Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

Cơ sở lý luận .

Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.Từ ngàn xưa, con người chỉ biết sống bầy đàn, dần dần xã hội phát triển con người đã biết trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhưng bằng vỏ âm thanh, ngôn ngữ không truyền đi xa được và khó truyền từ đời này sang đời khác. Bổ khuyết cho nhược điểm ấy mà ngôn ngữ chữ viết ra đời. Nhờ chữ viết mà những kinh nghiệm quý báu, những phát minh quan trọng của loài người ngày càng được tích lũy phong phú. Truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam là đào tạo nên những con người có trí tuệ và nhân cách. Văn hóa ấy để lại bằng chữ viết.  Những cụ đồ những nhà nho, nhà giáo ngày xưa đã để lại những nét chữ chân phương trong kho tàng thư tịch và những nét chữ rồng bay phượng múa trong nghệ thuật thư pháp.

 “Viết” là một trong bốn kỹ năng  (nghe, đọc, nói, viết ) mà bộ môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh. Kỹ năng viết bao gồm: kỹ năng viết chữ, kỹ năng viết chính tả, kỹ năng viết câu đúng ngữ pháp , kỹ năng viết một số thể loại văn trong nhà trường. Kỹ năng viết có vai trò rất quan trọng bởi vì chữ viết chính là công cụ để giúp học sinh học tập. Thực hiện tốt các kỹ năng viết không những đảm bảo cho học sinh học tốt các môn học mà đó cũng chính là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Có thể nói rằng chữ viết đóng vai trò quyết định trong việc học tốt các môn học khác .Mục tiêu của chúng ta là giúp trẻ “ Đọc thông –Viết thạo”. Trẻ đọc thông viết  thạo sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Ngoài ra việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp cũng là giúp các em phát triển toàn diện, rèn luyện được những đức tính tốt như Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã khẳng định:

Qua chữ viết, học sinh vừa thể hiện được nội dung thông tin vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của người viết đồng thời tạo được tình cảm đối với người đọc. Rèn chữ không chỉ là rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn được tính kỷ luật và văn hóa viết.   

docx 26 trang minhvi99 08/03/2023 2480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_2.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

