa học hiệu quả. - Giúp lớp chủ nhiệm luôn vững mạnh về mọi mặt đạt chỉ tiêu. Bên cạnh mặt đạt được, công tác GVCN vẫn còn nhiều hạn chế như: một bộ phận HS ý thức học tập chưa cao; thiếu sự quan tâm của gia đình; mối quan 14
  6. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập. Từ thực tiễn của đất nước và nhìn ra thế giới, chúng ta đã ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của sự nghiệp GD thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối với HS ở bậc Tiểu học thì vai trò và trách nhiệm của người GVCN càng lớn. HS ở bậc Tiểu học còn nhỏ, hồn nhiên dễ khóc, dễ cười và hiếu động người GVCN ở bậc Tiểu học nói chung và người GVCN trường Tiểu học Trừng Xá nói riêng có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân vật trung tâm lãnh đạo quá trình sư phạm, có chức năng và nhiệm vụ nặng nề ; đó là hình thành cho HS những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đây chính là cuộc sống lao động, mục tiêu GD Tiểu học mà GVCN phải giúp HS hướng tới . Qua thời gian nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tìm hiểu ở trên, từ những thuận lợi và khó khăn ở trường Tiểu học Trừng Xá, để chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác của người quản lý GVCN lớp, tôi đã mạnh dạn đề xuất 4 biện pháp mà theo tôi có tính thực tiễn là: Biện pháp: Giáo dục đạo đức Biện pháp: Giáo dục học tập Biện pháp: Giáo dục lao động Biện pháp: Giáo dục thể chất và thẩm mỹ 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai. Giúp cho mỗi giáo viên chủ nhiệm nắm được cách quản lí lớp có hiệu quả hơn. Giúp cho cán bộ quản lí nhà trường hiểu và chỉ đạo đúng hướng hơn về công tác chủ nhiệm của các lớp trong phạm vi toàn trường. 3. Kiến nghị. 1. Đối với gia đình: - Cần quan tâm nhiều đến con em, thường xuyên nhắc nhở việc học hành ở nhà cũng như ở lớp. - Cần tạo điều kiện và thời gian nhiều cho con em, phải có góc học tập riêng cho chúng. 16
  7. PHẦN IV. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Giáo dục học đại cương, xuất bản 1996 - Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê *Giáo dục học - xuất bản 1996 - Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Hữu Dũng * Đạo đức học - Nhà xuất bản ĐH và GD chuyên nghiệp Hà Nội 1991 Trần Hậu Kiên - Bùi Công Trang * Tâm lý học đại cương - xuất bản 1996 Nguyễn Quang Uẩn - Trần Hữu Luyến - Trần Quốc Thành. * Tâm lý học - Nhà xuất bản giáo dục - xuất bản 1996 Nguyễn Minh Hạc - Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Quang Uẩn * Tâm Lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm xuất bản năm 1996 Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thăng. * Cơ sở tâm lý học của đức dục Quang Hà - Diệu Vân - Hữu Tâm dịch Sách giáo khoa đạo đức lớp 1-5 *Sổ chủ nhiệm của giáo viên Tiểu học *Sổ liên lạc của HS Tiểu học 18