Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Khối 4

Thực tế ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Mọi người thường ngồi vào chiếc máy vi tính để soạn thảo văn bản thay vì cầm bút viết ngay trên giấy. Chính vì vậy mà nhiều năm gần đây việc rèn chữ của người học ít được gia đình và nhà trường quan tâm. Mặc dù cũng có phong trào thi “Vở sạch, chữ đẹp” nhưng thường chọn những em nổi trội trong lớp chứ chưa quan tâm tới việc rèn chữ cho học sinh cả lớp. Ở các trường Tiểu học cũng vậy, tình trạng học sinh viết xấu là một thực trạng đáng báo động. Người giáo viên không chú trọng lắm vào việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh thậm chí cũng có giáo viên chữ viết chưa đúng quy cách. Cũng có những trường thường đạt giải cao trong các kỳ thi chữ viết đẹp nhưng ở những trường đó cũng chỉ có những em trong đội tuyển mới được quan tâm nhiều. Và với những em đi thi cũng chỉ chú ý tới rèn chữ, giữ những quyển vở tham gia dự thi sạch đẹp. Có nghĩa là mục đích rèn chữ thiên về để đi thi nhiều hơn đích rèn “nết người” cho học sinh. 

Mặt khác, ở địa bàn Thị trấn, học sinh được tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin hiện đại, không gian cho các em vui chơi hạn hẹp hơn nên học sinh thường xuyên làm bạn với những căn phòng chật hẹp, máy vi tính, ti vi ... và số học sinh bị cận cũng vì thế mà tăng lên. Nhiều vị phụ huynh lại cho rằng nguyên nhân bị cận là do ... rèn chữ. Ngay cả các em được chọn vào đội tuyển thi viết chữ đẹp thường cũng không nhận được sự ủng hộ của gia đình. Tất cả những thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung. Thực trạng này đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người có cách nhìn, cách hiểu đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của việc rèn chữ viết cho học sinh và việc tìm ra phương pháp rèn chữ đúng cách là quan trọng và cần thiết. 

docx 19 trang minhvi99 08/03/2023 6120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Khối 4

  1. trí, Tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh. Tôi đọc cho học sinh viết một đoạn văn và kết quả thu được như sau: Kết quả bài khảo sát lần 1 năm 2020 Chữ viết sai mẫu Tổng Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết sai Chữ viết số học đúng sai phụ sai vần sai dấu sự liên kết đẹp sinh mẫu âm đầu thanh giữa các nét, các âm, vần 39 7 15 5 3 3 6 2. Các biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh a) Biện pháp 1: Tuyên truyền, phối hợp tốt với phụ huynh học sinh Ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi đã trao đổi với phụ huynh hiểu vai trò quan trọng của việc rèn chữ cho học sinh. “Nét chữ - Nết người” việc rèn chữ không chỉ là để các em có chữ viết đúng, đẹp mà thông qua đó còn giúp các em học các môn học khác tốt hơn. Luyện viết chữ đẹp là luyện cho các em đức tính cẩn thận, kiên trì và nâng cao khiếu thẩm mỹ, óc sáng tạo. Trong công việc các em sẽ thận trọng, tự tin vào bản thân mình hơn. Từ đó tôi phối hợp với phụ huynh để xây dựng phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”. Tôi giới thiệu bộ chữ mẫu để phụ huynh tham khảo, tư vấn cho các bậc phụ huynh cách chọn vở, chọn bút phù hợp cho các em. Hằng tuần, chụp những bài viết đẹp của học sinh (Toán, chính tả, tập làm văn, ) gửi lên zalo của lớp để chia sẻ với các bậc phụ huynh nhằm tuyên truyền và nhận được sự phối hợp của phụ huynh rất cao. b) Biện pháp 2: Khơi gợi ở học sinh mong muốn viết chữ đẹp Mọi việc làm thành công đều bắt đầu bằng đam mê và luyện chữ viết cũng vậy. Người giáo viên phải có nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của các em trong việc rèn chữ viết bằng cách kể cho học sinh nghe những câu chuyện về gương viết chữ đẹp như Cao Bá Quát, cho các em xem các bài mẫu của các học sinh khóa trước đạt giải của trường, của huyện, đưa các bài văn, bài toán viết và trình bày 4
