15 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)
Đọc văn bản sau:
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.)
Câu 1. Truyện Con lừa và bác nông dân thuộc thể loại nào?
A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích.
Câu 2. Trong đoạn 1 con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?
A. Con lừa sẩy chân rơi xuống một cái giếng.
B. Đang làm việc quanh cái giếng .
C. Con lừa bị ông chủ và hàng xóm xúc đất đổ vào người.
D. Con lừa xuất hiện trên miệng giếng.
File đính kèm:
- 15_de_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.docx
Nội dung text: 15 Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)
- 15 đề ôn NGỮ VĂN 7 Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ. c. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề, liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc. - Liên hệ: Nhận ịnh đặt ra yêu cầu đối với sáng tác và tiếp nhận. Người sáng tác không chỉ bám rễ vào hiện thực mà còn biết rung động, nảy nở cảm xúc; và sáng tạo. Người đọc phải biết tri âm, đồng điệu cùng tâm hồn của tác giả để có thể hiểu được “tiếng lòng” của người sáng tác . ĐỀ SỐ14: Câu 1: (8,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) 1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (1 điểm)
- 15 đề ôn NGỮ VĂN 7 - Lí giải, bàn luận về tính đúng đắn của lối sống chấp nhận thử thách, hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp cho con người. - Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân. - Bài học nhận thức và hành động: Câu chuyện đã mang đến một bài học nhân sinh sâu sắc: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. Từ đó, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Lưu ý Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “ Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ 12,0 ngữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ “Mẹ ” của tác giả Đỗ Trung Lai. . Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ, chính xác. - Xác định đúng vấn đề và phạm vi kiến thức bài nghị luận . Yêu cầu về kiến thức: a. Mở bài - Giới thiệu về nhà thơ Đỗ Trung Lai và bài thơ “ Mẹ”: Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ khi viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003. - Tác phẩm là minh chứng rất rõ cho nhận định: “ Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. b. Thân bài: * Giải thích: + Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả. + Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt
- 15 đề ôn NGỮ VĂN 7 + Hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông khi: “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay, tiếc xót. - Câu hỏi tu từ “Ngẩng trời hỏi vậy - sao mẹ ta già” là câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp - Mây bay về xa”. ->Người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc. -> Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử. *.2. Luận điểm 2: Bài thơ “Mẹ ” nở hoa nơi từ ngữ. - Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, xúc động. - Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm. - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, so sánh, phép đối * Đánh giá chung: - “Mẹ” là một tuyệt phẩm của bà Đỗ Trung Lai trong nền thi ca Việt Nam. Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử. - Tác phẩm đã chứng tỏ nhận định “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” là xác đáng. c. Kết bài: + Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt. + Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế về khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ trác tuyệt. ĐỀ SỐ 15: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
- 15 đề ôn NGỮ VĂN 7 muộn”; “có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn”; “có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.” + Liệt kê: Những cuộc đời khác nhau của mỗi đóa hoa - Tác dụng: + Nhấn mạnh một điều rằng ở mỗi cuộc đời ai cũng có những may rủi, sướng hay khổ có khó khăn bị vùi dập căm ghét hay chà đạp + Nhưng ẩn sâu trong đó mỗi người vẫn có một vẻ đẹp riêng bản sắc riêng của chình mình bởi vậy phải phát huy tất cả bản sắc ấy. Câu 1: Viết một đoạn văn với chủ đề: Tôi là một đóa hoa -Trình bày thành một đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi: Có ai đó đã nói rằng: Cuộc đời của mỗi người giống như cuộc đời của mỗi đóa hoa. Mỗi người đều được sinh ra trong tình yêu thương và sự chở che của gia đình rồi nhờ sự chăm sóc, yêu quý đó mà dần trưởng thành, lớn lên, sống và cống hiến cho cuộc đời rồi già đi, trở về cõi hư vô. Cũng như mỗi đóa hoa, từ một mầm non nhỏ bé nhờ nhựa cây mà lớn dần, lớn dần rồi bung nụ, nở hoa khoe sắc tỏa hương làm đẹp cho đời rồi rụng rơi, theo làn gió bay đi. Có lần tôi đã đọc được ở đâu đó rằng: Người Nhật hàng năm đều tận hưởng lễ hội ngắm hoa anh đào, một loài hoa được coi là quốc hoa của Nhật Bản, có lẽ để nhắc nhau rằng nếu biết cuộc đời là ngắn ngủi, hãy sống tốt đẹp như đời một bông hoa đã sống. Mỗi ngày ta hãy cười thật nhiều để trái tim mình đập rộn ràng, rung cảm trước mọi điều II đẹp đẽ của cuộc sống: hãy hít thở thật sâu bầu không khí trong 4,0 lành hãy cống hiến, hãy sẻ chia hết mình, để cuộc đời mình luôn tươi đẹp như cuộc đời một bông hoa. Như hoa kia, dùng dòng nhựa tinh túy của đất trời để biến thành hương, thành sắc tỏa ngát làm đẹp cho đời. Những bông hoa cũng có lúc phải run rẩy trong cơn mưa rào nhưng rồi vẫn mạnh mẽ chờ đón nắng về để tiếp tục tỏa hương, khoe sắc. Con người cũng vậy, trên đường đời luôn gặp những khó khăn, gian khổ thì cũng phải luôn kiên cường vượt qua, sẽ gặt hái được thành công. Còn gì đẹp hơn khi hoa kia mỗi ngày được rực rỡ, con người mỗi ngày được sống trong hạnh phúc, niềm vui. Và dù khi hoa đã lìa cành về với cội thì nó vẫn là thứ đẹp đẽ, tinh khôi nhất. Con người cũng thế, dù một mai trở về cát bụi, thể xác không còn hiện hữu thì họ cũng vẫn luôn là ký ức đẹp trong lòng người ở lại bởi cũng như hoa, họ đã tô điểm cho cuộc đời những màu sắc riêng biệt mà chỉ ở họ mới có.
- 15 đề ôn NGỮ VĂN 7 *. Chứng minh qua bài thơ “Đồng dao mùa xuân”: *.1. Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của NKĐ là một thi phẩm hay về nội dung, ý nghĩa – “hay phần hồn”: - Bài thơ khắc họa hình ảnh người lính nơi chiến trậnvới các đặc điểm: + Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều. + Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành. + Anh hùng, sống lý tưởng: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính. - Tình cảm của đồng đội và nhân dân dành cho người lính: + Tình cảm đồng đội: Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu. + Tình cảm của nhân dân: Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy. -> Như vậy, Đồng dao mùa xuân là một thi phẩm đặc sắc về nội dung- tư tưởng: Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. *.2.Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” còn là một thi phẩm hay về hình thức nghệ thuật – “hay phần xác”: - Đặc sắc nghệ thuật ở việc sử dụng linh hoạt nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn 4 chữ. -Bài thơ được chia thành chín khổ. Hầu hết các khổ đếu có bốn dòng. Tuy nhiên có hai khổ khác biệt với các khổ còn lại. Khổ một kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, gồm ba dòng thơ, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc cầu chuyện tiếp theo về anh -Khổ hai kể về sự ra đi của người lính chỉ vỏn vẹn trong hai dòng - diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc. -Nhịp thơ: Mỗi dòng thơ có bốn tiếng, rất ngắn gọn, như một nét chạm khắc rất dứt khoát, rất sắc nét, góp phần tạc vào kí ức độc giả