Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tam Đa
Ưu điểm:
- Khi tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Tam Đa”, trong quá trình thực hiện tôi còn gặp rất nhiều thuận lợi và khó khăn sau:
+ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường trong công tác chuyên môn và đặc biệt là sự giúp đỡ của các đồng nghiệp.
+ Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, khắc phục mọi khó khăn trong công tác. Hàng năm được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức.
+ Trẻ chăm ngoan, hồn nhiên, biết vâng lời cô giáo, tham gia tốt và tích cực trong các hoạt động hàng ngày.
+ Luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh.
1.2 Hạn chế:
+ Nhiều trẻ còn rất nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động.
+ Giáo viên vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian có nhưng chưa thật phong phú.
+ Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú.
+ Nhiều phụ huynh nghĩ trò chơi dân gian không còn phù hợp với con em mình, nên hướng tới các trò chơi hiện đại.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_to_chuc_tot_tro_choi.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tam Đa
- - Trò chơi “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhảy lò cò” có nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai đến bàn mười, từ một nụ, một hoa đến tám hoa (Trồng nụ trồng hoa) Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi. - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được các tiêu chí. Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ, rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “Con ruồi có cánh - Đòn gánh có mấu - Châu chấu có chân ” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc. Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại: “Non cao đầy nước, đáy biển đầy mây, dưới đất lắm mây, trên trời lắm cỏ, người thì có mỏ, chim thì có mồm ”.Hay trò chơi “Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ.Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến ” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “đôi tôi, đôi chị ”, “ba lá đa, ba lá đề ”, Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10. 8
- pháp truyền miệng, hay đưa vào các trò chơi để giáo dục ngữ âm cho trẻ. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có kỹ năng phát âm tốt rõ ràng, mạch lạc, rèn luyện phản xạ nhanh khi giao tiếp, phát huy được tính sáng tạo, nhanh nhẹn của trẻ. Ví dụ: Cho trẻ tìm những chữ cái đã học trong nội dung bài đồng dao - Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: Có thể sử dụng các trò chơi như trò chơi: “ Khuyên dạy”, những trò chơi dân gian đòi hỏi sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong nhóm. Điều đó có tác dụng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội. - Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: Phải lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề của bài dạy. Ví dụ như: Chủ đề Trường mầm Non: Có thể lựa chọn các trò chơi như “Chơi lù lù” “Chơi âm, chơi ” “Giấú vật, tìm vật” “Nu na nu nống” “Tập tầm vông” Chủ đề Bản thân: Chơi trò chơi “Vật tay” “Kéo co” “Vật ngón tay cái” “Vào vòng, ra vòng” “Nhắm mắt, bắt chộp” Chủ đề gia đình: Chơi trò chơi “Chiếm nhà” “Dung dăng dung dẻ” chủ đề Nghề nghiệp: Chơi các trò chơi như “Dệt vải” “Kéo cưa lừa xẻ” Chủ đề thế giới thực vật - Tết và mùa xuân: Tổ chức các trò chơi như “Gieo hạt” “Trồng nụ trồng hoa” “Cướp cờ” “Ném còn” “Chơi đu” “Bịt mắt đập niêu” Chủ đề thế giới động vật: Tổ chức chơi các trò chơi như “Mèo đuổi chuột” “Bịt mắt bắt dê” “Bắt bướm” “Đua ngựa” “Cắp cua” “Hổ bắt lợn” “Xỉa cá mè” “Cá sấu lên bờ” “Cưỡi ngựa bắn cung” “Ấp trứng, đập vở trứng” “Thả đĩa ba ba” “Dung dăng dung dẻ” Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên: Chơi “Lộn cầu vồng: Chủ đề An toàn giao thông: Chơi trò chơi “Ô tô và chim sẻ” Chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường Tiểu học: Chơi các trò chơi như “Cướp cờ” “Ném còn” “Nhảy dây” Ví dụ; trẻ chơi mèo đuổi chuột: 10
- - Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Đặc biệt là đối với những trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin tôi luôn động viên khích lệ tất cả trẻ trong lớp cùng chơi, trải nghiệm cùng với các bạn giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, trẻ thích tham gia vào các hoạt động tập thể hơn. Tuy nhiên trong quá trình trẻ chơi tôi chú ý đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ có thể lực yếu, hay ốm. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi tôi cho trẻ nghỉ và quan sát các bạn chơi. 2.5 Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc cha mẹ về việc hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian. - Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc cha mẹ về việc hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian là nhân tố quan trọng quyết định đến việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt kết quả tốt, việc phối kết hợp giữa cha mẹ và cô giáo là không thể thiếu được. Chính vì vậy cần phải tuyên truyền và kết hợp với cha mẹ: - Thường xuyên trao đổi với cha mẹ về tầm quan trọng của các trò chơi dân gian với việc phát triển phát triển thể chất của trẻ, trao đổi các trò chơi đã tổ chức cho trẻ với cha mẹ để họ có thể tổ chức cho trẻ chơi ở nhà. - Đưa cho cha mẹ các bài đồng dao, hò, vè, các trò chơi để cha mẹ tham khảo và bày cho trẻ chơi. - Hướng dẫn cho cha mẹ sưu tầm các trò chơi phù hợp để tổ chức cho trẻ chơi. - Trong giờ đón trả trẻ tôi tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh ủng hộ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Cách thức thực hiện * Đối với giáo viên: - 100 % các giáo viên trong lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói chung và tôi nói riêng đều được nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Có thể tổ chức chơi ở mọi nơi, mọi lúc, nó ít bị gò bó bởi những quy định nghiêm ngặt. 12
