Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 10, Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) (Tiết 1)

Học xong bài này em sẽ:

Biết được những nét chính về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Biết vận dụng kiến thức đã học để lí giải được tại sao Bắc Ninh được tôn vinh là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng; nêu được chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh đối với việc phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương.

Tự hào, biết ơn và noi gương các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của quê hương; có thái độ, tinh thần học tập, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương.

pptx 19 trang Mịch Hương 09/01/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 10, Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_gddp_tinh_bac_ninh_lop_7_tiet_10_bai_3_danh_nhan_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 10, Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) (Tiết 1)

  1. Học xong bài này em sẽ: Biết được những nét chính về thân thế, sự nghiệp và đóng góp của các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Biết vận dụng kiến thức đã học để lí giải được tại sao Bắc Ninh được tôn vinh là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng; nêu được chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh đối với việc phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương. Tự hào, biết ơn và noi gương các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của quê hương; có thái độ, tinh thần học tập, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương.
  2. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) Lý Đạo Tái sinh năm Giáp Dần (1254), người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc thôn Vạn Ti, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, trong một gia đình dòng dõi quan lại. Ông nội làm chức chuyển vận sứ dưới triều Lý (chuyên lo việc vận chuyển vũ khí, quân nhu, lương thực, thực phẩm cho triều đình và quân đội triều Lý), cha tham gia chống quân xâm lược Tống, có công nhưng không làm quan mà về quê vui thú điền viên. Lý Đạo Tái là người chăm học, ham tìm hiểu, có thiên phú văn chương, biết làm thơ từ năm 9 tuổi. Năm 21 tuổi, Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên khoa thi năm 1274. Lý Đạo Tái được bổ làm quan ở Hàn lâm viện, tiếp đón sứ Trung Hoa. Văn chương, ngôn ngữ của ông vượt hơn sứ Trung Hoa, khiến họ phải nể phục. Những tiền đề nào giúp cho Lý Đạo Tái sớm trở thành người học rộng, biết nhiều và đỗ đạt cao?
  3. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) Sau khoảng 20 năm làm quan, cuộc đời của Lý Đạo Tái rẽ sang một hướng khác khi ông cùng vua Trần lên chùa Vĩnh Nghiêm nghe sư Pháp Loa (sau là Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm của Đại Việt) giảng pháp, trong lòng thấy rất cảm động. Ông bèn xin vua cho phép từ quan xuất gia tu học. Lý Đạo Tái bắt đầu cuộc sống tu hành năm 1305 tại chùa Vĩnh Nghiêm và trở thành một trong những người có công lớn hình thành Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, ông được ban pháp hiệu là Huyền Quang. Sư Huyền Quang từng trụ trì tại chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, chùa Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn, Do nhà sư hiểu biết rộng, tinh thông đạo Phật nên thường có học chúng khắp nơi quy tụ rất đông, thường không dưới 1000 người. Sư Huyền Quang thường phụng chiếu vua đi giảng Kinh, dạy Thiền khắp nơi. Các tác phẩm Thiền học thời bấy giờ trước khi được in ấn, lưu hành đều được sư Huyền Quang kiểm duyệt. Lí do nào khiến Lý Đạo Tái xin vua từ quan để xuất gia tu học?
  4. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) Sư Huyền Quang tạ thế năm 1334. Vua Trần Minh Tông đặt ông trong Thiền phái Trúc Lâm là “Trúc Lâm thiền sư đệ tam đại” và đặc phong tự pháp “Huyền Quang tôn giả”. Tưởng nhớ công lao của Thiền sư Huyền Quang, dân làng và tăng ni đã xây dựng đền Tam tổ và “Đệ tam tổ bảo tháp”. Tại đền, trong hậu cung là một khám thờ lớn, trong đặt tượng Tam tổ, khám được chạm khắc tỉ mỉ, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Trong khám, ở giữa là tượng đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, bên trái là tượng Huyền Quang, bên phải là tượng Pháp Loa. Hình 3.2. Đền thờ Tam Tổ thiền phái Trúc Lâm bên cạnh chùa Đại Bi (xã Thái Bảo, huyện Gia Bình)
  5. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) - Quê: Xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc thôn Vạn Ti, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, trong một gia đình dòng dõi quan lại - Lý Đạo Tái là người chăm học, ham tìm hiểu, có thiên phú văn chương, biết làm thơ từ năm 9 tuổi. Năm 21 tuổi, Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên - Đóng góp: + Lý Đạo Tái được bổ làm quan ở Hàn lâm viện, tiếp đón sứ Trung Hoa. Văn chương, ngôn ngữ của ông vượt hơn sứ Trung Hoa, khiến họ phải nể phục. + Sau khoảng 20 năm làm quan, Lý Đạo Tái bèn xin vua cho phép từ quan xuất gia tu học. Lý Đạo Tái bắt đầu cuộc sống tu hành năm 1305 tại chùa Vĩnh Nghiêm và trở thành một trong những người có công lớn hình thành Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, ông được ban pháp hiệu là Huyền Quang. + Ông có tập thơ Ngọc tiên và bài phú Vịnh chùa Hoa Yên cùng 24 bài thơ chữ Hán chép trong Việt Âm thi tập và Toàn Việt thi lục.
  6. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) 2. Nguyễn Nghiêu Tư (1383 - ?) Nguyễn Nghiêu Tư sinh năm Quý Hợi (1383), người thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ. Từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, hiếu học. Năm 66 tuổi, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ khoa thi Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hoà 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông (khoa này lấy đỗ 27 người). Ông là người cao tuổi nhất đỗ Trạng nguyên trong nền khoa cử phong kiến Việt Nam. Nguyễn Nghiêu Tư là người cao tuổi nhất đỗ Trạng nguyên trong thời đại Hình 3.4. Tượng Trạng nguyên Nguyễn phong kiến Việt Nam, điều này gợi cho Nghiêu Tư trong đền thờ Quan Trạng (xã Phù em suy nghĩ gì? Lương, huyện Quế Võ)
  7. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) 2. Nguyễn Nghiêu Tư (1383 - ?) Nguyễn Nghiêu Tư sau khi thi đỗ trạng nguyên làm quan Hàn lâm trực học sĩ, rồi An phủ sứ lộ Tân Hưng Thượng. Chức quan cao nhất ông đảm nhiệm là Lại bộ thượng thư dưới triều Lê. Ông từng đi sứ sang phương Bắc (nhà Minh). Ông còn là người yêu thích thơ, hiện còn 2 bài thơ của ông được chép trong “Toàn Việt thi lục”. Sự nghiệp khoa cử và cuộc đời làm quan của ông để lại nhiều giai thoại nổi tiếng, đặc biệt là tài ứng xử ngoại giao khi đi sứ cũng như khi tiếp các sứ thần nhà Minh.
  8. Tiết 10 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 1) 1. Lý Đạo Tái (1254 – 1334) 2. Nguyễn Nghiêu Tư (1383 - ?) - Quê: xã Phù Lương, huyện Quế Võ. - Năm 66 tuổi, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ khoa thi Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hoà 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông - Đóng góp: + Nguyễn Nghiêu Tư sau khi thi đỗ trạng nguyên làm quan Hàn lâm trực học sĩ, rồi An phủ sứ lộ Tân Hưng Thượng. + Khi Nguyễn Nghiêu Tư về trí sĩ, vua thấy ông có công lớn với đất nước nên phong là “Thượng quốc công Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư”. Ông mất năm 1471 - Hàng năm, vào ngày 5/8 âm lịch là ngày mất của Quan Trạng, dân làng lại tổ chức cúng tế tại đền thờ ông, để tôn vinh và tri ân.
  9. ? Tìm hiểu những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương gắn với nội dung học tập tấm gương các nhân vật lịch sử của quê hương và trình bày hành động cụ thể của em để học tập, noi gương các anh hùng của quê hương Bắc Ninh.