Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một công việc có vị trí rất quan trọng. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi học sinh mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức, về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống và công việc.

Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Môn Tin học là một môn khoa học công cụ, tri thức và kỹ năng tin học được áp dụng rộng rãi, hỗ trợ đắc lực cho rất nhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết lĩnh vực của đời sống và là một phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông trong con người ở thời đại mới. Bởi vậy dạy tin học cho học sinh không chỉ truyền thụ nội dung đơn giản, mà phải hướng cho học sinh những nhận thức, những hiểu biết ngang tầm thời đại...

Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp giảng dạy của GV còn có sự tự chủ, năng động, sáng tạo của HS trong tiết học. Học sinh có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống của các em. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp hữu ích góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học.

docx 27 trang Mịch Hương 04/01/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_nhom_de_ph.docx
  • pptxbao_cao_skkn_65222.pptx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh

  1. 14 - Từng cá nhân độc lập hoàn thành công việc của mình hoặc trao đổi thảo luận để đi đến thống nhất trong nhóm. Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên quan sát để kịp thời giúp đỡ các nhóm nếu cần. *Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và thảo luận - Cử đại diện trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. Giáo viên có thể kiểm tra bất cứ học sinh nào của nhóm để đánh giá việc hợp tác của các thành viên trong nhóm. - Có thể áp dụng một vài hình thức nhưng theo tôi hình thức quen thuộc và dễ làm đó là: Đổi phiếu học tập của các nhóm rồi nhận xét chéo (nội dung đơn giản, ngắn gọn), một nhóm báo cáo chung rồi các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình (đối với nội dung hoạt động nhóm có cùng một nhiệm vụ), treo đồng loạt bảng phụ của các nhóm và nhận xét chéo. - Giáo viên dành một khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện và thảo luận chung cả lớp. *Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức. - Giáo viên nhận xét hoạt động nhóm của từng nhóm: Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và hiệu quả của công việc. - Giáo viên tổng kết lại, chốt kiến thức và đưa ra vấn đề tiếp theo. 2.2.4. Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận - Chuẩn bị nội dung thảo luận: + Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận. + Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS đã biết gì về chủ đề đã nêu ra. + Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo
  2. 16 Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của học sinh, Tôi đã lập ra sổ “Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập” cho từng lớp, từng học kỳ, ở đó ghi rõ điểm cộng và điểm trừ cụ thể, có quy định rõ ràng mức điểm thưởng về khả năng phát triển cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập. Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành Có các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho học sinh cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập cụ thể. Để các nhóm hoạt động có hiệu quả Tôi đã đưa ra hình thức học tập “Công nhận điểm tốt của học sinh ở mọi lúc mọi nơi” nhằm tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho các em đạt được mức điểm số nhanh nhất. Thông qua các bài dạy, giáo viên nên nghiên cứu lồng ghép các cách kiểm tra kiến thức cũng như hành vi, thái độ học tập của các em. Giáo viên phát hiện những điểm tốt của các em để tuyên dương, khen ngợi trước lớp. Chẳng hạn, trong tiết lý thuyết môn Tin học 6 sau khi kết thúc bài học Tôi cho học sinh tìm ra nội dung chính của bài hôm nay và viết ra giấy thật nhanh. Cả lớp viết ra giấy nhưng chỉ thu bài của 5 bạn bằng cách bốc thăm số thứ tự học sinh, chấm và cho điểm luôn để học sinh có thể nắm được luôn kiến thức bài học. Nếu đạt điểm 9 – 10 thì cộng cho bạn 2 điểm vào sổ đánh giá. Nếu đạt điểm 7 – 8 thì cộng cho bạn 1 điểm vào sổ đánh giá. Nếu đạt điểm 5-6 thì không cộng điểm Điểm dưới 5 thì không trừ điểm các em vì đây là bài học mới các em không thể tránh được sự sai sót. Trong các bài dạy lý thuyết tôi tích điểm cộng cho các bạn tham gia xây dựng bài, với mỗi phát biểu tích cực thì cộng 1 điểm. Trong bài thực hành cũng vậy, bạn nào hoàn thành bài tập nhanh, đúng theo yêu cầu của bài thì cũng cộng điểm 1, 2 điểm tùy vào mức độ bài làm.
  3. 18 - Bước 4: GV tổ chức cho nhóm còn lại đánh giá, nhận xét, bổ sung, vào kết quả thảo luận của nhóm vừa trình bày Sau đó GV sẽ làm trọng tài để chỉ ra những kiến thức đúng và chốt lại phần kiến thức vừa thảo luận trước toàn lớp. Kiểm tra tréo phần phiếu hoạt động của các nhóm. * Dạng kiến thức Tin học cần tranh luận, có thể có nhiều ý kiến khác nhau Ví dụ: Bài 5: Từ bài toán đến chương trình . Mục 4 Một số ví dụ về thuật toán. Ví dụ 3: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên Nhằm giúp HS biết cách mô tả thuật toán và biết được một bài toán có thể có nhiều thuật toán, GV tổ chức hoạt động nhóm như sau: + Bước 1: GV chia lớp thành 04 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: 1/ Mô tả thuật toán cho ví dụ 3? 2/ Theo em, Nếu chỉ sử dụng biến Sum để lưu trữ giá trị tổng như thuật toán trang 41 thì có hạn chế gì? + Bước 2: Dành thời để nhóm cử nhóm trưởng, thư ký phân công các thành viên trong nhóm nghiên cứu tài liệu để trả lời các câu hỏi. GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ các nhóm thảo luận nếu cần. + Bước 3: Trong thời gian thảo luận (7 phút), GV nếu thấy nhóm nào xong trước có thể cử các bạn trong nhóm đã hoàn thành câu trả lời tới làm “chuyên gia” giúp cho các nhóm chưa hoàn thành. Sau đó gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. + Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành GV nhận xét, chốt ý, sau đó cho các nhóm tự nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận, động viên các thành viên chưa tích cực, tuyên dương những học sinh tích cực trong hoạt động nhóm. * Dạng bài tập củng cố kiến thức.
  4. 20 *Tính tích cực Tiêu chí Chưa tích Rất tích cực Khá tích cực Bình thường Thời gian cực Đầu năm 23 (13,8%) 31 (18,7%) 68 (40,9%) 44 (26,5%) Cuối năm 58 (34,9%) 67 (40,3 %) 33 (19,8%) 8 (4,8%) *Tính tự giác Tiêu chí Rất tự giác Khá tự giác Bình thường Chưa tự giác Thời gian Đầu năm 19 (11,4%) 37 (22,3%) 72 (43,4%) 38 (22,9%) Cuối năm 46 (27,7%) 72 (43,4%) 38 (22,9%) 10 (6,0%) *Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Tiêu chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn khá tốt nhưng chưa tốt thành Thời gian Đầu năm 15 (9,0%) 48 (28,9%) 60 (36,1%) 43 (25,9%) Cuối năm 46 (27,7%) 72 (43,4 %) 33 (19,9%) 15 (9,0%) *Hứng thú hoạt động nhóm Tiêu chí Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Chưa thích Thời gian Đầu năm 22 (13,3%) 45 (27,1%) 60 (36,1%) 39 (23,5%) Cuối năm 45 (27,1%) 74 (44,6%) 34 (20,5%) 13 (7,8%)
  5. 22 viên rất lớn cho Tôi khi tham gia giảng dạy và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Sang năm học 2021-2022, Tôi tiếp tục áp dụng các giải pháp trình bày trong báo cáo này vào giảng dạy môn Tin học 8. c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Sau 3 tiết dạy thực nghiệm và dựa trên bảng kết quả đạt được khi thực nghiệm. Tổ chuyên môn và Nhà trường rút kinh nghiệm, điều chỉnh như sau: * Biện pháp thứ nhất: Thay đổi nhận thức về môn tin học Thay đổi tư tưởng xem Tin học là môn phụ. Tin học sẽ được “cởi trói” trước quan niệm môn chính, môn phụ khi chúng ta đổi mới toàn diện nền giáo dục trong nhà trường. Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục” ). Quá trình này dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục. Ngoài ra, việc tuyên truyền, định hướng tốt trong gia đình cũng không kém phần quan trọng. Các thầy cô cần chỉ ra cho các em biết, học Tin học là để phục vụ cho chính cuộc sống của các em sau này. Từ những kiến thức Tin học mà các em học được trong nhà trường các em có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống như trao đổi thông tin, với tin lớp 7 tạo bảng và tính toán các thông tin sử dụng bảng theo công thức và hàm nhanh và chính xác Đề cao sự chăm chỉ (của giáo viên và của học sinh). Không có chăm chỉ thì không bao giờ đi tới thành công. Sự sáng tạo dựa trên năng lực bẩm sinh
  6. 24 Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. 4. KẾT LUẬN Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến. Thứ nhất: Rèn được tinh thần tự học tại lớp và về nhà cho mỗi học sinh để các em phát huy được tính tự lập, tự chủ trong mọi hoạt động. Thứ hai: Tạo được phương thức học tập khoa học, chủ động về thời gian, kiến thức khi các em được học tập theo nhóm. Tạo cơ hội rất lớn cho từng học sinh có thể phát huy năng lực cá nhân, năng lực làm việc tập thể một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Thứ ba: Từ sự theo dõi, đánh giá quá trình học tập của học sinh mà giáo viên có thể phân loại học sinh theo từng mức độ nhận thức khác nhau. Học sinh nhìn vào kết quả rèn luyện của bản thân để cố gắng, phấn đấu hàng ngày, hàng tuần để có kết quả học tập tốt nhất cho bản thân. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học những năm qua bản thân Tôi luôn ấp ủ và nung nấu tìm ra những PP phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường, để kịp thời truyền thụ kiến thức tới các em một cách hiệu quả nhất. Qua quá trình thực nghiệm giảng dạy ở trên lớp với những kết quả đã thu được và những kinh nghiệm bản thân đúc rút ra, cùng những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp khi tham gia dự giờ, Tôi thấy rằng với SK này của tôi sẽ là một hướng mở để phát triển phạm vi ứng dụng trong các kiểu bài Tin học trong chương trình phổ thông nói chung. tại trường THCS Phong Khê nơi tôi đang công tác nói riêng. Từ đó sẽ giúp học sinh dễ khắc sâu kiến thức lý thuyết và có kỹ năng thực hành trên máy tính một cách thành thạo và tích cực hơn để giờ học Tin học trở nên sôi nổi, cuốn hút đối với học sinh.
  7. 26 PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Sách giáo viên Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Sách bài tập Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Giáo trình Tự học Excel văn phòng của trung tâm tin học Sao Việt. 5. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tin học – Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trung học cơ sở – Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Phương pháp dạy học Tin học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2003 9. Tư duy học sinh tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 10. Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội 1999 11. Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông,Tạp chí Giáo viên và nhà trường ,số 32 ,tháng 7-2000