Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 8, Bài 2: Văn miếu Bắc Ninh (Tiết 2)
3. Những cổ vật quý trong Văn Miếu Bắc Ninh
- Văn Miếu Bắc Ninh hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Trong đó, quý nhất là 12 bia đá “Kim bảng lưu phương” (Bảng vàng lưu danh thơm), đều khắc năm 1889 và được để trong Bi đình của Văn miếu.
- Ngày 15/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận 12 bia đá “Kim bảng lưu phương” ở Văn Miếu Bắc Ninh là Bảo vật quốc gia.
- Ngoài ra, tại Văn Miếu Bắc Ninh còn lưu giữ 03 bia đá khác.
+ Bia “Bắc Ninh tỉnh quan viên cung tiến”.
+ Bia “Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký”
+ Tấm bia “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký”
4. Một số hoạt động tôn nghiêm giàu tính văn hoá, giáo dục tại Văn Miếu Bắc Ninh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 8, Bài 2: Văn miếu Bắc Ninh (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_gddp_tinh_bac_ninh_lop_7_tiet_8_bai_2_van_mieu_bac.pptx
Nội dung text: Bài giảng GDĐP tỉnh Bắc Ninh Lớp 7 - Tiết 8, Bài 2: Văn miếu Bắc Ninh (Tiết 2)
- Tiết 8 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 3. Những cổ vật quý trong Văn Miếu Bắc Ninh Văn Miếu Bắc Ninh hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Trong đó, quý nhất là 12 bia đá “Kim bảng lưu phương” (Bảng vàng lưu danh thơm), đều khắc năm 1889 và được để trong Bi đình của Văn miếu. Cả 12 tấm bia này có kích thước như nhau: cao 110cm, rộng 75cm dày 15cm, trán bia cong và được trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt” và hoạ tiết mây cuốn, khắc nổi bốn chữ “Kim bảng lưu phương”. Mỗi bia đều có khắc chìm hai dòng chữ nhỏ ghi rõ thời gian khắc bia, vị trí của bia trong nhà bia. Nội dung 12 bia đá “Kim bảng lưu phương” ở Văn miếu Bắc Ninh ghi chép về khoa thi, họ tên, quê quán, học vị và chức tước của 677 vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ của xứ Kinh Bắc xưa từ khoa thi đầu tiên năm 1075 (triều Lý) đến khoa thi cuối cùng năm 1919 (triều Nguyễn). Mỗi tấm bia đều ghi thứ tự thời gian mỗi khoa thi và thứ hạng, tên tuổi, học vị, quê quán, chức tước của người thi đỗ từ cao xuống thấp. Thứ hạng, học vị tên tuổi được trân trọng khắc chữ to. Nếu vị đại khoa nào có khả năng hay vấn đề dị biệt như thần đồng, tam nguyên, tứ nguyên hoặc trường hợp từ quan ẩn dật cũng được ghi trong văn bia. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia đều mang dấu ấn của thời kì lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
- Tiết 8 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 3. Những cổ vật quý trong Văn Miếu Bắc Ninh Những tấm bia đá ở Văn miếu Bắc Ninh là những trang lịch sử văn hoá - giáo dục, những cứ liệu vô cùng giá trị giúp nghiên cứu về lịch sử của thế hệ cha ông tỉnh Bắc Ninh. Tại sao 12 bia đá ở Văn Miếu Bắc Ninh đều có tên gọi là “Kim bảng lưu phương”? Hình 2.7. Bia “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký”
- Tiết 8 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 3. Những cổ vật quý trong Văn Miếu Bắc Ninh 4. Một số hoạt động tôn nghiêm giàu tính văn hoá, giáo dục tại Văn Miếu Bắc Ninh Trước năm 1945, việc tổ chức tế lễ tại Văn miếu vào dịp “xuân thu nhị kì”, được ấn định vào các ngày Đinh đầu tháng 2 và đầu tháng 8 âm lịch, là sự kiện quan trọng của tỉnh nên được chuẩn bị chu đáo. Tham gia tế lễ là các quan đầu tỉnh và các địa phương. Trước ngày chính lễ, đồ thờ tự được bao sái sạch sẽ, treo cờ thần từ cổng vào hai bên đường lên. Lễ vật do Hội đồng trị sự chuẩn bị, bao gồm: trâu, dê, lợn, xôi, hoa quả, rượu, Ngày chính lễ, Tổng đốc - người đứng đầu tỉnh - trang phục chỉnh tề, tiếp sau là các quan hàng tỉnh, huyện long trọng tổ chức tế lễ tại Văn miếu. Hiện nay, cứ vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lãnh đạo tỉnh và câu lạc bộ những người con Bắc Hình 2.8. Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh dâng hương tại Ninh đỗ đạt cao đều tổ chức lễ dâng hương trang Văn miếu ngày 15/02/2022 nghiêm tại Văn miếu.
- Tiết 8 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 3. Những cổ vật quý trong Văn Miếu Bắc Ninh 4. Một số hoạt động tôn nghiêm giàu tính văn hoá, giáo dục tại Văn Miếu Bắc Ninh Được coi là trung tâm nghiên cứu giáo dục truyền thống hiếu học của Bắc Ninh - Kinh Bắc, Văn Miếu Bắc Ninh thường xuyên đón tiếp khách tham quan trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. Việc xin chữ của học sinh tại Văn miếu phản ánh truyền thống gì Hình 2.10. Các em học sinh xin chữ tại Văn của người Bắc Ninh? Miếu Bắc Ninh
- Tiết 8 - Bài 2: VĂN MIẾU BẮC NINH 4. Một số hoạt động tôn nghiêm giàu tính văn hoá, giáo dục tại Văn Miếu Bắc Ninh - Hiện nay, cứ vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lãnh đạo tỉnh và câu lạc bộ những người con Bắc Ninh đỗ đạt cao đều tổ chức lễ dâng hương trang nghiêm tại Văn miếu. - Vào những dịp khai giảng năm học mới, trước và sau các kì thi học sinh giỏi các cấp hay tổng kết năm học, nhiều nhà trường trên địa bàn tỉnh đều tổ chức các đoàn giáo viên và học sinh đến Văn miếu - Thường xuyên đón tiếp khách tham quan trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu tìm hiểu truyền thống văn hoá, khoa bảng của tỉnh. - Tổ chức các buổi ngâm vịnh, ca xướng, bình văn, ở Văn miếu.
- Câu 2. Tỉnh Bắc Ninh đã làm gì để gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của Văn Miếu Bắc Ninh. - Hiện nay, cứ vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, lãnh đạo tỉnh và câu lạc bộ những người con Bắc Ninh đỗ đạt cao đều tổ chức lễ dâng hương trang nghiêm tại Văn miếu. - Vào những dịp khai giảng năm học mới, trước và sau các kì thi học sinh giỏi các cấp hay tổng kết năm học, nhiều nhà trường trên địa bàn tỉnh đều tổ chức các đoàn giáo viên và học sinh đến Văn miếu - Thường xuyên đón tiếp khách tham quan trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, truyền thống hiếu học, khoa bảng của quê hương - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu tìm hiểu truyền thống văn hoá, khoa bảng của tỉnh. - Tổ chức các buổi ngâm vịnh, ca xướng, bình văn, ở Văn miếu.