Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Lớp 5 trong giờ học hát

    Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui – vui học, nó khác rất nhiều so với môn học khác. Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như Toán học. Nhưng nó lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí phải có một chút gọi  là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Vì vậy tạo cho các em say mê, hứng thú học tập  là rất cần thiết. Chúng ta biết rằng làm bất kỳ  việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là đối với các em  học sinh do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng.

    Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Tạo cho các em hứng thú trong học tập môn âm nhạc đặc biệt là trong giờ học hát không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái về tinh thần. Âm nhạc không những làm cho đời sống tinh thần của các em trở nên phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện cho các em bộc lộ rõ và phát triển năng khiếu mà còn hỗ trợ cho các môn học khác được tốt hơn.

    Trong thực tế, tâm lí nhiều giáo viên vẫn coi giảng dạy Âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này. Đối với bất cứ môn học nào cũng vậy nếu phương pháp dạy học của người giáo viên không tốt sẽ không thể nào gây được hứng thú cho học sinh như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ không cao. Ngược lại, nếu người giáo viên âm nhạc đã trang bị cho mình phương pháp dạy học tốt mà lại bỏ qua việc giáo dục học sinh thông qua bài hát thì giáo viên đã bỏ qua “một công cụ” giáo dục học sinh nhẹ nhàng mà hết sức hiệu quả. Vì mỗi bài hát trong chương trình âm nhạc Tiểu học đều có một ý nghĩa nhất định                                                                            Để học sinh học tập tốt môn học bản thân tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp với lứa tuổi của các em để tạo hứng thú cho các em yêu thích môn học. Tìm những phương pháp để đưa phong trào ca hát của nhà trường đạt kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Trong quá trình giảng dạy làm quen với các lớp tôi phát hiện giọng hát của học sinh trong từng lớp không đồng đều, có những em có giọng hát hay, nhưng có những em lại hát chưa được đúng nhạc, có học sinh thì thích ca hát biểu diễn nhưng bên cạnh đó cũng có những em còn rụt rè thiếu tự tin, có thể do các em chưa được rèn luyện nhiều ở lớp dưới hoặc do phương pháp dạy học của giáo viên chưa thật hiệu quả. 

doc 27 trang minhvi99 09/03/2023 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Lớp 5 trong giờ học hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Lớp 5 trong giờ học hát

