Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 7, Bài 2: Văn miếu Bắc Ninh (Tiết 1)

Học xong bài này em sẽ:

- Biết được một số nét cơ bản về Văn Miếu Bắc Ninh: thời gian ra đời, địa điểm, các di vật quý hiếm còn lại.

- Trình bày được một số hoạt động chủ yếu tại Văn Miếu Bắc Ninh, thể hiện truyền thống hiếu học, khoa bảng luôn được người Bắc Ninh tôn vinh, trao truyền.

- Tự hào về truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh; có ý thức bảo tồn, noi gương các bậc tiền nhân, rèn luyện thành tài, đóng góp cho quê hương, đất nước.

pptx 25 trang Mịch Hương 07/01/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 7, Bài 2: Văn miếu Bắc Ninh (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_gddp_tinh_bac_ninh_lop_7_tiet_7_bai_2_van_mieu_bac.pptx

Nội dung text: Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 7, Bài 2: Văn miếu Bắc Ninh (Tiết 1)

  1. Học xong bài này em sẽ: - Biết được một số nét cơ bản về Văn Miếu Bắc Ninh: thời gian ra đời, địa điểm, các di vật quý hiếm còn lại. - Trình bày được một số hoạt động chủ yếu tại Văn Miếu Bắc Ninh, thể hiện truyền thống hiếu học, khoa bảng luôn được người Bắc Ninh tôn vinh, trao truyền. - Tự hào về truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh; có ý thức bảo tồn, noi gương các bậc tiền nhân, rèn luyện thành tài, đóng góp cho quê hương, đất nước.
  2. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh Văn miếu được xây dựng nhằm mục đích tôn thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho như: Khổng tử, Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử, Đồng thời, đây cũng là nơi vinh danh những bậc hiền tài của quê hương. Bắc Ninh là vùng đất hiếu học, có nhiều người đỗ đại khoa nên Văn miếu được xây dựng từ rất sớm. Theo các nguồn sử liệu và di tích còn lại cho biết: Vào thời Lê sơ (1428 - 1527), Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng tại Thị Cầu thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc. Đây là thời kì hưng thịnh nhất của Nho giáo và khoa cử Hán học ở nước ta, trong đó có công lao của nhiều nhà khoa bảng là người con của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng thời kỳ nào? Em hãy nêu mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu Bắc Ninh.
  3. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh Với những giá trị lịch sử, văn hoá có ý nghĩa tôn vinh và giáo dục truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc, Văn Miếu Bắc Ninh đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1988. Văn Miếu Bắc Ninh đã và đang trở thành trọng điểm di tích lịch sử, không gian văn hoá linh thiêng, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh. Hình 2.1. Cổng Văn Miếu Bắc Ninh
  4. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh - Vào thời Lê sơ (1428 - 1527), Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng tại Thị Cầu thuộc phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc. - Đến năm 1893, Văn Miếu Bắc Ninh được chuyển về toạ lạc trên đỉnh núi Phúc Sơn nay thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. Năm Bảo Đại thứ ba (1928), Văn Miếu Bắc Ninh được trùng tu. - Năm 2002, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư xây dựng, phục hồi, trùng tu, tôn tạo Văn miếu. - Văn Miếu Bắc Ninh đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1988.
  5. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh 2. Cấu trúc, cảnh quan của Văn Miếu Bắc Ninh Cổng di tích được xây dựng Tam môn, cột trụ lồng đèn, hai trụ giữa đình đắp phượng tại thành trái giành, hai trụ bên đặt nghê chầu. Xung quanh lồng đèn, các ô chính đắp nổi kênh bong Tứ linh Tứ quý.
