Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

1. “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh nên nên chỉ dám chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô nhằm phòng thủ trước quân thù thì Đại Việt lúc này đã chọn Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, tuy khả năng phòng thủ thấp nhưng thuận lợi cho giao thương phát triển. Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố đủ sức chấm dứt nạn cát cứ, sánh ngang với phương Bắc. Chúng ta không cần phải sống trong cảnh dựa vào núi non khô cằn để phòng thủ nữa mà đã có tiềm lực để lập đô ở nơi thuận lợi cho đất nước phát triển, sánh ngang với các triều đại phương Bắc. Đại La là một mảnh đất lí tưởng để "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi". Dân an thì nước mới thịnh, dân giàu thì nước mới mạnh. Có thể thấy việc quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của Lý Công Uẩn nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung. Và thực tế đã chứng minh, kinh đô Đại La - Thăng Long là một cái nôi đầy tiềm năng cho sự phát triển bền vững muôn đời của Đại Việt.

2. Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa và chỉ ra Đại La là mảnh đất phù hợp để làm kinh đô mới. Trước tiên, mảnh đất Đại La từng là kinh đỗ cũ của Cao Vương, lại là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai: đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Đó quả là tầm nhìn của một vị vua anh minh sáng suốt. Và thực tế lịch sử đã chứng minh: Đại La – Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến vẫn mãi là niềm tự hào của người dân Việt.

docx 20 trang Mịch Hương 11/01/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

