Tài liệu Tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Lớp 1 (Cánh diều) môn Tự nhiên và Xã hội

Dạng bài học mới 
Trong phần nội dung chính của bài thường có những nhóm hoạt động sau: 
+ Hoạt động Gắn kết dẫn vào bài học được thể hiện bằng bài hát, trò chơi,…   
+ Hoạt động Khám phá kiến thức mới và hình thành kĩ năng thông qua Quan sát, 
Trả lời câu hỏi, Thảo luận, …  
+ Hoạt động Thực hành và Vận dụng kiến thức thông qua Xử lí tình huống; Chia 
sẻ với các bạn và người thân, …  
+ Hoạt động Đánh giá được thể hiện trong toàn bộ tiến trình của bài học thông 
qua các câu hỏi và bài tập từ bước gắn kết, khám phá kiến thức mới, luyện tập, thực 
hành và củng cố mà không tạo thành một mục riêng trong SGK. 
Kết thúc mỗi phần hoặc cả bài học được chốt lại bằng Kiến thức cốt lõi cần nhớ 
và (hoặc) lời hướng dẫn và nhắc nhở của con ong được rút ra từ bài học, góp phần phát 
triển phẩm chất của HS. 
Ở một số bài có mục Em có biết giúp HS tìm tòi mở rộng hiểu biết về các kiến 
thức liên quan; gây hứng thú học tập cho HS.
pdf 38 trang minhvi99 09/03/2023 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Lớp 1 (Cánh diều) môn Tự nhiên và Xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_giao_vien_su_dung_sach_giao_khoa_lop_1_can.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Lớp 1 (Cánh diều) môn Tự nhiên và Xã hội

  1. Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về cảnh vật và con người ở nơi em sống. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Chuẩn bị khi đi quan sát Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần làm trước khi đi quan sát * Mục tiêu – Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát. – Biết cách sử dụng Phiếu quan sát. * Cách tiến hành Bước 1. Làm việc theo cặp HS quan sát hình trang 50 và trả lời câu hỏi trong SGK: Khi đi quan sát các bạn trong hình mang theo những gì và trang phục như thế nào? Bước 2. Làm việc cả lớp – Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. – HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. – Một số HS đọc những điều cần ghi nhớ khi đi tham quan ở trang 51 SGK. Bước 3. Làm việc theo nhóm nhỏ (3 – 4 HS) – HS đọc phiếu quan sát, trao đổi về cách đánh dấu vào phiếu. Điều gì chưa rõ, các em có thể hỏi GV. – Nhóm trưởng có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người (Ví dụ: Bạn A tập trung quan sát các phương tiện giao thông đi trên đường), đồng thời nhắc các bạn không ai được tự tách khỏi nhóm trong quá trình đi tham quan. 2. Quan sát cuộc sống xung quanh trường Hoạt động 2: Thực hiện quan sát cuộc sống xung quanh trường * Mục tiêu – Tập trung quan sát những gì được nhóm phân công. – Hoàn thiện được phiếu quan sát. 24
  2. 2. Vẽ hình (hoặc dùng giấy màu cắt, dán) trên giấy thể hiện các nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, đường phố, xem cộ đi lại, kèm theo là những nhận xét ngắn gọn và tập trình bày giới thiệu kết quả quan sát được. 3. Đóng kịch/ kịch câm/ thể hiện một số nét nổi bật của cuộc sống ở xung quanh quanh trường mà các em quan sát được. Hoạt động 4. Triển lãm * Mục tiêu Trình bày được kết quả tham quan dưới các hình thức khác nhau. * Cách tiến hành – HS ở các nhóm trưng bày “triển lãm” tranh ảnh và mẫu vật sưu tầm được về địa phương hoặc biểu diễn kịch ngắn, tiểu phẩm. – Các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV dặn HS giữ lại các sản phẩm để dùng trong bài ôn tập chủ đề. IV. ĐÁNH GIÁ * Đánh giá kiến thức và kĩ năng GV có thể sử dụng các câu 1, 2, 3 trang 28, 29, 30 (VBT) để đánh kết quả học tập bài này của HS kết hợp với quan sát quá trình học tập và các sản phẩm của các nhóm. * Tự đánh giá GV có thể yêu cầu HS làm câu 4 trang 31 (VBT) để biết được HS tự đánh giá sau khi đi quan sát cuộc sống xung quanh trường của các em. Gợi ý phân bổ thời lượng: Tiết 1 và 2: Từ Mở đầu đến hết Hoạt động 2. Tiết 3: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 3. Tổ chức dạy học bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Tiến trình dạy học bài Ôn tập và đánh giá chủ đề bao gồm 2 bước chính. 26
  3. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm 6 – Từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ trang 24 (SGK). – Các HS lắng nghe và có thể hỏi thêm (nếu cần). Bước 3: Làm việc cả lớp – Mỗi nhóm cử một HS giới thiệu về gia đình mình trước lớp. – HS khác nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng về gia đình mình. (Gợi ý tiêu chí nhận xét: chia sẻ nhiều thông tin về gia đình, nói rõ ràng, lưu loát và truyền cảm, ). Hoạt động 2: Xác định đồ dùng trong mỗi phòng và đồ dùng có thể gây nguy hiểm khi ở nhà * Mục tiêu – Liệt kê được những đồ dùng thường có ở mỗi phòng trong nhà. – Chỉ ra được những đồ dùng có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp – Quan sát hình trang 25 (SGK), trả lời câu hỏi: + Những đồ dùng trong hình nên để ở phòng nào cho phù hợp? + Trong những đồ dùng đó, đồ dùng nào có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật? + HS làm câu 2 của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình (VBT). Bước 2: Làm việc cả lớp – Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc. – HS khác nhận xét, bổ sung. – GV hỏi thêm: + Kể thêm tên đồ dùng trong mỗi phòng (phòng khách, phòng ngủ và bếp). + Kể thêm tên đồ dùng trong nhà có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật. – GV hoàn thiện kết quả trình bày của HS. 28
