Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Buổi 7: Ôn văn bản Đồng chí

A. Kiến thức cơ bản:

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả: Đồng chí (Chính Hữu)

- Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh, là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp

- Ông thường viết về người lính và chiến tranh

- Thơ ông đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ chọn lọc, bình dị.

2. Tác phẩm

- 1948, đầu kháng chiến chống Pháp, in trong “ Đầu súng trăng treo

- Thể thơ: Tự do

3. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do với cách ngắt nhịp và câu trúc dòng thơ linh hoạt, tự nhiên

- Hình ảnh chân thực, giản dị, giàu ý nghĩa biểu tượng. Giọng trò chuyện tâm tình

- Ngôn ngữ mộc mạc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

4. Nội dung

- Ca ngợi tình đồng chí đồng đội

- Hiện lên vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.

II. Nội dung chi tiết:

pptx 41 trang Mịch Hương 11/01/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Buổi 7: Ôn văn bản Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_buoi_7_on_van_ban_dong_chi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Buổi 7: Ôn văn bản Đồng chí

  1. 2. Thân bài: * Tóm tắt ý thơ ở phần đầu: - Mở đầu bài thơ, bằng những câu thơ giản dị, giọng điệu tâm tình, Chính Hữu đã lý giải những cơ sở hình thành tình đồng chí. Tình đồng chí là một tình cảm cao đẹp. Nó được hình thành từ lòng đồng cảm giai cấp, từ sự đồng điệu về nhiệm vụ, lí tưởng và hơn cả là được nảy nở từ trong những gian lao vất vả. Và sang đến đoạn thơ thứ hai, Chính Hữu tiếp tục viết về tình cảm ấy với những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
  2. Tình đồng chí, trước hết, là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Những người lính thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ, mối bận lòng về chốn quê nhà và lý tưởng cao đẹp của nhau. Nhà thơ dùng đại từ nhân xưng "anh" chứ không phải là "tôi" cho ta thấy những người chiến sĩ hiểu bạn như hiểu mình; nói về bạn mà như nói về chính mình. Hoàn cảnh của “anh” cũng như hoàn cảnh của “ tôi”, cũng còn nhiều khó khăn: neo người, thiếu sức lao động “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”. Hình ảnh “ gian nhà không” đã diễn tả cái nghèo về vật chất và thiếu thốn cả người trụ cột trong gia đình các anh. Ruộng nương, căn nhà là những tài sản qúy giá, gần gũi, gắn bó, vậy mà họ sẵn sàng bỏ lại nơi hậu phương. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng hình ảnh làng quê gợi sự xúc động và niềm tự hào trong lòng người đọc về những anh bộ đội cụ Hồ. “Mặc kệ” ở đây không có nghĩa là bỏ mặc mà là sự dứt khoát của những người lính. Họ tạm biệt làng quê, sẵn sàng từ bỏ những gì là gắn bó, là quý giá, thân thiết nhất với cuộc đời để lên đường theo tiếng gọi của quê hương đất nước .
  3. Những người lính còn thấu hiểu cả nỗi nhớ quê nhà luôn đau đáu, thường trực trong tâm hồn của nhau. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là một hình ảnh rất giàu sức gợi, đây vừa là hình ảnh được nhân hóa, lại vừa là hoán dụ biểu trưng cho quê hương, người thân nơi hậu phương luôn luôn dõi theo bước đường hành quân và nhớ đến người lính . Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính đang nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết, khôn nguôi. Đó cũng là cách người lính tự vượt lên chính mình, nén tình riêng vì nghĩa lớn. Chính nỗi nhớ quê hương ấy lại là động lực mạnh mẽ giúp người lính quyết tâm chiến đấu. Những tình cảm riêng tư, những mối bận lòng, những lý tưởng cao đẹp mặc dù người lính không nói ra nhưng họ có thể thấu hiểu nỗi lòng sâu kín ấy của nhau. Đó chính là một biểu hiện đẹp của tình đồng chí bền chặt.
  4. Không chỉ có vậy, đồng chí còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính. Chính Hữu là người trực tiếp tham gia chiến dịch việt Bắc Thu- Đông năm 1947. Hơn ai khác, ông thấu hiểu những thiếu thốn và khó khăn mà người lính gặp phải, trước hết đó là người lính phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Bằng bút pháp miêu tả hết sức chân thực, hình ảnh thơ chọn lọc, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với sự đồng cảm sâu sắc. Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói về căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không hề có đủ thuốc men để chạy chữa. Đây là một hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của người lính trong chiến tranh. Chữ “biết” chỉ sự nếm trải. Có trải qua mới thấm thía cái ám ảnh đáng sợ của những trận sốt rét ác tính. Cụm từ anh với tôi trong câu thơ đã diễn đạt rất rõ sự chia sẻ của những người đồng đội. Chính sự quan tâm giữa những người lính đã trở thành điểm tựa vững chắc để họ vượt qua những gian khổ, khó khăn.
  5. Ngoài nỗi khổ vì bệnh tật, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, những người lính còn chịu khó khăn, thiếu thốn đủ bề: Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày. Nhịp thơ lúc này như chậm hơn, lắng lại. Những từ ngữ trong thơ giản dị, mộc mạc, những hình ảnh đối xứng, sóng đôi đã giúp tác giả tái hiện một cách chân thực, không cường điệu, không tô vẽ về cuộc sống của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh: "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình ảnh liệt kê đã miêu tả chính xác, cụ thể những thiếu thốn của người lính.
