Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Nghị Luận văn học: Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật Vũ Nương

* Những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Vũ Nương

- Vũ Nương là người con gái tính tình đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

- Vũ Nương lấy người chồng là Trương Sinh tính tình đa nghi, hay ghen nhưng chưa bao giờ nàng để vợ chồng bất hòa

- Khi chồng ra trận, nàng ở nhà hết mực thủy chung với chồng, phụng dưỡng, hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con cái

→ Nàng làm trọn bổn phận người phụ nữ tam tòng tứ đức một cách hoàn hảo

* Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương

- Khi chồng trở về nghe lời đứa con nhỏ dại liền nghi oan và trách mắng Vũ Nương

- Nàng đau đớn, thất vọng trước sự đối xử bất công và tàn nhẫn của chồng

- Vũ Nương lựa chọn cái chết để rửa nỗi nhục → đây là hành động quyết liệt nhất chất chứa nỗi tuyệt vọng cay đắng, sự bất lực của thân phận

- Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn khôn nguôi nhớ về cuộc sống trần thế

- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:

+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản

+ Gián tiếp: người chồng tính tình đa nghi, hay ghen đã cư xử hồ đồ, phũ phàng

+ Do ngay từ đầu cuộc hôn nhân không có sự bình đẳng

+ Do chiến tranh và lễ giáo phong kiến hà khắc

doc 61 trang minhvi99 09/03/2023 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Nghị Luận văn học: Chuyện người con gái Nam Xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_ngu_van_lop_9_nghi_luan_van_hoc_chuyen_nguoi_con_ga.doc

Nội dung text: Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Nghị Luận văn học: Chuyện người con gái Nam Xương

  1. - Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang hai tay ôm chặt lấy cô ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên." (“Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, trang198) Gợi ý 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm "Chiếc lược ngà”. - Giới thiệu khái quát nội dung đoạn trích: đoạn trích miêu tả cảnh bé Thu nhận ông Sáu là cha trước khi ông Sáu lên đường trở lại chiến trường. 2. Thân bài: - Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. - Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người. Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa. + Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của | sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình. Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi bà xé lòng • Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm • Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết. + Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo: • Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. • Nó lo sợ ba sẽ đi mất. • Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba. ->Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động. -> Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình, an 52
  2. - Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai” - Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường. - Giới thiệu nhân vật Phương Địnhnhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường. b, Thân bài * LĐ1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu - Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm. * LĐ2: Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm, mơ mộng, thích hát. - Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ,nhớ về thành phố tuổi thơ. - Là cô gái yêu đời, hồn nhiên, giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. - Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực. Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn. *LĐ3:Bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm, luôn có thần chết rình rập. - Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. - Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, chị dũng cảm, bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. - Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên. => Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng. *LĐ 4:Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội. - Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình. 54
  3. *LĐ2 Vẻ đẹp chung của ba cô gái + Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp. + Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh. + Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời + Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết *LĐ3 Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong + Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn. + Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình. + Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn. *LĐ 4:Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ - Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh - Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình - Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời *LĐ5 Nghệ thuật - Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng là Phương Định. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thể hiện sự am hiểu về tâm lí nhận vật phụ nữ của tác giả. - Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên gần với lời nói góp phần thể hiện thế giới tâm hồn đầy nữ tính của nhân vật Phương Định. c. Kết bài Nêu cảm nhận chung của em về vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.Liên hệ bản thân. Đề 3: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: " Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế ( ) 56
  4. – Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. – Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học b. Cô thanh niên xung phong Phương Định – Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom. – Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. – Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm 2. Vẻ đẹp tâm hồn a. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người. – Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé. – Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện. – Là người nhân hậu, chân thành, giản dị. b. Cô thanh niên xung phong Phương Định – Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên. – Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình. – Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. -> Các tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ. *Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. *Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn. => Hai tác phẩm có đề tài phản ánh khác nhau, thể hiện hình tượng nhân vật khác nhau nhưng cùng hướng đến vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc 58
  5. luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí của Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất chi tiết ở trong đoạn trích. - Đoạn văn khắc họa khung cảnh và không khí căng thẳng, nguy hiểm của việc phá bom: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ Tác giả đã sử dụng những câu trần thuật đơn ngắn, với nhịp điệu dồn dập, tạo không khí căng thẳng. - Phương Định có nét tâm lí con gái. Mặc dù đây là một công việc rất quen thuộc nhưng không tránh khỏi những hồi hộp, căng thẳng: Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? - Sự dũng cảm của Phương Định được kích thích bởi lòng tự trọng. Cảm giác như có ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo, Phương Định không đi khom mà dõng dạc, đường hoàng, ngẩng cao đầu bước tới quả bom. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm để cho thấy những nét biến chuyển tinh vi trong tâm trạng nhân vật. Thông qua đó, nhà văn khắc họa phẩm chất anh dũng, kiên cường, hiên ngang của người nữ thanh niên xung phong khi đối diện với cái chết. - Đối diện với quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn: Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác bằng các từ ngữ sắc sảo để nhấn mạnh sự hiểm nguy của công việc phá bom, cũng như cảm nhận tinh tế của Phương Định. - Bằng kinh nghiệm Phương Định thấy vỏ quả bom đang nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành. Bỏ qua những khó khăn, nguy hiểm, PĐ tự giục mình làm nhanh hơn để hoàn thành công việc. Phương Định không nghĩ tới cái chết, không màng tới sự sống, điều cô quan tâm nhất là làm sao hoàn thành tốt được công việc. Điều đó cho thấy PĐ không nghĩ tới cái chết, không màng tới sự sống, điều cô quan tâm nhất là làm sao hoàn thành tốt được công việc. Điều đó cho thấy tinh thần trách nhiệm rất cao với công việc của nhân vật. - Nghệ thuật: Câu trần thuật đơn, câu rút gọn, nhịp ngắt dồn dập, nghệ thuật độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí nhân vật độc đáo, tình huống kịch tính, điểm nhìn của tác giả hòa lẫn vào điểm nhìn tâm trạng của nhân vật để tạo nên không khí căng thẳng, hiểm nguy và khắc họa tâm lí Phương Định. Thông qua đó, ta thấy rõ phẩm chất anh dũng, kiên cường của nhân vật. Đó là phẩm chất tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. III.KẾT BÀI - Phương Định là một hình tượng đẹp, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trong thời kì kháng chiến. Chúng ta yêu mến, cảm phục và luôn biết ơn vì sự hi sinh lớn lao của họ. 60