  2. - Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. - Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay. - Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). - Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. - Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. d) Biện pháp 4: Cung cấp một số thao tác viết và kĩ thuật viết 1. Thao tác viết liền mạch Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau, các nét viết liền mạch không nhấc bút. 2. Kĩ thuật lia bút Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ các với nhau nét bút được thể hiện liên tục nhưng ngòi bút, phấn không chạm vào mặt giấy, mặt bảng. Ví dụ: Từ chữ “b” đến chữ “a” không viết liền được ta viết chữ “b” sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ “a”. Hoặc từ chữ “y” sang chữ “a” không viết liền mạch được ta viết chữ “y” sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ “a”. Hay chữ cờ, cá, cà, cũng như vậy. 3. Kĩ thuật rê bút Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ: Khi viết chữ “th” phải viết nét thẳng của chữ sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược ngòi bút lên đường kẻ thứ hai để viết nét móc hai đầu. 4. Cách xê dịch vở khi viết Khi viết chữ đứng học sinh để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu viết chữ nghiêng cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng mép bàn tạo thành 1 góc 6
  3. Do đặc điểm tâm lí của lứa tuổi nên tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan (chữ mẫu) là cần thiết. Đây cũng là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Chữ mẫu có nhiều hình thức: Chữ mẫu in sẵn, chữ mẫu phóng to trên bảng, chữ mẫu của giáo viên, mỗi loại chữ mẫu có tác dụng khác nhau: + Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện cho các em phân tích hình dạng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học. + Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. Chữ viết của giáo viên là vấn đề có tính chất quyết định bởi giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về tất cả mọi mặt nhất là học sinh tiểu học và đặc biệt là các lớp đầu cấp thầy cô luôn là một hình ảnh đẹp đẽ và mẫu mực. Học sinh quan sát và bắt chước chữ cô giáo nên trong một lớp, chữ viết các em tương đối giống nhau và gần giống chữ giáo viên. Chính vì vậy mà muốn làm tốt công việc rèn chữ thì trước tiên người giáo viên phải là người có kĩ năng viết chữ thành thạo, phải có chữ viết đều đẹp, đúng cỡ chữ quy định dành cho học sinh tiểu học, chữ viết của giáo viên phải rõ ràng và có khả năng viết mẫu cho học sinh noi theo trong mỗi giờ dạy của mình. g) Biện pháp 6: Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học Giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh rèn luyện chữ viết trong các môn học. Có như vậy việc luyện tập viết chữ mới được củng cố, đồng bộ thường xuyên, chất lượng chữ viết của học sinh cũng được nâng lên và những phẩm chất tốt như: tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mĩ của học sinh cũng được hình thành. Rèn chữ cho học sinh không chỉ ngày một, ngày hai mà cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên ngoài trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. Phân môn Chính tả: Khi dạy phân môn chính tả cần chú trọng khâu hướng dẫn học sinh viết đúng (trong các tiết chính tả nghe - viết, nhớ - viết) và khâu hướng dẫn học sinh phân 8
  4. Ngoài những mẹo để phân biệt các âm đầu dễ lẫn, trong mỗi giờ chính tả tôi còn kết hợp củng cố, củng cố cho học sinh một số luật chính tả Tiếng Việt. Phân môn Tập đọc: Khi dạy phân môn tập đọc phải chú trọng việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh bởi vì có đọc đúng mới viết đúng. Đa số các em viết sai chính tả là những em thường đọc sai, đọc ngọng. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm để phân biệt các cặp phụ âm đầu dễ lẫn như l/n, s/x, tr/ch. Ví dụ: Đọc là “lờ” viết l. Đọc là “nờ’’ viết n. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng lưỡi một cách hợp lý để phát âm đúng hai âm “l’’ và “ n’’. Khi phát âm “ l’’ hơi đi thẳng lưỡi còn khi phát âm “ n’’ thì lưỡi cong lên chạm vào hàm ếch và luồng hơi thoát ra ngoài mũi. Phân môn Luyện từ và câu: Ngoài việc giúp các em hệ thống từ ngữ theo từng chủ đề, nắm được nghĩa của một số từ, cách sử dụng một số dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, ), củng cố cho học sinh các câu viết theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? giáo viên phải luôn quan tâm tới cách trình bày, cách viết từ, viết câu, cách sử dụng dấu câu của học sinh. Khi học sinh làm bài, chữa bài, không nên chỉ quan tâm tới việc từ các em tìm đúng hay sai mà còn phải nhận xét em đó điền từ, viết từ đó thế nào và quan tâm tới việc em đó viết câu như thế nào: Đầu câu có viết hoa hay không, cuối câu dùng dấu câu đúng chưa, chữ viết ở bài làm thế nào? Chúng ta cũng luôn phải quan tâm tới việc giúp học sinh nắm nghĩa của từ vì phần giải nghĩa hỗ trợ rất nhiều cho việc viết đúng Tiếng Việt và khi học sinh hiểu ý nghĩa của từ thì lúc đó học sinh đồng thời sẽ tái hiện được hình ảnh của chữ và từ đó chọn cách viết đúng. Phân môn Tập làm văn: Ở mỗi một giờ tập làm văn ngoài việc hướng dẫn các em thực hiện đúng yêu cầu đề bài sao cho đảm bảo nội dung, diễn đạt lưu loát, biết đưa các hình ảnh so sánh, nhân hóa vào cho bài văn sinh động chúng ta cũng phải quan tâm tới cách trình bày và chữ viết của học sinh trong bài làm. Một bài văn không thể đạt 10