  6. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh 2. Cấu trúc, cảnh quan của Văn Miếu Bắc Ninh Trung tâm di tích là toà Tiền đường phía trước mở cửa bức bàn 3 gian giữa, hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ. Bờ nóc xây chỉ, hai đầu đắp rồng hoá, chính giữa là đôi rồng chầu mặt nguyệt. Tiền đường là nơi dâng hương, lễ vật, tổ chức các cuộc tế lễ của các vị chức sắc và khoa mục trong tỉnh. Hậu đường nằm phía sau Tiền tế, cách nhau bằng một khoảng sân rộng 2m. Đây là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối và các bậc Tiên hiền. Hai bên Tiền tế là dãy Tả vu, Hữu vu là nơi thờ tự các Cử nhân, Tú tài của đất Kinh Bắc. Trước năm 1945, việc quản lí Văn miếu có Hội đồng trị sự đứng đầu là quan Tổng đốc Bắc Ninh, để chăm lo việc thờ phụng, tế lễ. Hiện nay, Văn miếu do Ban Quản lí di tích tỉnh Bắc Ninh trực tiếp quản lí, giữ gìn, khai thác sử dụng. Hình 2.3. Toà Tiền đường - Văn Miếu Bắc Ninh
  7. Hậu đường kế tiếp sau Tiền đường và nối với nhau bằng một gian giải muống tạo thành chữ Công. Nhà Hậu đường 5 gian được đục chạm Tứ quý. Hậu đường là nơi tôn thờ Chu Công, Khổng Tử, Tứ Phối.
  8. Hai nhà Tả vu, Hữu vu dựng dọc hai bên sân trước Tiền đường, mỗi dãy 4 gian, hai dĩ, kiến trúc đơn giản kiểu bình đầu bít đầu, tường xây gạch, mái lợp ngói mũi, mở cửa cánh ván gian giữa.
  9. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh 2. Cấu trúc, cảnh quan của Văn Miếu Bắc Ninh Hình 2.4. Bia lưu danh các Tiến sĩ Hình 2.5. Bia lưu danh các Tiến Hình 2.6. Bia lưu danh các từ năm Bính Tuất (1646) đến năm sĩ từ Khoa Đinh Sửu (1697) đến Tiến sĩ từ năm Tân Hợi (1731) Giáp Tuất (1694) Khoa Đinh Mùi (1727)) đến năm Đinh Mùi (1787)
  10. Tiết 7 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 1. Sự ra đời của Văn Miếu Bắc Ninh 2. Cấu trúc, cảnh quan của Văn Miếu Bắc Ninh - Kiến trúc Văn Miếu Bắc Ninh khá quy mô, bề thế. - Tam quan Văn Miếu Bắc Ninh nằm dưới chân núi Phúc Sơn, được xây dựng đơn giản. Khối cổng chính giữa có 2 tầng, 8 mái. Hai bên khối cổng chính có hai trụ biểu. Giữa khối cổng chính và trụ biểu là cổng phụ. - Sau Tam quan ở chính diện có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký” khắc dựng năm 1928, kích cỡ 270 x 320 cm. - Bái đường là nơi đặt bàn thờ và hai tấm bia đá có tên “Bắc Ninh tỉnh quan viên cung tiến” (dựng năm 1896) và “Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký” (dựng năm 1912). - Trung tâm di tích là toà Tiền đường phía trước mở cửa bức bàn 3 gian giữa, hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ - Hậu đường nằm phía sau Tiền tế. Đây là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối và các bậc Tiên hiền. - Hai bên Tiền tế là dãy Tả vu, Hữu vu là nơi thờ tự các Cử nhân, Tú tài.
  11. Em tập làm hướng dẫn viên: Giới thiệu khái quát về Văn Miếu Bắc Ninh Văn Miếu Bắc Ninh là 1 trong 6 văn miếu ở Việt Nam, có giá trị lịch sử, văn hóa, phản ánh truyến thống khoa bảng của vùng quê Kinh Bắc qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước thuộc các triều đại phong kiến. Văn Miếu Bắc Ninh là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Văn Miếu Bắc Ninh được xây dựng trên núi Phúc Sơn, thuộc khu 10 phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh. Văn miếu được xây dựng trước thời Nguyễn (muộn nhất vào thời Lê), để thờ phụng và tế lễ “Đức Khổng Tử” - người được tôn vinh là “Thánh sư” hay “Vạn thế sư biểu” và Tứ phối - các chư hiền của đạo Nho là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử (các vị được phối thờ với Khổng Tử). Tổng thể công trình Văn Miếu Bắc Ninh hiện nay gồm: Cổng Nghi môn, toà Tiền tế 5 gian 2 dĩ, 2 bên hồi Hậu đường là 2 toà Bi đình 5 gian 2 dĩ, 2 bên hồi Tiền tế là 2 toà Tả vu - Hữu vu, tại sân chính giữa cổng Nghi môn và toà Tiền tế dựng bia bình phong. Với những giá trị lịch sử, văn hoá có ý nghĩa tôn vinh và giáo dục truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc, Văn Miếu Bắc Ninh đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1988.
  12. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài. - Chuẩn bị tiết sau: Văn Miếu Bắc Ninh (tiết 2)