  1. Để thu hút học sinh vào tiết học ngay từ đầu tiết học, trước khi đến lớp, tôi chuẩn bị kĩ càng và phải nắm được những nội dung chính như: - Xác định được nội dung bài dạy - Nắm được ý nghĩa và tính chất giáo dục trong nội dung bài dạy - Tìm hiểu và biết sơ lược về thân thế sự nghiệp của tác giả bài hát. - Biết tên và có thể hát một vài bài nổi tiếng của tác giả đó để minh hoạ. - Tranh ảnh tác giả hoặc tranh ảnh có nội dung phù hợp với nội dung bài hát để học sinh quan sát và liên tưởng. Giới thiệu bài là khâu quan trọng nó góp phần thu hút sự chú ý của học sinh vào tiết học. Vì vậy GV phải đầu tư, chuẩn bị thật tốt, giới thiệu được xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của bài hát, đôi nét về tác giả sáng tác, hoàn cảnh ra đời. Ngôn ngữ truyền đạt phải diễn cảm, có thể kết hợp một số trò chơi, hình ảnh dẫn vào bài để thu hút học sinh. Ví dụ 1: Bài “Tre ngà bên Lăng Bác”- Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích - GV hỏi HS: Em nào được đi thăm Lăng Bác Hồ hãy kể cho cô và các bạn nghe xem ở Lăng Bác có những hình ảnh gì? - GV cho HS quan sát tranh về Lăng Bác Hồ. 12
  2. là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. *Ví dụ: Cách 1: - Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi: - Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”? - HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV. VD: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? - Có thể HS trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý tứ chưa được sâu sắc song qua nhận xét và khắc hoạ của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt là sẽ có trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện Cách 2:- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2, 3 nhóm. Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm. + Lời giới thiệu nhóm 1: - Mái trường là nơi vô cùng thân thương và gắn bó với mỗi học sinh. Nơi ấy các em được học bao điều mới lạ, bao điều tốt, điều hay. Hình ảnh mái trường sẽ còn mãi lắng đọng lại trong tâm hồn chúng ta. Hôm nay, mình sẽ đưa các bạn trở lại với khung cảnh thanh bình và thân quen của mái trường thông qua bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa”. + Lời giới thiệu nhóm 2: - Nhạc Sĩ Thanh Sơn đã sáng tác rất nhiều các bài hát hay trong đó có bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa”. Bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta ghi nhớ công ơn của các thầy cô đã dạy dỗ,nâng bước chúng ta khi còn tuổi thơ. +Luyện thanh (Khởi động giọng): Giáo viên nên dùng khoảng thời gian ngắn chừng 2 phút để cho các em luyện thở, luyện âm như một hoạt động khởi động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài. * Lưu ý: Để tránh sự nhàm chán, rập khuôn cũng như cho tiết học thêm sinh động, giáo viên cũng có thể cho các em thay đổi các mẫu luyện thanh bằng nhiều mẫu luyện thanh đơn giản khác hoặc giả tiếng các loài vật như tiếng gà, tiếng chim, tiếng 14
  3. *Ví dụ 1: - Với bài hát “Hát mừng” GV hướng dẫn một số động tác múa cồng chiêng của Tây Nguyên hoặc bài hát “ Tre ngà bên Lăng Bác” GV hướng dẫn một vài động tác tay nhẹ nhàng uyển chuyển (Vì bài hát viết ở nhịp ¾ ). Những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn rất cuốn hút và đặc sắc. GV cho HS về luyện tập và sáng tạo thêm 1 số động tác khác và tập biểu diễn theo hình thức cá nhân, nhóm đôi, nhóm 3, nhóm 4. - Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát - Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác minh hoạ. GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng - HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát. - HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước). Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp làm thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo. - HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất). - Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát. 16
  4. 2.5. Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh. Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thay đổi tiết tấu, tempo hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành. *Ví dụ 1: Bài hát Reo vang bình minh. - GV đàn cho HS hát với nhạc điệu polka rồi lần lượt chuyển sang pasodoble, Chacha, Disco , yêu cầu học sinh nghe và hát theo. ? Các em hãy cho biết sự thay đổi nhạc điệu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không? - HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân. *Ví dụ 2: Bài hát Con chim hay hót. - GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 110 xuống 90 hoặc thay đổi nhạc điệu từ March sang Beat ballat - Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ cũng như nhạc điệu cho bài hát như chúng ta vừa trình bày? - HS trả lời: Bài “Con chim hay hót” nếu hát ở tốc độ chậm cũng như tiết tấu nhẹ nhàng mềm mại sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính nhịp đi, hùng mạnh * GV giải thích: Cơ bản một bài hát có thể sử dụng nhiều nhạc điệu và tempo khác nhau tuy nhiên dựa vào tính chất của bài để lựa chọn nhạc điệu và tempo phù hợp như thế mới truyền tải được sắc thái cũng như ý tưởng của tác giả. 18
  5. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC “HỘP QUÀ BÍ MẬT” Trong dạy học, việc giáo viên sử dụng phương tiện thiết bị dạy học là cần thiết, nhưng sử dụng như thế nào cho phù hợp, vừa phải và đem lại hiệu quả thì đó là việc giáo viên cần phải cân nhắc, xem xét và chuẩn bị kĩ. Không phải nhất thiết cứ phải sử dụng nhiều các phương tiện thiết bị dạy học thì mới đem lại hiệu quả. Có khi chỉ cần sử dụng một đến hai thiết bị dạy học phù hợp với nội dung và khai thác hết tính năng và hiệu quả của nó thì có khi lại đạt kết quả tốt hơn. Nên việc sử dụng các phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng, hình thức, phô trương nhằm tạo sự hứng thú của học sinh và giúp học sinh phát triển khả năng nghe, nhìn, cảm nhận trực quan, ghi nhớ. Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trong giờ học hát” vào thực tiễn dạy học hát tôi đã tiến hành khảo sát lại và thu được kết quả như sau: - Lớp học sôi nổi, tích cực. Nhiều học sinh có sự sáng tạo trong học tập. - Biết nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc. - Biết nhận biết các cách vỗ tay, nhiều HS khá giỏi còn tự kết hợp được các cách vỗ tay không cần GV hướng dẫn. 20
  6. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học hát đồng thời nâng cao chất lượng môn Âm nhạc cho học sinh. - Học sinh hứng thú hơn, tự tin hơn, phát huy được năng lực của bản thân và đạt kết quả cao hơn trong các giờ học hát. - HS yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè, thầy cô. - Phong trào học tập của lớp, của Trường sẽ đạt kết quả cao hơn. - Góp phần giúp GV thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục HS. 3. Đề xuất- kiến nghị - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, có đủ sách tham khảo, các trang thiết bị phục vụ cho bộ môn. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập, nâng cao kiến thức trong và ngoài giờ học, tạo cho các em những sân chơi để các em có điều kiện thể hiện những hiểu biết hơn về môn Âm nhạc. Trang bị các trang thiết bị dạy âm nhạc hiện đại để việc dạy hát có được kết quả hơn như : Đàn, băng, đĩa nhạc máy nghe, màn hình và máy chiếu, hệ thống âm thanh chuyên dụng có chất lượng cao để học sinh có nhiều điều kiện phát triển hơn môn Âm nhạc. *Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trong giờ học hát”, đây mới là kinh nghiệm của bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Vệ An, ngày 5 tháng 10 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Thúy Nga 22
  7. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC VỆ AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ Bắc Ninh, tháng 10 năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Đơn vị: Trường Tiểu học Vệ An - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh 1. Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trong giờ học hát. 2. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy Nga Chức vụ: Giáo viên 24
  8. - Có luận chứng: Những minh 6 chứng cụ thể (số liệu, hình 5 4 ảnh ) thuyết phục. - Đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường, trong công tác 7 quản lý, . Có số liệu, hình 15 14 Tính ảnh, minh chứng, so sánh trước và sau khi áp dụng. hiệu - Áp dụng thử trong thực tế đạt quả 8 được hiệu quả cao nhất, với (30 lượng thời gian và sức lực được điểm) sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. 15 14 Có số liệu, hình ảnh, minh chứng, so sánh trước và sau khi áp dụng. Ứng - Chứng minh được tính khả thi dụng 9 trong triển khai áp dụng thực tế, 10 10 thực có khả năng nhân rộng. tiễn - Khi áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại đạt kết quả cao. (20 10 10 10 điểm) Kết cấu - Nội dung trình bày theo bố cục ngôn như hướng dẫn, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, ngữ 11 5 4 khoa học; các kiến thức được hệ (5 thống hóa một cách chặt chẽ phù Về điểm) hình hợp. thức - Thuyết minh được soạn thảo và Trình in trên khổ A4, trang trí khoa (10 bày học, đóng bìa đẹp. Bìa sáng kiến điểm) hoàn kinh nghiệm phải được ghi rõ 12 5 4 thiện ràng theo trật tự sau: tên cơ quan (5 chủ quản, tên đơn vị, tổ; tên đề điểm) tài, sáng kiến; tên tác giả; chức danh; năm thực hiện. Tổng số điểm 100 90 4. Kết luận: 26