Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập thơ Đường: Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả: Nhà thơ Lí Bạch (701-762), tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc.

    Khi ông lên 5 tuổi gia đình chuyển về huyện Xương Long, tỉnh Tứ Xuyên sinh sống,nên nhà thơ vẫn coi nơi đây là quê hương thứ 2 của ông. 

      Lí Bạch là một cây bút tài hoa, ngôi sao sáng chói lọi nhất của thơ ca thời Đường, ông được người đời mệnh danh là “ông tiên” làm thơ.

   Ông thường viết về đề tài: “Chiến tranh, thiên nhiên,tình yêu, tình bạn.Và đặc biệt là đề tài về trăng”. 

2, Văn bản:

a, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi tác giả ở xa quê.

b, Thể thơ và phương thức biểu đạt:

- Thể thơ:  ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. (NNTT cổ thể. Cổ thể là thể thơ xuất hiện trước đời Đường, không gò bó về niêm luật như thơ Đường, không cần có đối và không hạn định số câu.)

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả , biểu cảm.

c, Bố cục: Bài thơ gồm 4 câu (Khai,thừa, chuyển , hợp).

d, Nghệ thuật:

- Từ ngữ giản dị, cô đọng.

- Miêu tả kết hợp với biểu cảm

- Biểu cảm trực tiếp,kết hợp với gián tiếp.

- Phép đối và  câu rút gọn .

e, Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi lòng đối với quê hương da diết sâu nặng trong tâm hồn , tình cảm người xa quê.

doc 7 trang minhvi99 11/03/2023 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập thơ Đường: Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_on_tap_tho_duong_van_ban_cam_nghi_tron.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Ôn tập thơ Đường: Văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"

  1. 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của văn bản, nội dung chính của văn bản. Tham khảo: Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà suốt đời ông yêu mến. Bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” được ông viết vào thời gian ông sống lênh đênh nơi đất khách quê người. Bài thơ thể hiện nỗi lòng đối với quê hương da diết sâu nặng trong tâm hồn , tình cảm người xa quê. 2, Thân bài: - Khái quát về chủ đề của bài thơ: bài thơ viết theo chủ đề “Vọng nguyệt hoài hương” -> Trông trăng nhớ quê là chủ đề quen thuộc thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy nhiên cách thể hiện của nhà thơ Lí bạch lại rất kì lạ. - Hai câu thơ đầu ông đã miêu tả đêm trăng sáng: Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương. + Không gian miêu tả là một không gian hẹp: đầu giường, đây là một dụng ý của tác giả. Ánh trăng được cảm nhận rất gần so với vị trí của tác giả . + Ánh trăng ấy “soi” sáng vào đầu giường như tìm đến một người bạn tri ân, khi kỉ. Ánh trăng tròn đầy, lặng lẽ là đối tượng để nhà thơ chia sẻ tâm tình. + Cách so sánh ánh trăng với sương ở trên mặt đất gợi lên một hình ảnh đêm trăng rất sáng, ánh trăng huyền ảo, bồng bềnh tràn ngập không gian. Có lẽ nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng đục như sương.  Hai câu thơ làm hiện lên một khung cảnh rất thi vị, lãng mạn, đêm trăng huyền ảo đẹp như ở chốn bồng lai. - Hai câu sau thể hiện một tình cảm tha thiết với quê hương của tác giả: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương. + Tác giả sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu thơ cuối: Ngẩng đầu/ cúi đầu, nhìn trăng sáng/ nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về
  2. b, Thể thơ và phương thức biểu đạt: - Thất ngôn tứ tuyệt đường luật - Tự sự, biểu cảm c, Nghệ thuật: - Ngôn ngữ hóm hỉnh, sử dụng phép đối tài tình, sự thay đổi nhịp điệu, giọng điệu bài thơ d, Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đằm thắm thiết tha của con người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ. g, Ý nghĩa nhan đề: - « ngẫu thư » là ngẫu nhiên sáng tác, không có ý định trước, không có sư chuẩn bị trước, cảm xúc bất chợt đến và ghi lại. - Nhà thơ không có ý định viết nhưng do tình huống bất ngờ của trẻ nhỏ khiến ông đã làm bài thơ một cách ngẫu nhiên. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của văn bản, nội dung chính của văn bản. - Tham khảo: Hạ Tri Chương là một trong muôn vì tinh tú của thơ Đường, là bạn vong niên của nhà thơ Lí Bạch. Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” là một bài thơ hay và nổi tiếng của ông viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê sau mấy chục năm đã trở về. 2, Thân bài: - Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất là phải sống xa quê hương. Và nếu như mà xa quê mấy chục năm mà không được quay về. Đến cuối đời may mắn khi trở lại thăm quê thì lại trở thành khách lạ . Nhà thơ Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. - Mở đầu bài thơ tác giả viết: “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi” Câu thơ tác giả kể khái quát quãng đường dài xa quê bằng phép tiểu đối: Xa quê từ lúc còn trẻ, mãi đến lúc già mới được về thăm quê. Sự xa cách đó là
  3. Đề bài: Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương qua hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch và “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. I. Mở bài : - Dẫn dắt vấn đề : Giới thiệu đề tài quê hương - Nếu vấn đề : Sự tương đồng, gặp gỡ trong tình yêu quê hương nhưng mỗi tác giả lại có cách khám phá riêng - Giới hạn vấn đề : Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch và “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. II. Thân bài : 1.Luận điểm 1 : Sự gặp gỡ về tình yêu quê hương. a.Tình yêu quê hương qua bài "Tĩnh dạ tứ": - Hai câu thơ đầu đã gợi ra cảnh một đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Hơn nữa, hai câu còn gợi tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm trạng khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. - Hai câu cuối trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ quê của tác giả - Hai câu thơ chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp "tư cố hương", còn lại tả hành động của chủ thể trữ tình: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Mỗi hành động đều thấm đẫm tâm trạng. - Sáng tạo của nhà thơ là đã đưa thêm hai cụm từ trái nghĩa "ngẩng đầu" và "cúi đầu". Do đó, hành động "ngẩng đầu" là hành động có ý thức, còn "cúi đầu" là hành động tự nhiên, vô thức. "Ngẩng đầu" là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng, còn "cúi đầu" là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư. Vì vũ trụ bây giờ là tấm lòng thương nhớ quê hương da diết của nhà thơ. "Ngẩng đầu - cúi đầu", chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy tình cảm đó trong lòng tác giả thường trực, sâu nặng biết bao! b. Tình yêu quê hương qua bài "Hồi hương ngẫu thư": - Câu thơ đầu, qua nghệ thuật đối, tác giả đã nói về quãng đời xa quê, đi làm quan kéo dài gần cả một đời người. - Khi trở về, con người có những yếu tố thay đổi phụ thuộc vào yếu tố khách quan theo qui luật nghiệt ngã của thời gian: vóc dáng, tuổi tác, mái tóc thay đổi. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi. Đó là giọng nói của quê hương : "giọng quê vẫn thế". "Giọng quê" không chỉ là giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê mà còn là chất quê, hồn quê được biểu hiện trong giọng