Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 11, Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) (Tiết 2)

3. Nguyễn Thiên Tích (1404 – 1466)

- Quê: thôn Lộ Bao, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du.

- Sự nghiệp:

+ Nguyễn Thiên Tích đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Tân Hợi (1431) đời vua Lê Thái Tổ.

+ Trong đời vua Lê Thái Tông, ông giữ chức Giám quan, được vua cử đi sứ phương Bắc ba lần.

+ Thời vua Lê Nhân Tông, ông được thăng chức Nội mật viện, phó sứ.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, ông được thăng chức thượng thư bộ hình, phủ sự tự triều…

- Đóng góp: Nguyễn Thiên Tích chẳng những là một trí thức Nho học lớn, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, mà ông còn là một nhà thơ tài hoa. Tác phẩm của ông có Tiên Sơn thi tập hiện còn 20 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi tập.

pptx 32 trang Mịch Hương 08/01/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 11, Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_gddp_tinh_bac_ninh_lop_7_tiet_11_bai_3_danh_nhan_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 11, Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh (Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) (Tiết 2)

  1. Tiết 11 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 2) 3. Nguyễn Thiên Tích (1404 – 1466) Nguyễn Thiên Tích sinh năm Giáp Thân (1404), người thôn Lộ Bao, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du. Nguyễn Thiên Tích đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Tân Hợi (1431) đời vua Lê Thái Tổ. Nhờ có tài văn chương, ông được vua Lê Thái Tổ giao việc soạn thảo văn bản giao thiệp với nước ngoài. Trong đời vua Lê Thái Tông, ông giữ chức Giám quan, được vua cử đi sứ phương Bắc ba lần. Vua Lê Thái Tông qua đời mùa thu năm 1442. Mùa đông năm đó, ông tuân lệnh soạn văn bia Hựu Lăng (an táng Lê Thái Tông). Thời vua Lê Nhân Tông ông được thăng chức Nội mật viện, Phó sứ, sau đó bị kẻ xấu vu oan nên mất chức. Một thời gian sau, Nguyễn Thiên Tích lại được phục hồi chức tước cũ. Đời vua Lê Thánh Tông ông được thăng chức Thượng thư Bộ Binh, Phủ sự tứ triều, sau lại kiêm Quốc tử giám tế tửu. Vua Lê Thánh Tông khen ông là người gặp việc dám nói thẳng. Ông mất năm Bính Tuất (1466) thọ 63 tuổi, tương truyền phần mộ hiện còn ở núi Lim. Con cháu của Nguyễn Thiên Tích đã kế tục được truyền thống gì? Tại sao Nguyễn Thiên Tích được cả bốn đời vua nhà Lê trọng dụng?
  2. Tiết 11 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 2) 3. Nguyễn Thiên Tích (1404 – 1466) - Quê: thôn Lộ Bao, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du. - Sự nghiệp: + Nguyễn Thiên Tích đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Tân Hợi (1431) đời vua Lê Thái Tổ. + Trong đời vua Lê Thái Tông, ông giữ chức Giám quan, được vua cử đi sứ phương Bắc ba lần. + Thời vua Lê Nhân Tông, ông được thăng chức Nội mật viện, phó sứ. + Thời vua Lê Thánh Tông, ông được thăng chức thượng thư bộ hình, phủ sự tự triều - Đóng góp: Nguyễn Thiên Tích chẳng những là một trí thức Nho học lớn, một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, mà ông còn là một nhà thơ tài hoa. Tác phẩm của ông có Tiên Sơn thi tập hiện còn 20 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi tập.
  3. Câu hỏi trắc nghiệm: Trả lời đáp án đúng nhất Câu 1: Nguyễn Thiên Tích sinh năm nào? A. 1404 B. 1405 C. 1406 D. 1407 Câu 2: Nguyễn Thiên Tích đỗ trạng nguyên năm nào? A. 1430 B. 1431 C. 1432 D. 1433 Câu 3: Nguyễn Thiên Tích là một người như thế nào? A. Là một tri thức nho học lớn B. Là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm C. Là một nhà thơ tài hoa D. Tất cả các đáp án trên
  4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài. - Chuẩn bị tiết sau: Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI phần 4. Thái Thuận (1441 - ?) và phần 5. Nguyễn Giản Thanh (1483 – 1552)
  5. Tiết 12 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 3) 4. Thái Thuận (1441 - ?) Thái Thuận sinh năm Tân Dậu (1441 - ?), trong một gia đình bình dân ở thôn Đoài, tổng Liễu Lâm, phủ Siêu Loại, thừa tuyên Kinh Bắc (nay thuộc làng Ngọc Lâm, xã Song Liễu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông có hiệu là Lục Khê, biệt danh là Lã Đường. Về họ của ông hiện còn chưa thống nhất. Trong văn bia tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội và văn bia tại Văn miếu Bắc Ninh ghi ông mang họ “Thái” (chữ Hán), song trong nhiều văn bản ghi ông mang họ “Sái”. Hiện hậu duệ của ông còn sống xã Song Liễu, huyện Thuận Thành đều mang họ “Sái”. Làng Ngọc Lâm hiện nay có Nghè Sái Thuận để thờ phụng ông. Thuở trai trẻ ông sung lính, có thời ông làm lính dạy voi (còn gọi là quản tượng), về sau mới đi học. Năm 35 tuổi, Thái Thuận thi đậu Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ khoa thi Ất Mùi (1475), niên hiệu Hồng Đức thứ 6, đời vua Lê Thánh Tông. Tại sao người đời sau coi Thái Thuận là tấm gương “khổ học mà thành”?
  6. Tiết 12 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 3) 4. Thái Thuận (1441 - ?) Sau khi ông mất, con là Thái Đôn Khác và học trò là Đỗ Chính Mô đã sưu tập được vài trăm bài, viết lời tựa, đặt tên là Lã Đường di cảo thi tập (Bản thảo thơ còn lại của Lã Đường) và hoàn thành vào năm1510, đời vua Lê Tương Dực. Thơ ông thanh thoát, bình dị, không màu mè, hoa mĩ, tứ thơ mới mẻ, độc đáo, phóng khoáng giàu chất hiện thực, đậm đà ý vị trữ tình, Người đời sau tôn vinh Thái Thuận là phu chữ lừng danh, nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc. Căn cứ vào đâu để khẳng định: Thái Thuận là nhà thơ lớn đất cổ Kinh Bắc, có đóng góp quan trọng vào “Tao Đàn nhị thập bát tú” Hình 3.6. Lời tựa của tập thơ “Lã Đường di cảo của vua Lê Thánh Tông? thi tập”
  7. Tiết 12 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 3) 4. Thái Thuận (1441 - ?) 5. Nguyễn Giản Thanh (1483 – 1552) Năm 26 tuổi, Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn (1508) đời vua Lê Uy Mục. Dân gian gọi ông là Trạng Me (tức là ông Trạng người làng Me). Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện thị thư kiêm Đông các đại học sĩ dưới thời Lê, sau làm Lễ bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, Chưởng viện sự tước Trung phụ bá dưới thời nhà Mạc. Ông tạ thế năm Nhâm Tý (1552) khi sắp về trí sĩ, thọ 70 tuổi. Sau khi mất, ông được truy phong tước Hầu. Tác phẩm của ông có Thượng Hoàn Bắc châu ngọc tập và Phượng thành xuân sắc phú. Năm 1989, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh và các vị đại khoa họ Nguyễn Giản ở khu phố Hương Mạc được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia. Em hãy nêu những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh.
