Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 3: Từ ghép

I. Các loại từ ghép

1. Ví dụ

2. Nhận xét

? So sánh sự giống và khác nhau giữa từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

Giống: giữa các tiếng đều có quan hệ với nhau về nghĩa

Khác:

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính, tiếng phụ

- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp

3. Kết luận: Ghi nhớ 1 (SGK)

Từ ghép chính phụ: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính

Từ ghép đẳng lập: Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không phân ra tiếng chính tiếng phụ

II. Nghĩa của từ ghép

ppt 25 trang Mịch Hương 07/01/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 3: Từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_3_tu_ghep.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 3: Từ ghép

  1. Kiểm tra ? Ở lớp 6,em đã được tìm hiểu về Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, hãy phân loại từ tiếng Việt?
  2. Tiết 3: TỪ GHÉP
  3. VD1.* Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. ( Lí Lan) * Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ. • ( Thạch Lam)
  4. 2. Nhận xét *Ví dụ 1: Bà ngoại Thơm phức Tc Tp Tc Tp - Có phân ra tiếng chính, tiếng phụ. - Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính → quan hệ chính phụ - Từ một tiếng chính, ta có thể tìm thêm nhiều tiếng phụ khác. - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. => Từ ghép chính phụ.
  5. *Ví dụ 2: Trầm bổng Quần áo - Không phân ra tiếng chính và tiếng phụ - Các tiếng ngang bằng nhau, bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp → quan hệ bình đẳng => Từ ghép đẳng lập
  6. 3. Kết luận: Ghi nhớ 1 ( SGK) Từ ghép Chính phụ Đẳng lập Tiếng chính đứng Các tiếng bình đẳng trước, tiếng phụ đứng về mặt ngữ pháp, sau bổ sung nghĩa cho không phân ra tiếng tiếng chính chính tiếng phụ
  7. ? Lấy ví dụ về 1 từ ghép chính phụ, 1 từ ghép đẳng lập?
  8. ? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau? * Bà ngoại: Người đàn bà sinh ra mẹ. Bà: Người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ. * Thơm phức: mùi thơm bốc lên mạnh và hấp dẫn. Thơm: Mùi dễ chịu, làm cho thích ngửi.
  9. ? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ “trầm bổng” với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng”,em thấy có gì khác nhau ? Từ quần áo, trầm bổng có nghĩa khái quát hơn mỗi tiếng quần, áo, trầm, bổng.
  10. 3. Kết luận: Ghi nhớ 2 ( SGK) Từ ghép Chính phụ Đẳng lập Tiếng chính Từ ghép CP Không Từ ghép ĐL đứng trước, có tính chất phân ra có tính chất tiếng phụ phân nghĩa. tiếng chính hợp nghĩa. Nghĩa của từ đứng sau bổ Nghĩa của từ tiếng phụ ghép ĐL khái sung nghĩa ghép CP hẹp quát hơn cho tiếng hơn nghĩa của nghĩa của các chính tiếng chính. tiếng tạo nên nó
  11. Bài tập 1( SGK -15.) Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại sau đây: TỪ GHÉP CP: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ TỪ GHÉP ĐL: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
  12. Bài 3 (SGK – 15) Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập - Núi: Núi sông, núi đồi - Ham: Ham muốn, ham mê - Xinh: Xinh đẹp, xinh tươi - Mặt: Mặt mũi, mặt mày - Học: Học hành, học hỏi - Tươi: Tươi tốt, tươi vui