Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 126+127: Chương trình địa phương
I. Giới thiệu tổng quan về Bắc Ninh
- Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Bắc Ninh xưa xứ Kinh Bắc, một trong tứ trấn (Trấn Bắc) của kinh thành Thăng Long, có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng.
-Với vị trí địa lý, hệ thông giao thông thuận lợi, Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Bắc Ninh từ lâu đã được biết đến là vùng đất “mỹ tục khả phong”, “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống lịch sử, khoa bảng, văn hiến và cách mạng. Bắc Ninh là nơi tụ hội nhiều tinh hoa làng nghề truyền thống, những lễ hội dân gian và phong tục tập quán đặc sắc.
II. Tìm hiểu về Bắc Ninh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 126+127: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_126127_chuong_trinh_dia_phuong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 126+127: Chương trình địa phương
- I. Giới thiệu tổng quan về Bắc Ninh - Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Bắc Ninh xưa xứ Kinh Bắc, một trong tứ trấn (Trấn Bắc) của kinh thành Thăng Long, có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng. -Với vị trí địa lý, hệ thông giao thông thuận lợi, Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. - Bắc Ninh từ lâu đã được biết đến là vùng đất “mỹ tục khả phong”, “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống lịch sử, khoa bảng, văn hiến và cách mạng. Bắc Ninh là nơi tụ hội nhiều tinh hoa làng nghề truyền thống, những lễ hội dân gian và phong tục tập quán đặc sắc.
- Đền Đô – Từ Sơn
- Chùa Bút Tháp – Thuận Thành
- Chùa Dâu – Thuận Thành
- Chùa Phật Tích
- Đền Bà Chúa Kho
- Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương
- 1. Di tích lịch sử - văn hóa. - Đền Đô - Chùa Phật Tích - Chùa Bút Tháp - Đền Bà Chúa Kho - Chùa Dâu - Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương 2. Lễ hội. - Hội Lim, lễ hội chùa Dâu, lễ hội đền Bà Chúa Kho, Lễ hội Khán hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, Lễ hội Đền Đô, Lễ hội chùa Bút Tháp
- Hội Lim từ xưa đến nay không chỉ tái hiện những nét văn hóa độc đáo vốn có của miền quê xứ Kinh Bắc mà còn có những liền anh, liền chị với những câu hát quan họ cổ làm say đắm biết bao người. Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền, hát trong các tư gia, hát đối từng cặp. Khách hành hương, trảy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của địa phương, hay tham dự các trò chơi dân gian như đu bay, chọi gà
- Lễ hội đền Đô được tổ chức từ ngày 14 - 16/3 âm lịch hàng năm tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang, khai mở cho một vương triều hưng thịnh, rực rỡ. Qua đó, lễ hội góp phần giáo dục thế hệ trẻ về đạo lý uống nước nhớ nguồn, tái hiện thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Trước đây, lễ hội thường do các vị quan đứng ra tổ chức. Ngày nay, chính quyền và người dân xã hội hóa tổ chức lễ hội.
- Hàng năm, vào ngày 14 tháng giêng, đền Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu xuân năm mới kéo dài hết cả tháng giêng, rất đông người đổ về đền Bà Chúa Kho dự lễ. Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành một thói quen hàng năm với nhiều người. Người cầu an, cầu lộc cho gia đình nhưng phần lớn là giới kinh doanh đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn thuận lợi.
- 3. Làng nghề truyền thống. - Tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kị
- Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp (một loại sò vỏ mỏng ở biển) trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, hoặc bột sắn) - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó, tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp. Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre.
- Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.Theo sử sách ghi lại, ông tổ nghề của làng gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử sang Trung Quốc. Ông học được nghề làm gốm và về truyền dạy cho người trong nước. Vào khoảng đầu thế kỷ 13( thời nhà Trần) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, vẫn còn lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 - 19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng nâu
- Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái cổ xưa có tên làng Văn Lãng hay gòn gọi là làng Bưởi, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Khởi phát từ nghề đúc đồng thau, làng nghề được ông tổ nghề khi xưa dạy cách đúc đồng làm các vật dụng đơn giản như thau, nồi, chảo .cho đến đầu thế kỷ XI nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền, dân làng tôn ông là "Tiền tiên sư", bởi ông là người biết lo tổ chức sản xuất cho làng nghề và sáng tạo mẫu. Nhờ vậy, làng đồng Đại Bái tổ chức sản xuất nâng cao hơn với nhiều mẫu mã sang tạo hơn và đã tạo ra nhiều sản phẩm mới như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng
- Làng gỗ Đồng Kỵ nằm ở phường Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Đồng Kỵ vốn được gọi là làng Cời, nghề mộc là nghề truyền thống của người dân nơi đây. Trước năm 1975, dân làng Cời chủ yếu là đi đóng thuê giường, tủ, bàn, ghế cho các vùng. Tuy nhiên, sau năm 1975, khi 2 miền Nam Bắc thống nhất, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ ngày càng lớn, sẵn có tay nghề trong tay, rất nhiều người dân Đồng Kỵ đã dùng đôi tay khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ gỗ cao cấp tinh tế.
- Bánh phu thê – Đình Bảng
- Bánh tẻ làng Chờ - Yên Phong
- Bánh khúc làng Diềm – TP Bắc Ninh
- Nem làng Bùi – Thuận Thành