  8. Tiết 12 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 3) 5. Nguyễn Giản Thanh (1483 – 1552) - Quê: người xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn (nay là khu phố Hương Mạc, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn). - Sự nghiệp: + Năm 26 tuổi, Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn (1508) + Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện thị thư kiêm Đông các đại học sĩ dưới thời Lê, sau làm Lễ bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, Chưởng viện sự tước Trung phụ bá dưới thời nhà Mạc. + Sau khi mất, ông được truy phong tước Hầu. - Đóng góp: Tác phẩm của ông có Thượng Hoàn Bắc châu ngọc tập và Phượng thành xuân sắc phú.
  9. Em hãy nêu những nét chính về thân thế, sự nghiệp của Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh ? - Quê: người xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn (nay là khu phố Hương Mạc, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn). - Sự nghiệp: + Năm 26 tuổi, Nguyễn Giản Thanh đỗ Trạng nguyên khoa thi Mậu Thìn (1508) + Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện thị thư kiêm Đông các đại học sĩ dưới thời Lê, sau làm Lễ bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, Chưởng viện sự tước Trung phụ bá dưới thời nhà Mạc. + Sau khi mất, ông được truy phong tước Hầu. - Đóng góp: Tác phẩm của ông có Thượng Hoàn Bắc châu ngọc tập và Phượng thành xuân sắc phú.
  10. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài. - Chuẩn bị tiết sau: Bài 3: Danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI phần 6. Nguyễn Đăng (1576 - ?)
  11. Tiết 13 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 4) 6. Nguyễn Đăng (1576 - ?) Nguyễn Đăng là người làng Đại Toán, huyện Quế Dương, nay là thôn Mai (dân gian quê ông thường gọi là làng Tỏi), xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Ông thi Hương, thi Hội đều đỗ đầu. Năm 26 tuổi, ông đứng đầu danh sách đỗ kỳ thi Đình (Hoàng giáp) tại khoa thi Nhâm Dần (1602). Sau đó, nhà vua mở thêm khoa thi “Ứng chế” để tìm người tài giỏi đi sứ, ông lại đỗ đầu, được nhà vua yêu mến gọi là “Tứ Nguyên”. Năm 1613, ông được cử đi sứ sang nhà Minh, với tài ngoại giao kiệt xuất, tài thơ văn nổi tiếng, ông được vua quan nhà Minh phong làm “Trạng Nguyên”, dân gian gọi ông là “Trạng Tỏi”. Ông làm quan đến chức Tả thị lang Bộ Hộ tước Phúc Nham hầu. Tại sao Nguyễn Đăng được tôn vinh là “Tứ Nguyên”?. Thông tin trên giúp em biết thêm được điều gì về danh nhân Nguyễn Đăng?
  12. Tiết 13 - Bài 3: DANH NHÂN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỈNH BẮC NINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI) (tiết 4) 6. Nguyễn Đăng (1576 - ?) Trí sĩ về quê nhà, ông mở trường dạy học tại làng Hán Đà. Sau khi Nguyễn Đăng mất, dân làng lập đền thờ phụng gọi là “Đền Thánh Trạng” và tôn ông làm Thành hoàng làng, thờ tại đình để tưởng nhớ muôn đời. Lăng mộ của ông hiện ở thôn Tỏi Đồng. Tục “Môn sinh” tại làng Hán Đà có lẽ được gieo mầm từ khi Nguyễn Đăng mở trường dạy học tại đây. Tục này được dân làng gìn giữ cho tới ngày nay - một minh chứng cho truyền thống hiếu học của vùng quê này. Năm 1991, đình làng Hán Đà và đền thờ “Tứ Nguyên” Nguyễn Đăng đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Trong đền hiện còn có tượng, bia đá dựng năm 1660 khắc ghi về ông cùng nhiều đồ tế tự có giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Hình 3.8. Đền thờ “Tứ Nguyên” Tục “Môn sinh” thể hiện nét truyền thống gì của Nguyễn Đăng (làng Hán Đà, xã Hán dân tộc ta? Quảng, huyện Quế Võ)
  13. Lựa chọn câu chuyện hoặc giai thoại về một danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI và thực hiện một trong các hoạt động sau: ? Kể tóm tắt về thân thế và sự nghiệp của danh nhân, nhân vật tiêu biểu. ? Nêu những đức tính quý báu của danh nhân, nhân vật tiêu biểu đó.