  1. Đề 7: Từ văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn thiếp, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa học với hành? Dàn ý Bài viết 1.MB: Giới thiệu Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều vấn đề nghị luận người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học. Trong văn bản, ông đã khẳng định “ theo điều học mà làm”, tức là học phải đi đôi với hành. “ Bàn về phép học” là một phần bài tấu Nguyễn thiếp gửi lên vua Quang 2. Thân bài: Trung khi ông hội kiến vua ở Phú Xuân. Trong văn bản này, ông đưa ra lời bàn * Ý 1: Tóm tắt rất thấm thía về phương pháp học đúng đắn: Lúc đầu học để bồi lấy gốc, sau phép học của học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá Nguyễn Thiếp. trình học tập lâu dài.Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn lấy những điều học được áp dụng vào thực tế.Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lợi ích thiết thực cho dân, cho nước. Đó quả là phương pháp học tiến bộ và khoa học, đến ngày nay vẫn nguyên giá trị. Muốn hiểu rõ hơn nội dung lời bàn này, trước hết chúng ta cần phải hiểu * Ý 2: Giải thích “ học là gì? Hành là gì? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã Học”, “ Hành”? được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên, học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn đó là hành. * Ý 3: Bàn luận “ Học phải luôn đi đôi với hành. Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có Học đi đôi với nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta hành” ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều 14
  2. ( dẫn chứng: Trạng Trong thực tế có không ít những tấm gương học tập tiêu biểu. Đó là trạng nguyên nhỏ tuổi nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta Nguyễn Hiền. Cậu đã miệt mài học tập để rồi Nguyễn Hiền, Bác thi đỗ trạng nguyên, giúp vua, giúp nước khi mới 12 tuổi. Đó là chủ tịch Hồ Hồ, Nguyễn Ngọc Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã tự mình bôn ba Kí ) năm châu bốn bể, tự học tập và nghiên cứu tài liệu để mang lại ánh sáng cho dân tộc VN. Hay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Ngay từ bé, thầy đã bị liệt cả hai tay nên phải luyện viết bằng chân. Thầy không những kiên trì mà còn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân và trở thành thầy giáo, người con ưu tú của mảnh đất học Thành Nam – Nam Định.Thử hỏi, nếu không chăm chỉ thì Nguyễn Hiền, Bác Hồ hay Thầy Nguyễn Ngọc Kí có đóng góp to lớn cho đất nước được hay không? * Ý 3: Thực tế có Ấy thế mà trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều bạn không chăm chỉ học tập. nhiều bạn còn chưa Các bạn lười đọc sách, lười làm bài tập thầy cô giao, không chịu tìm tòi, học chăm chỉ học tập. hỏi. Những bạn như vậy khi trưởng thành sẽ cảm thấy hối tiếc vì khi còn trẻ đã không chịu khó học tập, tích lũy kiến thức. Những người đó đến khi trưởng thành không có việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, thậm chí còn sa vào chơi bời nghiện ngập, đến khi hối hận thì đã quá muộn. Không những họ không làm gì cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Vì thế ông cha ta đã từng nói: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đó là lời dạy hoàn toàn đúng đắn và còn có ý nghĩa đến tận ngày nay và mai sau. * Ý 4: Bài học: Chính vì vậy mà chúng ta cần chăm chỉ học tập ngay khi ngồi trên ghế Nhận thức và hành nhà trường. Việc học tập đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo, phải biết động: vận dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống. Học không chỉ học lý thuyết mà còn cần kết hợp với thực hành và rèn luyện. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì việc học tập càng trở nên cần thiết và quan trọng vô cùng. Nhờ học tập mà chúng ta có thể đóng góp cho đất 3. Kết bài: nước, giúp cho đất nước Việt Nam nhỏ bé có thể phát triển hùng cường, sánh Khẳng định tầm vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Còn nếu không học, ta sẽ tự quan trọng của việc loại mình khỏi vòng quay của xã hội, trở thành một người vô ích. học. Đúng như lời khuyên của ông cha ta: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó - Liên hệ, học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Muốn phát triển, chúng ta cần không ngừng rèn luyện, nỗ lực, trau dồi kiến thức, để không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cả xã hội. Đề 2: Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống. ( Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống) Dàn ý Bài viết 1. MB: Đại văn hào Nga Lép tôn-xtôi từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trò - Giới thiệu vấn đề chuyện với người bạn thông minh”. Điều này hoàn toàn đúng đắn bởi sách là nghị luận: Tầm quan sản phẩm duy nhất và vĩ đại nhất kết tinh đầy đủ trí tuệ của nhân loại qua các trọng của sách ( thời đại. Bởi thế, khuyến khích con người yêu sách và đọc sách, M. Gorski trích dẫn câu nói) khuyên: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường 2. Thân bài: sống”. 16
  3. Đề 3: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh? Dàn ý Bài viết 1. MB: Đối với học sinh, kiến thức không chỉ là học qua sách vở, bài giảng của - Giới thiệu tác giả, thầy cô mà còn là sự quan sát, tìm hiểu thực tế. Tham quan, du lịch cũng là tác phẩm một cách tiếp xúc với thực tế, góp phần làm hiểu sâu hơn kiến thức đã học - Trích dẫn nhận xét cũng như giải toả căng thẳng, đem lại nhiều niềm vui và sức khoẻ cho cuộc trong đề bài. sống. Qua đó, ta thấy được tham quan, du lịch thực sự bổ ích đối với mọi người cũng như học sinh chúng ta. 2. Thân bài: Những chuyến tham quan, du lịch đem lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đầu * Ý 1: Những tiên phải kể đến là niềm vui sướng, hân hoan khi được tận mắt tham quan, tận chuyến tham quan mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà trước kia chỉ có thể du lịch đem lại sức nhìn qua sách báo. Có tận mắt trông thấy mới hiểu được cái đẹp, cái kì vĩ mà khỏe rất tốt cho báo chí mọi người vẫn ca ngợi. Thêm vào đó, được chìm trong cái đẹp của học sinh thắng cảnh, được chú tâm tìm hiểu văn hoá lịch sử của các khu di tích cũng khiến tâm hồn ta thoải mái, giải toả căng thẳng, tạm thời quên đi nỗi lo lắng trong học tập, trong công việc và cuộc sống. Tâm hồn thoải mái thì sức khoẻ cũng cải thiện, tinh thần cũng trở nên khoẻ khoắn, năng động lạ thường. Đi tham quan, du lịch, không ai lại ngồi im mà phải đi đây đi đó tìm hiểu, cho thoả trí tò mò cũng như được nhìn ngắm cảnh thiên nhiên thoáng đãng, tươi đẹp. Đây chính là 1 cách rèn luyện sức khoẻ, giúp tinh thần được minh mẫn cũng như đem lại nhiều niềm vui cho cuộc sống. Tham quan du lịch không chỉ mang lại cho ta sức khoẻ, niềm vui mà còn * Ý 2: Tham qua đem đến những bài học bổ ích không có trong sách vở, giúp ta hiểu sâu hơn du lịch mang đến những bài học trong nhà trường. Đặc biệt, với các môn học như Địa lý, Lịch cho HS những bài sử thì đây là một phương pháp học tuyệt vời. Với môn địa lý, những kiến thức học bổ ích sách vở khô khan sẽ trở thành hình ảnh sinh động. Với lịch sử, những chuyến đi đến các địa danh, di tích lịch sử mang lại cảm nhận xác thực.Nếu như trong một bài địa lý, sách vở thể hiện cho ta thấy sự thay đổi của địa hình, sinh thái, khí hậu khi đi từ chân núi lên đỉnh núi. Thì khi đi tham quan du lịch thực tế, ta sẽ trải nghiệm được cụ thể và rõ ràng sự thay đổi ấy. Đi từ thấp lên cao, ta sẽ thấy được cảnh quan, cây cối thay đổi như thế nào? Sự diễn biến thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm khi càng lên cao sẽ ra sao? Tất cả mọi điều này sẽ được ta cảm nhận và ghi nhớ trong đầu. Chúng sẽ không còn là những kiến thức khô khan mà ta phải học mỗi ngày để nhớ nữa.Hay bạn có thể học lịch sử Việt Nam ta thời kháng chiến khi đến thăm nhà tù Côn Đảo. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đến đây, là sẽ được dẫn đi tham quan và nghe hướng dẫn viên kể lại lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ. Những hình ảnh trực quan, những hình tượng cụ thể về sự tàn nhẫn của thực dân lúc bấy giờ sẽ được tái hiện lại. Những biện pháp tra tấn dã man như chuồng cọp, điều kiện sống khắc nghiệt và mất nhân tính Như vậy, tất cả các kiến thức * Ý 3: Tham qua du bạn đã học về lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ được tái hiện và khắc sâu hơn. lịch bồi dưỡng thêm Những chuyến tham quan du lịch giúp ta thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên tình yêu và niềm tự nhiên, quê hương, đất nước. Sở hữu vẻ đẹp tươi mát, hùng vĩ, ấn tượng, vịnh hào về đất nước Hạ Long được mệnh danh là một trong 7 Kì quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi có làn nước trong xanh, mặt nước phẳng phẳng lặng, điểm thêm 18
  4. giờ đây khi bước ra đường, chúng ta lại thấy rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, phóng khoáng tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Rồi họ ăn mặc lòe loẹt, màu mè, chơi trội, luôn chạy theo mốt, tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi. Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô * Ý 3: Hậu quả của cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời việc chạy theo mốt, gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng đua đòi. hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu. Với lứa tuổi học sinh, trang phục khi đến trường đẹp nhất là bộ đồng phục. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Còn * Ý 4: Cách ăn mặc khi đi chơi, đi dã ngoại, nên mặc lịch sự, thoải mái và phù hợp với lứa tuổi, phù hợp của HS văn hóa dân tộc. Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa 3. Kết bài: tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Với lứa tuổi HS, cần tránh việc ăn - Khái quát vấn đề, mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng rút ra bài học. bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo. 20