Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học chương "Cơ học" - Vật lí 8 với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy để phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực sáng tạo của học sinh
Thực trạng công tác dạy và học môn Vật lí ở nhà trường
a. Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện kịp thời của BGH nhà trường, sự hỗ trợ của đồng nghiệp và sự hợp tác của các em học sinh.
- Bản thân nhiệt tình trong công tác, luôn có ý thức trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp từ đồng nghiệp.
b. Khó khăn
- Vật lí là môn học có tính thực tế cao, khối lượng kiến thức nhiều nhưng thời lượng dành cho môn học lại ít.
- Các thiết bị thí nghiệm được cấp về trong thời gian khá lâu nên đa số dụng cụ đã xuống cấp, thiếu chính xác, sai số gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học.
- Nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm và sự kiện nổi bật trong bài học đó, hoặc không biết cách liên kết các kiến thức có liên quan với nhau và không có nhiều hứng thú nên hiệu quả học tập môn vật lí còn chưa cao.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_chuong_co_hoc_vat_li_8.ppt
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học chương "Cơ học" - Vật lí 8 với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy để phát huy tính tích cực nhận thức và năng lực sáng tạo của học sinh
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1: Thực trạng công tác giảng dạy và tính cấp thiết PHẦN II: 2. Biện pháp thực hiện GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3: Thực nghiệm sư phạm 4. Kết luận. PHẦN III: 5. Kiến nghị, đề xuất CẤU TRÚC TÀI LIỆU BÁO CÁO THAM KHẢO PHẦN IV: MINH CHỨNG PHẦN V: CAM KẾT
- Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều em học sinh yêu thích môn vật lí, tuy nhiên phần lớn các em cảm thấy ngần ngại và cho rằng đây là môn học khó so với các môn tự nhiên khác, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, học máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm và sự kiện nổi bật trong bài học đó, hoặc không biết cách liên kết các kiến thức có liên quan với nhau và không có nhiều hứng thú trong việc học tập. Vậy câu hỏi đặt ra là: Học tập như thế nào và sử dụng công cụ gì để tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng bộ não?
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng công tác dạy và học môn Vật lí ở nhà trường a. Thuận lợi: - Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện kịp thời của BGH nhà trường, sự hỗ trợ của đồng nghiệp và sự hợp tác của các em học sinh. - Bản thân nhiệt tình trong công tác, luôn có ý thức trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp từ đồng nghiệp.
- c. Tính cấp thiết: - Với đặc thù Vật lí là bộ môn khoa học tự nhiên có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Việc học tập tốt môn Vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Môn Vật lí bước đầu hình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học – kỹ thuật trong học tập, khả năng ứng dụng khoa học vào đời sống. - Là một giáo viên Vật lí tôi nhận thấy cần thiết phải có biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học tập môn Vật lí, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Vật lí ở trường THCS.
- 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của BĐTD 2.1.Biện pháp 1: Hướng dẫn học 2.1.2. Cách đọc BĐTD sinh nghiên cứu 2.1.3. Cách vẽ BĐTD tìm hiểu về bản 2.1.4. Nguyên tắc vẽ BĐTD đồ tư duy. 2.1.5. Ưu điểm của cách ghi chép bằng BĐTD
- 2.1.2. Cách đọc BĐTD BĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ trên BĐTD nên được đọc từ phải sang trái, bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài. Các mũi tên xung quanh BĐTD bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ. Các số thứ tự cũng là một hướng dẫn khác.
- Cách vẽ bản đồ tư duy
- Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của bản đồ tư duy chúng ta áp dụng dạy được ở nhiều dạng bài khác nhau. a. Bài học xây dựng kiến thức mới 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức các b. Bài học luyện tập giải bài tập vật lý hoạt động dạy học có sự hỗ trợ c. Bài học thực hành vật lý của BĐTD. d. Bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức
- b. Bài học luyện tập giải bài tập vật lý Việc luyện tập giải bài tập vật lí cũng có nhiều dạng và cấp độ khác nhau. Trong mỗi dạng vậy BĐTD cũng có ít nhiều đóng góp hoàn tất công việc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. + Cấu trúc bài học luyện tập giải bài tập vật lý theo hướng sử dụng BĐTD : - Củng cố kiến thức, công thức quan trọng, công thức suy ra, các công thức liên quan. - Các dạng bài tập thường gặp, cách giải. - Dạng bài tập nâng cao, cách giải. - Chú ý quan trọng.
