Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Từ láy

I. Các loại từ láy

1. Ví dụ (SGK)

2. Nhận xét:

- Một số từ láy toàn bộ có biến âm: lẳng lặng, khang khác, cưng cứng, chênh chếch...

- Quy tắc biến đổi phụ âm cuối như sau:

/p/ → /m/

/t/ à→ /n/

/c/ → /ng/

3. Bài học: Ghi nhớ 1 (Sgk - 42)

- Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh).

- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.

II. Nghĩa của từ láy

pptx 13 trang Mịch Hương 07/01/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Từ láy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_11_tu_lay.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Từ láy

  1. Tiết 11: TỪ LÁY
  2. 2. Nhận xét: *VD1: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu - Từ láy đăm đăm: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn => Từ láy toàn bộ - Từ láy mếu máo: các tiếng giống nhau ở phụ âm đầu - Từ láy liêu xiêu: các tiếng giống nhau ở phần vần => Từ láy bộ phận
  3. 2. Nhận xét: *VD2: ? - Các từ láy: bần bật, thăm thăm → Biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối để tạo sự hài hòa về âm thanh => Từ láy toàn bộ - Một số từ láy toàn bộ có biến âm: lẳng lặng, khang khác, cưng cứng, chênh chếch - Quy tắc biến đổi phụ âm cuối như sau: /p/ → /m/ /t/ → /n/ /c/ → /ng/
  4. II. Nghĩa của từ láy 1. Ví dụ (sgk) 2. Nhận xét - Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu: mô phỏng âm thanh. → Từ láy tượng thanh - Lí nhí, li ti, ti hí: gợi tả những hình dáng, âm thanh nhỏ bé. - Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm. → Từ láy tượng hình => Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
  5. - Mềm mại, đo đỏ, ào ào: => Nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc: sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh. *Lưu ý: Cần phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau: dẻo dai, tươi tốt, mặt mũi, tươi cười, máu mủ
  6. III/ Luyện tập : 1/ Tìm từ láy theo yêu cầu SGK/43 Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận bần bật rực rỡ, rón rén Thăm thẳm lặng lẽ, ríu ran chiêm chiếp nặng nề nức nở tức tưởi