Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất

Cơ sở thực tiễn  
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương: 
Phong Khê  là một xã mới sát nhập về Thành phố Băc Ninh. Người dân chủ 
yếu làm nghề giấy, một ít là công nhân viên và buôn bán nhỏ. Lãnh đạo địa phương 
luôn quan tâm đến giáo dục xã nhà nhưng cũng chưa chú trọng nhiều đến công tác 
phát triển XHHGD nghành học mầm non. 
2.2.Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường: 
Trường  Mầm non Phong Khê Năm học 2014 – 2015  có số lượng như sau: 
+ Tổng số học sinh :  460 cháu 
+ Tổng số lớp : 17 lớp ( Nhóm trẻ 2. lớp mẫu giáo 15) 
+ Trình độ đào tạo : 
- Ban giám hiệu : Đại học : 02 
- Giáo viên:  19: Đại học : 11 , Cao đẳng : 8. 
+ Đội ngũ CBCNV :  31 người

Trong đó : Ban giám hiệu : 02; Giáo viên : 19; Nhân viên : 10 
+ Cơ sở vật chất của trường: 
Có đủ CSVC trang thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động dạy và học. 
2.3 Tình hình của lớp. 
Năm học 2014 - 2015 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 4-5 tuổi, với số 
cháu 26 cháu, 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hoạt bát, đạt yêu cầu tối thiểu về 
phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, 
cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để 
tôi nghiên cứu thực hiện Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển 
tính tích cực vận động trong giáo dục thể chât cho trẻ mầm non được tốt hơn. 

pdf 27 trang minhvi99 08/03/2023 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_gia.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất

  1. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút. Trang bị dụng cụ như : gậy , nơ , vòng , hoa tua cờ tập thể dục kết hợp với nhạc và động tác phù hợp để tạo hứng thú cho trẻ tập. Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng tôi thường xuyên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: Khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục,cờ, nơ .sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang thực hiện. Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế: đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ và sự kết hợp hài hòa với âm nhạc. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ 4. Biện pháp thứ tư: Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Ví dụ như : khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi có thể trang trí các đồ dùng học tập như: Cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa thanh - 16 - Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường
  2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: 5.1 Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ dưới hình thức thi “nhảy đẹp” 5.2: Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3-5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. 5.3. Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi - 18 - Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường
  3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể trẻ không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. 8.Biện pháp thứ tám: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung : Với mỗi chủ điểm tôi luôn chọn lựa các bài hát có nội dung phù hợp để đưa vào dạy trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây hứng thú với trẻ. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là: Âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ thơ ấu Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ Một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân – thân – bật với nhịp hô của cô nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ thể: Với phần khởi - 20 - Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường
  4. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo thể hiện gây hứng thú cho trẻ. Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: “Làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình qua vận động”. Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng các hội thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực vào các hộ thi đó. Khi dạy trẻ chủ điểm tết và mùa xuân tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: “Ngày hội mùa xuân” Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Lăn bóng và di chuyển theo bóng - Trò chơi nhảy lò cò. + Khởi động: Cho trẻ lên tàu tới tham dự hội thi. + Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (trẻ tập các động tác thể dục theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ điểm này). + Vận động cơ bản: Phần thi: Ai khéo hơn ai (Trẻ lăn bóng và di chuyển theo bóng) + Trò chơi: Phần thi: Nhảy đẹp (trẻ nhảy lò cò) + Hồi tĩnh: Cho trẻ thể hiện niềm mơ ước của mình (đi nhẹ nhàng) Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy, trẻ thể hiện và hứng thú tích cực tham gia vận động. Bên cạnh đó cô chọn lựa các nội dung giáo dục cho trẻ biết về truyền thống, phong tục tập quán địa phương của đất nước con người Việt Nam. 10. Biện pháp thứ mười: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối - Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình . Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các - 22 - Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường
  5. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ vận động đến bây giờ đã chăm chỉ, luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập cùng nhau và kết quả thể hiện rõ nét. a/ Đối với cô giáo: - Giáo viên tự tin khi thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. - Giáo viên áp dụng được trong từng chủ điểm khác nhau với nội dung phù hợp. - Giáo viên nâng cao được nghệ thuật khi lên lớp. b/ Đối với trẻ: - Trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia hoạt động giáo dục thể chất. - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. - Tạo sự cân bằng giữa sức khỏe và trí tuệ của trẻ. c/ Đối với phụ huynh: Phụ huynh lớp tôi quan tâm hơn tới khả năng vận động của con em mình,luôn trao đổi hỏi cô giáo con em họ có thực hiện được bài tập không? Cháu nào thực hiện tốt nhất? và không quên hỏi bài học vận động tiếp theo là gì?. Từ đó cũng tạo được mối liên kết hài hòa giữa gia đình và nhà trường. Kết quả khi sử dụng các biện pháp trên như sau: Nội dung Đầu năm Cuối năm Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận 35% 95% động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 25% 90% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 70% 95% Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 40% 97% - 24 - Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường
  6. Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất/ - Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, đưa yếu tố âm nhạc, Erobic vào bài học giáo dục thể chất. - Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. - Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối. - Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. 3.Những kiến nghị Để đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng và các khối khác trong trường nói chung được tốt hơn, tôi có một số đề nghị như sau: - Nhà trường sớm đồng bộ về tranh thiết bị cơ sở vật chất trong lớp và ngoài trời nhằm phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất. Trang bị thêm đồ dùng hiện đại để áp dụng cũng như đáp ứng được nhu cầu hiện nay. - Giáo dục thể chất cần chú trọng nhiều hơn dưới nhiều hình thức khác nhau: + Chế độ dinh dưỡng bổ sung cho trẻ SDD thể nhẹ cân, SDD thể thấp còi và cân đối cho trẻ béo phì. + Trong hoạt động thể dục,giờ học. + Trong thể dục buổi sáng. + Vận động sau khi ngủ dậy. + Các buổi dạo chơi ngoài trời. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã thực hiện trong việc gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non. Bên cạnh những kết quả thu được - 26 - Người thực hiện - Nguyễn Thúy Hường