- Đầu năm học Cuối năm học Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ đạt % đạt % 1. Trẻ chú ý vào nội dung cô 15/25 60% 23/25 92 % hướng dẫn. Số 2. Trẻ hứng thú và tích cực tham 16/25 64 % 24/25 96% lượng gia vào các trò chơi dân gian. trẻ 25 3. Trẻ thuộc lời các bài đồng 15/25 60 % 23/25 92% cháu dao, lời ca của các trò chơi. 4. Trẻ nắm được kỹ năng chơi 17/25 68 % 24/25 96% các trò chơi dân gian. 4. Kết luận: - “Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Tam Đa”Áp dụng sáng kiến như sau: - Cô giáo cần phải ân cần nhẹ nhàng đối với trẻ, chịu khó tìm tòi, tranh ảnh, thơ ca, câu đố, đồng dao mang tính chất phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Luôn tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, lồng ghép các hành vi tốt về phát triển ngôn ngữ - Thường xuyên dạy trẻ, động viên trẻ đọc các bài thơ,câu đố mang tính chất giáo dục ở mọi lúc mọi nơi. - Thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để phối hợp hướng dẫn để cùng phối hợp dạy và bồi dưỡng ngôn ngữ cho trẻ. Bản thân cô giáo cần nhiều thời gian để nghiên cứu ,tham khảo tài liệu qua sách báo,ti vi .Đầu tư vào cách tổ chức, cách hoạt động sao cho phù hợp với tiết dạy. Cô giáo làm nhiều đồ dùng đồ chơi, không ngừng rèn luyện năng lực, học hỏi chị em đồng nghiệp, tham dự các hội thi từ đó phát huy tính tích cực cho bản thân. 14
- - Giảm tải việc làm đồ dùng dạy học để giáo viên chuyên tâm việc thết kế và sáng tạo các hoạt động dạy và học sao cho hiệu quả nhất - Đề nghị nhà trường tham mưu và tăng cường giáo viên đảm bảo 02 giáo viên/lớp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. - Nếu đảm bảo tốt các điều kiện trên tôi tin tưởng rằng việc “Một số giải pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non Tam Đa”nói riêng, giáo dục phát triển trò chơi dân dan cho trẻ mầm non nói chung sẽ đạt hiệu quả cao nhất. 5.3 Đối với phòng giáo dục: - Đề nghị cung cấp trang thiết bị dạy học đầy đủ, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, các loại đồ chơi ngoài trời đầy đủ và kịp thời. - Tạo điều kiện sắp xếp biên chế cho 02 giáo viên/ lớp nhằm phát huy việc tận dụng mọi cơ hội giáo dục trẻ ở trường mầm non PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP - Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tăng lên rõ rệt. Đề tài đã đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non phát triển trò chơi dân gian cơ bản như sau: 1. Kết quả trên trẻ: Qua khảo sát cuối năm trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả như sau. + 95% trẻ phát triển rõ rệt. Trong quá trình thực hiện tiết học vui chơi. 100% các cháu rất thích nghe cô hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian, 90 98% các cháu hăng hái phát biểu xây dựng bài, - Qua đây tôi thấy việc gây hứng thú cho trẻ khi tham gia trò chơi, là rất cần thiết, vì thế người giáo viên cần làm tốt những việc sau: - Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của chính bản thân mình,coi trò chơi là phương tiện giáo dục tích cực cho trẻ. - Giáo viên cần sưu tầm tranh ảnh có nội dung phù hợp, trao đổi kiến thức tự học qua sách báo, internet, qua đồng nghiệp. 16
- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ; ngoài ra có 70% trẻ mẫu giáo được rèn luyện kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin. 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình. 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn,. 90% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi. Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 95 % trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp khay để khăn ăn bằng võ hộp sữa, tự chuẩn bị khăn ăn, chén, tô, muỗng trong các giờ ăn, biết tự mở, tự rửa vỏ hộp sữa sau khi uống sữa học đường cho cô giáo làm đồ chơi. Trẻ rất chủ động trong các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động lao động tự phục vụ, các hoạt động của trẻ luôn mang tính độc lập, và trẻ đã thực hiện được các kỹ năng theo yêu cầu và phù hợp vói lứa tuổi của trẻ. 2. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ: Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Các bậc cha mẹ đã liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin cha mẹ cần biết. Số lượng phụ huynh tham gia phối hợp với giáo viên đạt trên 80%. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn ngôn ngữ cho trẻ. 3.Về phía giáo viên và nhà trường: 18
- PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết các biện pháp đã triển khai để thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực và không vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan đơn vị Tam Đa, ngày 11 tháng 11 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Tiến Đánh giá nhận xét của tổ chuyên môn TỔ NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN ( Ký ghi dõ họ tên) Đánh giá nhận xết của đơn vị HIỆU TRƯỞNG ( Ký ghi dõ họ tên) 20