Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

1. Dàn ý chung:

a.Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu những nhận xét, đánh giá của mình ( Nếu phân tích một đoạn thơ cần nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát  nội dung cảm xúc của đoạn thơ đó)

b.Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

c.Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.
 

docx 120 trang minhvi99 09/03/2023 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_ngu_van_lop_9_nghi_luan_ve_mot_doan_tho_bai_tho.docx

Nội dung text: Tài liệu Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

  1. 108 + Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh. 4. Đánh giá: -Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực, giàu tính triết lí sâu xa. - Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho các khổ thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ. - Hai khổ thơ là những cảm nhận riêng biệt và những chiêm nghiệm sâu xa về đất trời, con người, đất nước trong thời khắc giao mùa. III. Kết bài Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ làm nên thành công của tác phẩm VĂN BẢN: “NÓI VỚI CON” Đề 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
  2. 110 + Tiếp nối mạch tâm tình, người cha dặn con ghi nhớ, người đồng mình dù còn nghèo khó, tấm lòng mộc mạc, chân chất nhưng không nhỏ bé, tầm thường mà giàu lòng tự trọng, có nhiều đức tính tốt đẹp: “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Họ chính là người làm nên quê hương, chủ nhân của những truyền thống, phong tục tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”. Hai câu thơ mang đậm dấu ấn tư duy của người vùng cao, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu tính khái quát. – Lời người cha dặn dò con thiết tha mà nghiêm nghị: “Con ơi tuy thô sơ da thịt/ Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được/Nghe con”. Đó là những lời dặn dò ân cần tha thiết, nhưng cũng là một mệnh lệnh: Hãy tự tin vững bước trên đường đời dài rộng bằng chí khí mạnh mẽ và tâm hồn lớn lao. Hãy sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. * Đánh giá: – Đoạn thơ là lời tâm tình của người cha vói con về những phẩm chất tốt đẹp, những truyền thống đáng tự hào của người đồng mình. Người cha mong muốn, nhắn nhủ và đặt niềm tin con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy, vững vàng bước đi trên đường đời dài rộng bằng chí khí, niềm tin mà quê hương đã trao gửi. – Đoạn thơ kết tinh nhiều nét nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ viết theo thế thơ tự do, phù hợp với hình thức là lời tâm tình của người cha với con; giọng thơ thiết tha, trìu mến, ấm áp như hơi thớ, giọng nói cửa người vùng cao; cách diễn đạt với ngôn từ mộc mạc, hình ảnh thơ gần gũi, chân, thực nhưng giàu chất thơ, giàu sức khái quát, mang đậm dâu ấn tư duy của người miền núi. Câu 2 “Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Hãy lắng nghe “tiếng lòng” của nhà thơ Y Phương qua việc phân tích đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối
  3. 112 + Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. + "Thương lắm”: bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ. + Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. + “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình. => Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi. - Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao: "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục" + Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn. + Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” -> xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. + “Làm phong tục" -> tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. => Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó. - Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình: + Điệp từ “sống" khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. + Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con không chế tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương minh. + So sánh "như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. + Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.
  4. 114 Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” (Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2015) Gợi ý: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực. - Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. - Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau: 1. Giới thiệu chung - Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. - “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980. - Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình. 2. Phân tích - Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình: + Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. + Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. + So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. + Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. + Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
  5. 116 - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm: + Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. + “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên. - Khái quát nội dung khổ 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. b) Thân bài * Luận điểm 1: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn - Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự: "Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười" - Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ. - Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời ” - > Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bỏng của mình. - Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ. => Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc. * Luận điểm 2: Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. - Tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng. "Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa
  6. 118 - Đề yêu cầu phân tích bài thơ, nhưng chưa nêu rõ phải phân tích nội dung cụ thể nào, do đó người viết phải tự tìm ra những nội dung đó. Cần đọc kĩ cả bài, rồi từng đoạn để nắm bắt ý tứ. - Tìm hiểu xem những ý tứ đó được biểu hiện như thế nào trong từng chi tiết hình ảnh, từ ngữ của bài thơ. - Chú cách dùng từ, lối so sánh ví von của người miền núi kết hợp với những so sánh liên tưởng đặc sắc của riêng nhà thơ (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát; Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng ). II/ Dàn bài chi tiết A- Mở bài: - Cha mẹ sinh con đều ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương. Đó là tình yêu con cao đẹp nhất. - Y Phương cũng nói lên điều đó nhưng bằng hình thức người tâm tình, dặn dò con, nên đem đến cho bài thơ giọng thiết tha, trìu mến, tin cậy. B- Thân bài: 1. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. a. Người con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ (Phân tích câu đầu) - Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi rất chính xác. - Tạo được không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ khi đón nhận từng biểu hiện lớn lên của đứa trẻ. b. Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương - Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát). - Rừng núi quê hương thơ mộng và tình nghĩa (Rừng cho hoa; Con đường cho những tấm lòng). 2. Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con. a. Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm: - Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thấn (Yêu lắm, thương lắm con ơi! ) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành. - Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn; Xa đo chí lớn, ). - Mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng quê hương: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh