Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thế kỉ XIII)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên.

- Sự chuẩn bị chu đáo, đường lối đánh giặc đúng đắn, quyết tâm cao và thắng lợi vẻ vang của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên (1285).

2. Kĩ năng

- Trình bày diễn biến trận đánh qua lược đồ.

- Phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý thức bảo vệ đất nước.

- Cảm phục ý chí kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên (1285), tư liệu, tranh ảnh liên quan.

- Học sinh: Sách giáo khoa, đọc bài trước.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số) 

2. Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi: Trình bày về sự chuẩn bị, diễn biến và kết quả trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?

* Trả lời: 

a. Nhà Trần chuẩn bị

- Vua Trần ban lệnh sắm sửa vũ khí.

- Các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ.

b. Diễn biến

- 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta.

- Thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.

- Quân giặc lâm vào tình thế khó khăn, ta phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.

- 29/1/1258 giặc rút khỏi Thăng Long, tháo chạy về nước.

docx 6 trang minhvi99 11/03/2023 320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thế kỉ XIII)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_25_bai_14_ba_lan_khang_chien_chon.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (Thế kỉ XIII)

  1. 3. Bài mới Sau thất bại năm 1258 trên đất Đại Việt, quân Mông cổ vẫn nuôi tham vọng xâm lược Đại Việt để hoàn thành âm mưu của chúng. Trước âm mưu đó quân và dân nhà Trần đã làm gì và kết quả như thế nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1:Tìm hiểu âm mưu xâm lược 1. Âm mưu xâm lược Cham-Pa Cham pa và Đại Việt của nhà Nguyên. và Đại Việt của nhà Nguyên *Kiến thức :hiểu được âm mưu xâm lược của nhà Nguyên. *Cách tổ chức HS: Đọc mục 1 sách giáo khoa. Gv đưa lược đồ giới thiệu GV: Không xâm lược được Đại Việt quân Mông Cổ có đánh được Nam Tống không? HS: có,năm 1279 nhà Nam Tống bị tiêu diệt Chúng lập ra nhà Nguyên. GV:Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? - Âm mưu:xâm lược Cham-pa và Vì sao nhà Nguyên lại đánh Cham-Pa trước Đại Việt để thôn tính các nước khi đánh Đại Việt? phía nam Trung Quốc. HS:trả lời. GV:Làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt.xâm -Chủ trương: đánh Cham-pa trước lược Cham pa chỉ là cái cớ mục đích của thực hiện kế hoạch “gọng kìm” nhà Nguyên là đánh ĐV để trả thù sau lần đánh Đại Việt thất bại thứ nhất và đánh được ĐV chúng sẽ dễ dàng đánh xuống phía nam. GV: Nhà Nguyên thực hiện kế hoạch đó như thế nào? Kết quả? HS: . GV: Đưa lược đồ diễn gảng :năm 1283,1v quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy đánh Cham pa nhưng thất bại. * Hành động: năm 1283,1vạn GV chốt và chuyển ý quân do Toa Đô chỉ huy đánh Sau khi biết được ý đồ của nhà Nguyên nhà Cham pa nhưng thất bại. Trần chuẩn bị như thế nào Hoạt động 2:Tìm hiểu sự chuẩn bị của 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng nhà Trần. chiến *Kiến thức:thấy được sự chuẩn bị chu đáo,sẵn sàng và quyết tâm của nhà Trần. *Cách tổ chức. GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 sách giáo khoa.
  2. như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến? HS: Thảo luận theo cặp và trình bày GV chốt :thể hiện sự đồng lòng quyết tâm của nhân dân. GV:Ngoài ra nhà Trần còn chuẩn bị gì cho cuộc kháng chiến nữa? HS: - Nhà trần tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu. - Chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu. - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc. - Tổ chức tập trận lớn ở Đông Bộ - Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ Đầu. “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ). - Cho quân đóng giữ nơi hiểm GV đưa hình ảnh yếu. GV: Việc thích 2 chữ "Sát thát" có ý nghĩa gì? HS: Thể hiện tinh thần quyết tâm giết giặc Mông Cổ. Gv hỏi: theo em sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần? HS: trả lời. GV:từ già đến trẻ,từ vua đến dân ,từ quan đến quân đều đồng lòng đánh giặc. GV: Em có nhận xét về sự chuẩn bị của nhà Trần? GV chốt và chuyển ý : .Sự chuẩn bị trên chứng tỏ sự chu đáo ,sẵn sàng quyết tâm đánh giặc Hoạt động 3:Tìm hiểu diễn biến ,kết quả của cuộc kháng chiến. 3. Diễn biến và kết quả của cuộc *Kiến thức:Nét chính về diễn biến và kết kháng chiến quả. a. Diễn biến * Cách tổ chức. GV: Thời gian và lực lượng địch trong lần xâm lược thứ 2?So với lực lượng lần 1? lực lượng lần này nói lên ý đồ gì của địch? HS :Trả lời. GV chốt ý. GV cho HS xem vi deo. GV giải thích chú giải. Gọi HS lên trình bày diến biến trên lược đồ. Hành động của Nhà Trần đối
  3. 4. Củng cố. GV cho học sinh làm bài tập. 5. Dặn dò - Làm câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa cuối mục II. - Tìm hiểu trước mục III - Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288).