  1. sinh làm bài, chữa bài, tôi không chỉ quan tâm tới việc từ các em tìm đúng hay sai mà tôi còn nhận xét em đó điền từ, viết từ đó thế nào. Tôi cũng không vì học sinh đặt câu đúng, câu hay mà bỏ qua em đó viết câu như thế nào: Đầu câu có viết hoa hay không, cuối câu dùng dấu câu đúng chưa , chữ viết ở bài làm thế nào? Tôi cũng luôn quan tâm tới việc giúp học sinh nắm nghĩa của từ vì tôi luôn nghĩ rằng phần giải nghĩa hỗ trợ rất nhiều cho việc viết đúng Tiếng Việt vì khi học sinh hiểu ý nghĩa của từ thì lúc đó học sinh đồng thời sẽ tái hiện được hình ảnh của chữ và từ đó chọn cách viết đúng. Ngoài ra, ở mỗi bài dạy liên quan đến cách viết lạ với học sinh tôi đều dành thời gian hướng dẫn các em thật kĩ . Như vậy trong mỗi một giờ, ngoài nội dung bài học tôi còn luôn chú ý rèn cho học sinh chữ viết cách trình bày. e. Phân môn tập làm văn “Văn học là nhân học’’. Dạy văn là dạy các em học sinh cách làm người. Mà đã dạy làm người thì trong quá trình dạy không thể coi nhẹ chữ viết. Vậy nên ở mỗi một giờ văn chữ viết luôn luôn được tôi quan tâm. Ở lớp 2, các em được làm quen với viết đoạn văn kể về người thân, gia đình, kể về con vật Ở mỗi một giờ tập làm văn ngoài việc hướng dẫn các em thực hiện đúng yêu cầu đề bài sao cho đảm bảo nội dung, diễn đạt lưu loát, biết đưa các hình ảnh so sánh, nhân hóa vào cho bài văn sinh động tôi cũng rất quan tâm tới cách trình bày, và chữ viết của học sinh trong bài làm. Một bài văn không thể đạt kết quả tốt nếu các em viết xấu, sai chính tả cũng như không biết dùng, không biết viết các dấu câu. Mỗi một giờ văn tôi đều kết hợp rèn chữ, rèn trình bày ,hướng dẫn cách viết cụ thể ở những phần học sinh chưa nắm rõ ( Cách trình bày, một đoạn văn như thế nào ) . Ngay như khi dạy các em làm bài văn kể về gia đình, người thân ) ngoài hướng dẫn các em nội dung viết về gia đình, cách trình bày tôi còn nói để các em hiểu đây là một bài văn mà còn là viết kể về người thân. g. Môn toán Khi dạy môn toán tôi thấy học sinh thường viết số không đúng quy định các số không cùng độ cao ví dụ: 100; 19 và câu trả lời thường vừa sai chính tả vừa sai quy định viết chính tả đó là các tiếng đầu của mỗi câu trả lời phải viết hoa thì học sinh ở lớp tôi hầu hết đều không viết hoa. Vì vậy tôi thường lưu ý cho các em nhớ lại cách viết các chữ số và nắm kịp thời các câu trả lời toán bị mắc lỗi chính tả. Học 16
  2. tập chép các em đã nhận diện được mặt chữ và dần dần nâng cao trình độ viết chữ. Tôi luôn coi trọng việc luyện tập để rèn chữ cho học sinh bởi vì luyện tập chính là lúc hoc sinh vận dụng những kiến thức đã học về tiếng việt và chữ viết vào việc viết đúng Tiếng Việt nếu giáo viên làm tốt khâu luyện tập thì chất lượng chữ viết của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao. Trong quá trình giảng dạy, trong tất cả các môn học tôi không bao giờ bỏ qua khâu luyện chữ cho học sinh. Học sinh được luyện tập hàng ngày bằng nhiều hình thức (trên giấy, trên bảng, trên bảng con) quá trình luyện tập của học sinh luôn được tôi theo dõi và uốn nắn kịp thời nhất là quá trình luyện viết trong các tiết: Tập viết, chính tả, tập làm văn. Tôi hướng dẫn tỉ mỉ học sinh vận dụng những kĩ năng đã học về Tiếng Việt, chữ viết vào việc thực hành một cách thành thạo, nhuần nhuyễn. * Khuyến khích, khen ngợi kịp thời các em viết đúng, viết đẹp. Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng hiệu quả của nó cũng tương đối rõ rệt. Vì đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2 rất thích được khen nên với mỗi bài viết đẹp tôi vẫn cố gắng động viên các em kịp thời. Tôi dành một góc trong lớp để trưng bày các bài viết đẹp. Nhờ vậy để giúp các em có ý thức vươn lên trong quá trình viết. Các em hào hứng luyện viết và tiết học không còn khô khan nữa. * Kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc rèn chữ cho các em ở nhà. Vì đối tượng học sinh của tôi phần lớn là con em công nhân, bố mẹ không có thời gian cũng như không có kĩ thuật viết đúng đẹp để kèm con em nên ngay từ buổi họp Cha mẹ học sinh đầu năm học tôi đã trao đổi với các vị phụ huynh một số điểm cần lưu ý khi dạy viết. Tôi cũng sưu tầm một số tài liệu, một số bài viết đẹp của các học sinh khác, photo tới tận tay từng vị phụ huynh để các vị có cơ sở làm mẫu cho con em mình luyện viết. Bằng sự phối hợp các biện pháp nêu trên một cách hài hoà, chữ viết của học sinh lớp tôi tiến bộ rõ rệt; đồng thời kết quả học tập các em cũng được nâng cao qua các đợt kiểm tra. Giải pháp 6. Rèn chữ bằng hình thức kiểm tra đánh giá bài Đối với trẻ cấp một thì việc kiểm tra và đánh giá là một hoạt động giúp học sinh thực hành nhiệm vụ học tập kiểm tra và đánh giá có chức năng định hướng và điều chỉnh kịp thời hoạt động học của học sinh. Do đặc điểm trên nên khi rèn chữ cho học sinh muốn đạt kết quả tốt giáo viên không thể bỏ qua hoạt động kiểm tra và đánh giá. Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả rèn chữ của học sinh bằng hình 18