  4. I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của HS để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và quản lí của nhà trường, đồng thời hướng dẫn, khuyến khích, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh. II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo Yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học. III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Đối với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, có thể sử dụng một số phương pháp đánh giá sau: – Phương pháp quan sát: GV theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình học tập trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật kí ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập của HS. – Phương pháp đánh giá qua các sản phẩm, hoạt động của HS: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, hoạt động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung đánh giá có liên quan. – Phương pháp vấn đáp: GV trao đổi với HS thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời. – Phương pháp kiểm tra viết: GV có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hoặc nối. Với HS lớp 1 không yêu cầu HS phải viết nhiều để trả lời các câu hỏi mở. IV. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) 1.1. Về nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội Đánh giá thường xuyên có thể thông qua các câu hỏi, đặc biệt ở phần luyện tập, thực hành trong SGK hoặc các bài tập trong vở bài tập hay các bài tập tương tác trong SGK phiên bản điện tử. 30
  5. Qua ý kiến tự nhận xét, hoặc qua ý kiến của HS về cách xử lí tình huống, GV cũng đánh giá được sự hiểu của HS về việc sử dụng trang phục phù hợp thời tiết của các em. Qua phần trả lời của HS, GV cần giúp các em nhận biết được cách suy nghĩ đúng, chưa đúng, lí do. Việc đánh giá yêu cầu nêu trên với HS, GV còn có thể thông qua việc phối hợp với cha mẹ HS quan sát hằng ngày xem các em có sử dụng trang phục phù hợp thời tiết khi ở nhà, ở trường hay chưa. 1.2. Về sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của HS, GV cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của HS; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. HS được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân. Cha mẹ HS trao đổi, phối hợp với GV động viên, giúp đỡ học Đánh giá năng lực cần dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Khi được giao một nhiệm vụ học tập cụ thể, đòi hỏi học sinh phải thể hiện kiến thức, kĩ năng qua việc trình bày miệng hoặc trên giấy; trình bày một sản phẩm, một báo cáo; trả lời câu hỏi; thực hiện một dự án học tập Quan sát việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh cùng những sản phẩm cụ thể ta có thể nhận biết mức độ thể hiện các năng lực của các em. 2. Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết) 2.1. Về nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, GV căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học để đánh giá HS theo các mức sau: – Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. – Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học. 32
  6. PHỤ LỤC GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Theo phân phối chương trình, thời lượng cho mỗi chủ đề, bài học, bài Ôn tập và đánh giá chủ đề ở SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 1 thuộc bộ SGK Cánh Diều được thể hiện trong bảng dưới đây. Số tiết Trang SGK Trang điện tử có SGK có bài tập video tương tác. Chủ đề 1. Gia đình 10 1 Gia đình em 3 10 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 2 Ngôi nhà của em 3 18-19 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 5. Tiết 3: Từ Hoạt động 6 đến hết bài. 3 An toàn khi ở nhà 2 23 Tiết 1: Từ Mở đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình 2 25 (2 Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 2. video) Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Chủ đề 2. Trường học 8 34
  7. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng 2 65 địa phương Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 3. Tiết 2: Từ Hoạt động 4 đến hết bài. Chủ đề 4. Thực vật và động vật 14 10 Cây xanh quanh em 3 70, 72-72 Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 11 Các con vật quanh em 3 76-77 Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 12 Chăm sóc bảo vệ cây trồng và vật nuôi 3 80-82, 82 Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến Hoạt động 4. Tiết 3: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 13 Thực hành: Quan sát cây xanh và các 3 con vật Tiết 1: Từ đầu đến Hoạt động 1. Tiết 2: Từ Hoạt động 2. Tiết 3: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và 2 36
  8. Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người 2 và sức khoẻ Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. Chủ đề 6. Trái Đất và bầu trời 7 20 Bầu trời ban ngày, ban đêm 2 131 133 Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 4. Tiết 2: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. 21 Thời tiết 3 135, 137, Tiết 1: Từ Khởi động đến Hoạt động 3 138 (hoặc 2). Tiết 2: Từ Hoạt động 4 (hoặc 3) đến Hoạt động 5. Tiết 3: Từ Hoạt động 6 đến hết bài. Ôn tập và đánh giá chủ đề Trái Đất và 2 bầu trời Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 2. Tiết 2: Từ Hoạt động 3 đến hết bài. 38