Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Kỹ năng làm văn giải thích

Khái niệm:Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng,đạo lí, phẩm chất, quan hệ ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người

Cách giải thích :Người ta thường giải thích bằng các cách : nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, … của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

Đề văn giải thích .

Đề 1:                        "Mùa xuân là Tết trồng cây

                      Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". 

    Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ     này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Đề 2:               "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

            Người trong một nước phải thương nhau cùng".

    Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. 

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ   thành công.

Đề 4: Dân gian có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu:  "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng  nhau". Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu  như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

pptx 28 trang minhvi99 11/03/2023 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Kỹ năng làm văn giải thích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_ky_nang_lam_van_giai_thich.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Kỹ năng làm văn giải thích

  1. 1. Khái niệm:Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng,đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người
  2. 3. Đề văn giải thích . Đề 1: "Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đề 2: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng". Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Đề 4: Dân gian có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.
  3. Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn:Nếu khi còn trẻ takhông chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đề 3:Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó. Đề 4: Dân gian ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. Đề 5: Hãy chứng minh rằng: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống”. Đề 6: Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. Đề 7: Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
  4. Phần Các ý cần đạt Yêu cầu a)Mở bài - Dẫn dắt vào bài -> đi đến vấn 1 đoạn đề nghị luận - Trích dẫn nhận định ( danh ngôn,ca dao,tục ngữ ) -Chuyển ý : gợi phương hướng giải thích
  5. Phần Các ý cần đạt Yêu cầu c)Kết - Tữ ngữ chuyển đoạn ( tóm lại, nhìn 1 đoạn bài chung, nói tóm lại ) - Nêu suy nghĩ , ý nghĩa của vấn đề giải thích . - Rút ra bài học cho bản thân.
  6. Bài 1: Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
  7. *Tìm ý . Xác định các ý sẽ viết theo yêu cầu của đề (phần thân bài) -Giải thích nghĩa câu tục ngữ -Nêu nguyên nhân, kết quả của vấn đề -Nêu những biểu hiện( đưa ra dẫn chứng) -Mở rộng nâng cao vấn đề ,lật ngược vấn đề
  8. b) Thân bài * Luận điểm 1: Giải thích câu tục ngữ: -Nghĩa đen + "Sắt": Vốn là những vật to lớn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng,đẹp đẽ, lại vô cùng cứng rắn. + "Kim": Chỉ những vật vô cùng nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng,hữu dụng trong cuộc sống như dùng để may vá quần áo. =>"Có công mài sắt,có ngày nên kim": Tức là có quyết tâm, kiên nhẫn, miệt mài, mài mãi thanh sắt lớn sẽ tạo nên thành quả là được chiếc kim nhỏ xíu dùng để may vá .
  9. - Ý nghĩa sâu xa : Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần có lòng kiên trì ,sự quyết tâm để thực hiện. Có sự kiên trì, sự quyết tâm thì dù là việc gì khó khăn đến mấy cũng có thể đạt được thành công như mong muốn.
  10. * Luận điểm 3: Dẫn chứng chứng minh :Có công mài sắt có ngày nên kim -Trong lịch sử: + Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán +Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay, chữ tốt. + Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiên trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập. +Lương Định Của ông là kĩ sư ngành nông nghiệp đã kiên nhẫn trong việc chế tạo, trong sản xuất ra nhiều giống lúa cho năng suất cao.
  11. - Trong văn học : +Bác khuyên thanh niên " Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên". + Trong tục ngữ, ca dao .Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. .Thất bại là mẹ thành công . Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc còn trồi nảy cây . Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai. .Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
  12. 3. Kết bài: -Từ ngữ chuyển đoạn: tóm lại, nhìn chung - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. +Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. +Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và đi đến thành công. +Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. - Bài học của bản thân em: có ý chí và nghị lực luôn vươn lên học tập
  13. * Mở bài kiểu đối lập hoàn cảnh với ý thức : Trong thực tế cuộc sống,không ít kẻ ngại ngùng sợ sệt dừng bước trước những sự việc khó khăn phức tạp.Để động viên họ gắng sức vượt qua, trong dân gian đã xuất hiện câu tục ngữ :"Có công mài sắt, có ngày nên kim” Vì sao người đời lại nói như vậy? Câu tục ngữ này có ý nghĩa và tác dụng gì đối với chúng ta.
  14. * Viết phần thân bài: trước tiên ta đi giải thích nghĩa của câu tục ngữ giữa “sắt” và “kim”. "Sắt" thường là những hình khối to lớn, có vẻ bề ngoài sần sùi còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng. Ngày xưa, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, muốn làm được một cây kim thì phải mài từ khối sắt lớn hơn rất nhiều lần so với cây kim nhỏ bé.Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo.Mượn hai hình hình ảnh đối lập sắt và kim, ông cha ta mong muốn được truyền tải thông điệp đến mọi người, đó là bài học về tính kiên trì nỗ lực. Sắt là hình ảnh ẩn dụ cho khó khăn thử thách mà ta phải trải qua trong cuộc đời. Trên con đường đi tìm hạnh phúc, hẳn ai trong chúng ta cũng đôi lần vấp ngã, con đường đó không hề được trải hoa hồng mà ẩn chứa rất nhiều thử thách thậm chí là nguy hiểm. Kim là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả mà ta đạt được. Như vậy, câu tục ngữ này ý muốn nói, mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Chỉ cần có ý chí quyết tâm, thì nhất định sẽ nhận được thành quả xứng đáng.