- d. Bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức Việc hệ thống hóa kiến thức đòi hỏi khả năng khái quát hóa, đồng thời phải có hiểu biết nhất định về kiến thức đó. Như vậy dùng BĐTD hệ thống hóa kiến thức không những giúp HS ôn tập mà còn kiểm tra trình độ, thói quen tư duy của HS. + Cấu trúc bài học ôn tập, tổng kết hệ thống hóa kiến thức theo hướng sử dụng BĐTD: - GV vẽ BĐTD, HS thuyết minh. - HS vừa vẽ, vừa thuyết minh BĐTD, GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện BĐTD.
- 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Mục đích của TNSP kiểm tra hiệu quả của việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực sáng tạo cho HS với sự hỗ trợ của BĐTD khi dạy học chương “Cơ học” - Vật lí 8. Mục đích TNSP
- b. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm Số HS được khảo sát trong quá trình TNSP bao gồm 162 HS, trong đó có 02 lớp thuộc nhóm TN và 02 lớp thuộc nhóm ĐC. Đối tượng được chọn là HS ở khối 8- trường THCS Việt Hùng. Trường Nhóm TN Nhóm ĐC THCS Việt Hùng 8A(40) 8B(40) THCS Việt Hùng 8C(40) 8D(42) Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu TNSP
- 3.2. Kết quả thực nghiệm a. Đánh giá định tính Hoạt động học tập của HS tích cực hơn hẳn. Điều này được thể hiện thông qua một số dấu hiệu như: - Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS chưa từng tiếp cận với BĐTD, nhưng khi làm quen các em rất hứng thú tham gia nhiệt tình. - Nếu ban đầu HS còn rụt rè khi bày tỏ quan niệm thì càng về sau, HS càng muốn nêu ý kiến của mình. - HS tập trung cao độ vào nhiệm vụ học tập, hào hứng trao đổi để đưa ra các ý tưởng. + Không khí học tập của HS ở lớp TN sôi nổi, hào hứng hơn so ở với lớp ĐC. + HS ở lớp TN tích cực tham gia xây dựng bài hơn, và chất lượng các câu trả lời của HS ở lớp TN cũng tốt hơn so với HS ở lớp ĐC. Lớp TT Dấu hiệu của tính tích cực TN ĐC 1 Bình quân số lần giơ tay phát biểu bài của 1 HS/tiết 1,3 0,6 2 Số HS trả lời đúng kiến thức đã học/số HS trả lời 7/10 4/10 3 Số HS trả lời được các câu hỏi vận dụng/số HS trả lời 7/10 4/10 Bảng thống kê các biểu hiện của tính tích cực của HS
- + Ban đầu HS còn lúng túng, ngại đưa ra ý tưởng xây dựng BĐTD vì sợ sai, về sau HS đã mạnh dạn đưa ra nhiều ý tưởng + Ban đầu HS dè dặt trong việc thuyết trình, còn đùn đẩy nhau, nhưng càng về sau HS càng hăng hái muốn thuyết trình BĐTD của nhóm mình.
- 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Trong quá trình thực hiện biện pháp, tôi thấy ngoài áp dụng các biện pháp đã nêu trên thì nên bổ xung thêm : + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy học, đặc biệt là sử dụng các phần mềm dạy học có tính ứng dụng cao, phần mềm hỗ trợ vẽ BĐTD iMindMap để nâng cao hiệu quả dạy và học môn vật lí. + Cần tiếp tục trao đổi, hợp tác với các giáo viên cùng bộ môn khác trong nhà trường để triển khai thực nghiệm tới tất cả các khối lớp còn lại, qua đó sẽ đánh giá được một cách chi tiết về tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp nêu trên.
- 5. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn có chất lượng, đưa ra được các giải pháp mới để nâng cao hiệu quả dạy học, qua đó giúp các thành viên trong tổ trau dồi và học hỏi kinh nghiệm. b.Đối với Lãnh đạo nhà trường. Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy.
- PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI “VẬN TỐC” THEO HƯỚNG PHÁT HUY TTCNT VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HS VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BĐTD
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI “CƠ NĂNG” THEO HƯỚNG PHÁT HUY TTCNT VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HS VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BĐTD
- Một số định hướng Hướng dẫn rèn kĩ năng sử dụng BĐTD Trong việc tổ chức hoạt động nhận thức Rèn luyện cho HS kĩ năng thu thập với sự hỗ trợ của thông tin và tóm tắt bằng BĐTD BĐTD để phát huy Rèn luyện kĩ năng truyền đạt TTCNT và năng lực thông tin với sự hỗ trợ của BĐTD sáng tạo cho HS