  5. Tiết sinh hoạt lớp dành thời gian tổng kết đánh giá việc rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch của học sinh và tuyên dương những em có tiến bộ. 3. Thực nghiệm sư phạm a) Mô tả cách thực hiện Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong việc rèn chữ, chữ viết của các em ngày càng tiến bộ. So với kết quả đầu năm nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì đến bây giờ chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết của học sinh nhanh hơn, tỉ lệ học sinh viết đúng, đẹp cũng được nâng lên một cách rõ rệt. Không chỉ vậy mà kết quả học tập các môn học khác cũng không ngừng nâng cao. Đến giờ tập viết các em đã ngồi nắn nót từng chữ, từng bài thay cho viết ngoáy để nhanh xong như trước. Mỗi một bài học, bài kiểm tra đều được các em làm cẩn thận, cố gắng trình bày thật sạch sẽ, thật khoa học. b) Kết quả đạt được Kết quả cụ thể của lớp 4B Kết quả bài khảo sát lần 2 năm 2020 Chữ viết sai mẫu Tổng Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết sai Chữ viết số học đúng sai phụ sai vần sai dấu sự liên kết đẹp sinh mẫu âm đầu thanh giữa các nét, các âm, vần 39 10 18 4 2 2 5 Kết quả bài khảo sát lần 3 năm 2020 Chữ viết sai mẫu Tổng Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết sai Chữ viết số học đúng sai phụ sai vần sai dấu sự liên kết đẹp sinh mẫu âm đầu thanh giữa các nét, các âm, vần 39 12 20 2 1 0 4 12
  6. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” tiêu biểu. Cần mở rộng chuyên đề hội thảo về phương pháp rèn chữ viết để giáo viên được trao đổi tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp đỡ học sinh luyện viết, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc luyện viết: rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn được tính kỷ luật và văn hóa viết. b) Đối với Lãnh đạo nhà trường Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức. Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Nhà trường nên tổ chức các hình thức ngoại khoá thi viết: thi viết nhanh trong lớp, khối để động viên khuyến khích học sinh tập viết. Đẩy mạnh phong trào “ Vở sạch - chữ đẹp”. Kết thúc mỗi năm học nên giữ lại những bộ vở đẹp để lưu lại phòng Truyền thống của nhà trường làm chuẩn để kích thích phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” cho năm học tiếp theo. c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT Đầu tư cơ sở vật chất (bàn ghế đúng quy cách, thiết bị dạy học, ) để các em có điều kiện học tập đạt kết quả tốt hơn. Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong phong trào rèn chữ, giữ vở. Bồi dưỡng phương pháp rèn chữ viết cho đội ngũ giáo viên. 14
  7. PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Qua quá trình áp dụng biện pháp tôi thu được kết quả nhất định. Đầu năm học, vẫn còn nhiều em viết chữ chưa đúng, chưa đẹp. Sau khi được sự quan tâm sát sao, động viên khích lệ của giáo viên, các em đã có hứng thú với các giờ học và chất lượng chữ viết của các em đã được cải thiện một cách rõ rệt. Chất lượng này được thể hiện qua kết quả sau: Trước khi áp dụng các biện pháp: Kết quả bài khảo sát lần 1 năm 2020 Chữ viết sai mẫu Tổng Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết sai Chữ viết số học đúng sai phụ sai vần sai dấu sự liên kết đẹp sinh mẫu âm đầu thanh giữa các nét, các âm, vần 39 7 15 5 3 3 6 Sau khi áp dụng các biện pháp: Kết quả bài khảo sát lần 3 năm 2020 Chữ viết sai mẫu Tổng Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết Chữ viết sai Chữ viết số học đúng sai phụ sai vần sai dấu sự liên kết đẹp sinh mẫu âm đầu thanh giữa các nét, các âm, vần 39 12 20 2 1 0 4 16
  8. Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn TỔ CHUYÊN MÔN Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG 18