  3. + Chữ của cô khi nhận xét bài, chữa bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy tôi luôn cố gắng viết đẹp đúng mẫu, rõ ràng. Tóm lại để hỗ trợ cho việc dạy tập viết đạt hiệu quả cao người giáo viên cần triệt để sử dụng các hình thức chữ mẫu cũng như nắm vững tác dụng của mỗi hình thức chữ mẫu đó. Giải pháp 8 . Rèn chữ qua hình thức nêu gương, thi đua. Không chỉ rèn chữ qua các môn học, qua việc luyện tập, làm mẫu, kiểm tra đánh gía tôi còn rèn chữ cho các em bằng cách kể cho các em nghe những mẩu chuyện về tấm gương rèn chữ của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong trường mình để các em hiểu không phải chữ đẹp là bởi hoa tay mà phần lớn đó là kết quả của một quá trình kiên trì khổ luyện. Tôi còn cho các em đọc và xem những bài dự thi “Văn hay chữ tốt’’ trên báo và tạp chí, cho học sinh xem những bài dự thi viết chữ đẹp đạt giải cao để từ đó gợi lên trong các em lòng say mê ham thích luyện chữ đẹp. Bên cạnh đó tôi còn tiến hành rèn chữ cho học sinh bằng cách khuyến khích các em thi đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm, tôi lập bảng theo dõi cụ thể và hàng tuần, hàng tháng để xếp loại chữ, vở để các em nắm được chất lượng chữ viết của mình mà phấn đấu. Tôi còn lấy bài của các em gửi về cho phụ huynh có ý kiến nhận xét về chữ viết của con em mình. Hàng tuần, hàng tháng những em chữ viết có nhiều tiến bộ được bầu làm bàn tay vàng vì vậy các em rất hào hứng và hăng say thi đua luyện viết. Chữ viết của nhiều em nhờ thế mà tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra tôi còn phát động những phong trào chống nói ngọng, thi đọc diễn cảm, thi vở sách chữ đẹp, nét chữ nết người Những hoạt động này tạo được không khí sôi nổi, ý thức tự giác và niềm khát khao viết đúng, viết đẹp cho mỗi học sinh. Tôicũng không quên nhắc nhở các em ngoài rèn viết đẹp cần phải có ý thức giữ vở sạch bằng cách: có giấy lót tay khi viết, để tay cẩn thận không làm quăn, cong các góc vở. Sách vở phải được bọc, dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng . Nhờ áp dụng những biện pháp trên mà chất lượng chữ viết lớp tôi đã có sự tiến bộ rất nhiều. Nhìn chung các em đã có kĩ năng sử dụng thành thạo chữ viết và có thói quen viết đúng, viết đẹp. Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP Trong năm học vừa qua, tôi đã tìm hiểu về phương pháp rèn viết cho học sinh lớp 2. Quá trình tìm hiểu đã giúp tôi thu được một số kinh nghiệm nhỏ về rèn chữ viết cho học sinh lớp 2.Vận dụng những kinh nghiệm này vào thực tế dạy học 20
  4. SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm Toán 14 32,8 12 28,8 12 28,8 4 9,6 0 0 38 90,4 T. Việt 15 35,0 14 33,8 9 21,6 4 9,6 0 0 38 90,4 Giữa kì II Toán 38 90,4 2 4,8 2 4,8 0 0 0 0 42 100 T. Việt 35 83,2 5 12,0 2 4,8 0 0 0 0 42 100 22
  5. Thường xuyên kiểm tra để củng cố, bổ sung cho học sinh những thủ thuật viết chữ, thao tác viết và kĩ thuật viết. Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng trau dồi chữ viết ,nhất là khâu viết bảng, viết mẫu, viết lời nhận xét trong bài làm của học sinh để chữ viết của thầy cô luôn là mẫu chữ chuẩn mực cho học sinh noi theo. Qua gần 26 năm trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy rất rõ thầy cô nào chữ viết đẹp, trình bày bảng khoa học thì học sinh lớp đó khả năng tiến bộ và “ bắt chước’’ của các em thường cao hơn. Bởi vậy cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo’’ cần được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả. Việc rèn chữ cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên liên tục. Cần kết hợp rèn chữ cho học sinh ở tất cả các môn học để môn nào các em cũng có ý thức viết đúng, viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học. Người giáo viên cũng phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra đánh giá chữ viết của học sinh. Thông qua việc chấm bài và trả bài kiểm tra cũng cần dành một lượng thời gian nhất định cho việc đánh giá chất lượng bài làm, nhất là khâu chữ viết để các em biết những điều được và chưa được, những khiếm khuyết của bài làm qua đó các em rút kinh nghiệm cho những lần sau. Ngoài ra giáo viên có thể khuyến khích các em thi đua giữa các tổ, cá nhân để các em hào hứng luyện viết. Giáo viên kể cho học sinh nghe về những tấm gương rèn viết thành công để thổi vào tâm hồn các em ước mơ khát khao vươn tới cái đẹp để từ đó các em miệt mài say mê luyện viết. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm . Với những biện pháp đã vận dụng vào lớp mình dạy tôi thấy chữ viết của học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt và chất lượng học tập của các em cũng nhờ đó mà ngày càng được nâng cao . Nếu sáng kiến kinh nghiệm được triển khai tôi nghĩ đó cũng là một tư liệu thiết thực để các bạn đồng nghiệp tham khảo,vận dụng linh hoạt các giải pháp vào đối tượng học sinh lớp mình sao cho phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, rèn cho các em tính kiên trì, cẩn thận, óc thẩm mĩ và sáng tạo, góp phần nâng caochất lượng dạy và học cũng như góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh . 3.Kiến nghị với các cấp quản lý . * Đối với Phòng và Sở GD-ĐT: 24
  6. Phần 4. PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1 . Sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt 2 2 . Sách Tiếng Việt và phương pháp dạy Tiếng Việt của trường THSP 3.Tạp chí Giáo dục và thời đại 4. Tạp Thế giới trong ta 5 . Chuyên đề Giáo dục Tiểu học 6. Sổ tay chính tả 7 . Từ điển tiếng Việt 8 . Bộ chữ mẫu ( chữ thường ,chữ hoa ) 9 . Những bài chữ viết đẹp 26