  6. Thế nhưng, chính những khó khăn gian khổ ấy lại càng tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ, tô đậm tình yêu thương, sự gắn bó, sẻ chia. Trong khó khăn gian khổ, họ vẫn lạc quan, yêu cuộc sống. Câu thơ “miệng cười buốt giá” đã làm bừng sáng cả bài thơ. Sự đối ý trong câu thơ này đã nhấn mạnh tinh thần lạc quan của những người chiến sĩ. Trong khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan để vượt lên hoàn cảnh, để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh, để rồi xuất hiện một ý thơ thật đẹp: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Đây là chi tiết thơ chọn lọc, vừa chân thực, vừa giàu sắc thái biểu cảm. Các anh đã truyền cho nhau hơi ấm của tình yêu thương, sức mạnh của tình đồng đội. Cái nắm tay thân ái xiết chặt thêm tình đồng chí, để gạt bớt khó khăn gian khổ. Đây chính là một biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí đồng đội. Có thể nói chính tình đồng chí, đồng đội sâu nặng đã nâng đỡ bước chân người lính, sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
  7. 3. Kết bài: - Đánh giá chung về đoạn thơ - Liên hệ: Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng mỗi người. Hình ảnh người chiến sĩ với tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng, thắm thiết như còn khắc sâu trong tâm trí người đọc. Ta thêm cảm phục, tự hào về những con người bình dị mà cao đẹp trong buổi đầu kháng chiến đầyy gian khổ. Từ đó, ta mới thấy hết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, dân tộc mình.
  8. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. - Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo”. b. Bố cục: - Bài thơ chia làm 3 phần: + 7 câu đầu: Lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí + 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí + 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
  9. b. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: - Họ cảm thông, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau: + Thấu hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: Gửi lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc và quý giá nhất đối với người nông dân. + Thấu hiểu nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương của người lính. - Họ chia sẻ, động viên nhau vượt qua mọi thiếu thốn, gian lao của cuộc đời người lính. - Tình đồng chí được thể hiện trong sự gắn bó keo sơn, trong cách bộc bạch tình cảm giản dị mà nồng ấm. chính cái nắm tay đã truyền hơi ấm, tăng hi vọng, nhân quyết tâm
  10. 2. NghÖ thuËt: - Bµi th¬ sö dông nh÷ng chi tiÕt, h×nh ¶nh, ng«n ng÷ gi¶n dÞ, ch©n thùc, c« ®äng vµ giµu søc biÓu c¶m. 3. Ý nghĩa nhan đề: - “ Đồng” là cùng, “ chí” là chí hướng. “ Đồng chí” là những người cùng chí hướng. Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ, chung chí hướng, lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp. “Đồng chí” còn là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.
  11. BTVN: 1. Viết bài văn cho đề văn sau: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày . Đầu súng trăng treo. ( Đồng chí – Chính Hữu). 2. Ôn văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
  12. Gợi ý: a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Đồng chí”, tác giả Chính Hữu, Bài thơ ra đời trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. - Văn bản được viết vào thời kì này là : truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. b. Ý nghĩa nhan đề ( Xem phần kiến thức cơ bản) c. Câu thơ “ Đồng chí!” là kiểu câu đặc biệt. Nó là câu cảm thán. Tác dụng: Chỉ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, câu thơ tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo: đồng chí còn là những biểu hiện cụ thể và cảm động ở mười câu thơ sau.
  13. 2. Dạng câu hỏi làm văn: Đề 1: Có ý kiến cho rằng: bài thơ “ đồng chí” của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ? Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: + 7 câu đầu + 13 câu cuối. ( Ruộng nương anh . Đầu súng trăng treo).
  14. 2. TB: LĐ 1: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: - Đồng chí là thấu hiểu những tâm tư nỗi lòng của nhau: Đó là tình tri kỷ, hiểu bạn như hiểu mình. Các anh sẵn sàng gác lại những thứ gần gũi, gắn bó với mình nhất để quyết tâm ra đi vì Tổ quốc, đó là sự hy sinh lớn lao. Các anh còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương và cùng chia sẻ với nhau những tâm tư , nỗi niềm thầm kín nhất: cùng sống với nhau trong kỷ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ. - ĐỒng chí còn là sự chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: Họ đã nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật và những cơn sốt rét rừng ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. - Họ quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm: chính hơi ấm của cái nắm tay, của nụ cười giữa đêm đông lạnh giá tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ.
  15. * Đặc sắc nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, giản dị, gợi tả, có sức khái quát cao. - Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết. - Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn