Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Truyện Kiều và nghệ thuật miêu tả trong văn bản tự sự (Tiết 1+2)
A. KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ
1. Các đơn vị kiến thức trong chủ đề
1. Truyện Kiều của Nguyễn Du
2. Đ/trích Chị em Thúy Kiều
3. Đ/trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
4. Miêu tả trong văn bản tự sự
5. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I. TÁC GIẢ NGUYỄN DU(1765-1820)
- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như
- hiệu Thanh Hiên
- quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
1. Thời đại
- Đầy biến động dữ dội: giang sơn mấy lần đổi chủ:
+ Triều đại Lê - Trịnh sụp đổ Tây sơn lên thay
+ Tây Sơn suy vong - Nguyễn Gia Long lên thay.
- Chế độ phong kiến suy tàn , khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên.
Thời đại ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và con người của Nguyễn Du.
2. Gia thế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Truyện Kiều và nghệ thuật miêu tả trong văn bản tự sự (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_chu_de_1_truyen_kieu_va_nghe_thuat_m.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề 1: Truyện Kiều và nghệ thuật miêu tả trong văn bản tự sự (Tiết 1+2)
- Phần hai: Gia biến và lưu lạc - Thúy Kiều bán mình cứu cha - Thúy Kiều rơi vào tay họ Mã - Thúy Kiều mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1 - Thúy Kiều gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ. - Thúy Kiều vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải. - Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến. - Thúy Kiều nương nhờ cửa phật.
- TÓM TẮT Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác.
- Truyện Kiều là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài văn học Nguyễn Du. Là viên ngọc sáng của nền thi ca Trung đại 1. Từ một tiểu thuyết chương hồi ít tiếng tăm, Nguyễn Du đã sang tạo lại bằng thể truyện thơ chữ nôm với thể thơ lục bát dân tộc kêt hợ hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình từ đó tạo ra một kiệt tác thi ca nổi tiếng giàu tính nghệ thuật 2. Cái nhìn của Nguyễn Du với tác phẩm có sự sáng tạo lớn. Tất cả các nhân vật được bao bọc bởi cái nhìn nhân đạo của ông nên có sự thay đổi về tính cách, số phận, cách đánh giá các giá trị của nguời đời đối với nhân vật 3. Từ một câu chuyện “tình cổ” xoay quanh ba nhân vật Kim- Vân- Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh với nhân vật trung tâm lý tưởng là nàng Kiều. Đồng thời Tố Như thể hiện quan niệm nhân sinh đối với những điều trông thấy: “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
- Kế đó, gọi đến phạm nhân họ Hoạn. Họan Thư chẳng còn hồn vía, kêu xin phu nhân tha thứ tính mạng kẻ hèn này. Vương phu nhân rằng: Hoạn tiểu thư, nhà ngươi có nhiều mưu chước hay và cũng có gan nhẫn nại đó. Nhưng mà bất cứ việc gì cũng nên để lại chút tình, thì sau gặp gỡ khỏi ngượng. Vậy nay ngươi gặp lại ta, nhất định không thể sống được. Hoạn Thư khấu đầu lia lịa thưa rằng: Tội của tiện thiếp thực đáng muôn chết, nhưng xin phu nhân nhớ lại trước kia phu nhân viết tờ cung trạng, làm thiếp tôi động mối tình thương, nên đã để phu nhân viết kinh trên Quan Âm Các. Rồi khi phu nhân bước ra khỏi cửa, thiếp chẳng hề đuổi theo. Cái đó đủ biết lòng riêng riêng vẫn kính yêu, chỉ vì thế bất lưỡng cập (tình thế không cho phép đứng đôi), nghĩa là không thể cắt sợi tơ tình chia lòng sủng ái, mà nó xui nên tội lỗi oan gia, dám xin phu nhân xét lại. Vương phu nhân tỏ vẻ nghĩ ngợi một lát rồi nói tiếp: Ta đây chỉ muốn ăn thịt và lột da ngươi, để tiêu mối hận ngày trước. Nhưng giờ đây, sở dĩ ngươi được thoát chết là lúc ta đi ngươi chẳng đuổi theo, tỏ ý hé mở cửa lồng cho chim bay bổng. Nhưng còn tội sống thì ngươi không thể chối cãi được đâu. Vậy ta hỏi: Bọn sang Lâm Truy bắt ta là những tên nào? Cứ việc khai đúng sự thực, để chúng gánh bớt một phần tội lỗi cho ngươi.
- Mụ quản gia tạ ơn rồi đỡ Kế thị ra ngoài dinh trại. Nhưng Kế thị năm ấy tuổi ngoài sáu mươi, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, chưa từng gặp cảnh khổ nhục bao giờ mà nay bị bắt từ huyện Vô Tích giải đến, khổ sở biết bao, lại thấy ba quân giết người như rạ, trong khi tuổi nhiều sức yếu, mụ đã khiếp đảm chết ngay tức thì. Mụ quản gia đành ngồi một bên để trông nom thi thể. Vương phu nhân thấy mụ quản gia đem Kế thị đi rồi, bèn truyền lệnh cho cung nữ đem Hoạn Thư ra, lột trần áo xiêm rồi treo lên đánh100 trượng. Cung nữ dạ ran, túm tóc Hoạn Thư lôi ra, lột hết áo quần, chỉ để chừa một cái khố, tóc bị buộc lên xà nhà. Hai tên cung nữ mỗi tên túm một tay để lôi giăng ra, hai tên khác thì cầm vọt ngựa đứng trước và sau, một tên đánh từ trên đánh xuống, một tên đánh từ dưới đánh lên, đánh như con đỉa bỏ trong thùng vôi, con lươn trong vạc nước nóng, luôn luôn dẫy dụa kêu trời. Toàn thân chẳng còn miếng da nào lành lặn. Sau khi cung nữ báo cáo đủ100 roi, phu nhân truyền lệnh lôi ra cho Thúc Sinh nhận lãnh. Cung nữ vâng lệnh, cởi tóc đem Hoạn Thư xuống, lôi ra phía ngoài gọi Thúc Sinh vào nhận. Thúc Sinh tạ ơn xong nhìn đến Hoạn Thư, thấy nàng chỉ còn thoi thóp thì chàng than rằng: Em ơi, chỉ vì cái khiếu thông minh của em đó mà phải rước lấy tai vạ, cầm dao cắt thịt của mình. Rồi một mặt thu nhận thi thể Kế thị, một mặt đỡ Hoạn Thư về chạy chữa đến nửa năm trời mới khỏi.
- Kế đến Mã Giám Sinh, quân sĩ tìm chỗ chùm gân, lấy mũi dao nhọn khoét da, rồi dùng lưỡi câu móc vào đầu gân, dùng sức lôi mạnh một cái. Giám Sinh lập tức chết tươi. Quân sĩ rút thêm ba bốn cái gân nữa làm cho thi thể Giám Sinh rời ra từng mảnh. Phu nhân bèn sai quẳng ra ngoài bể cho cá nóc ăn để báo lại tội bạc tình. Còn Sở Khanh bị tẩm dầu thông và keo vỏ gai, bên trong tuy vẫn còn sống nhưng bên ngoài không cựa quậy được. Quân sĩ chạy đến bóc lột miếng vỏ gai nơi đầu ra, thì ngoài da đã bị dầu thông ăn loẽn, chẳng cần dùng sức, chỉ tuốt một cái thì lột hết da. Độ nửa giờ sau, thân thể Sở Khanh chỉ còn trơ lại một cục máu đỏ lòm nhưng vẫn còn thoi thóp. Phu nhân lại sai đem nước vôi rưới vào, tức thì toàn thân Sở Khanh nổi lên những cái mụn như là bọt nước. Rồi sau ít phút trở thành mủ, rã thịt lòi xương mà chết thê thảm
- NHỮNG CÂU THƠ HAY MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU Thúy Kiều: Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
- Thúc Sinh Khách du bỗng có một người Kì Tâm họ Thúc, cũng nòi thư hương. Vốn người huyện Tích, châu Thường Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri. Từ Hải “Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.” Râu hùm, hàm én, mày ngài. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
- Tú Bà: Xe châu dừng bánh cửa ngoài, Rèm trong đã thấy một người bước ra. Thoắt trông lờn lợt mầu da, Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao? Sở Khanh: Một chàng vừa trạc thanh xuân Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng; Nghĩ rằng cũng mạch thư hương, Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.
- 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật Giá trị nội dung ❖Giá trị hiện thực: Là bức tranh về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, là tiếng nói lên án những thế lực phong kiến xấu xa đặc biệt là tố cáo xã hội đồng tiền.
- 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật Giá trị nội dung ❖Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, là tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: Quyền sống, tự do, công lí, tình yêu, hạnh phúc.
- ❖ Cảm thương, xót xa cho số phận đau thương của con người. Khi xây dựng nhân vật Kiều, Nguyễn Du đã lấy đúng hình tượng của những người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” thời phong kiến. Kiều là người con hiếu thảo, cha bị tù tội do gia đình gặp biến cố, bọn tham quan hãm hại “sạch sành vét cho đầy túi tham”. Vì cứu cha và gia đình, Kiều đã quyết định hi sinh đi hạnh phúc riêng của bản thân mình. Kiều bán mình chuộc cha. Hành động của Kiều chứa đựng tinh thần nhân đạo, sự hiếu thảo, hiếu nghĩa khiến người đọc không khỏi xúc động xót xa. Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân” hay: “Thà rằng liều một thân con, Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây”
- Giá trị tư tưởng trong Truyện Kiều Thuyết tài mệnh triết lí nhân sinh “Tài mệnh tương đố ( Khắc)”: “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen Cảo thơm lần giở trước đèn Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”
- Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần.
- Câu hỏi: Em hãy nêu những nguyên nhân tạo nên thiên tài văn học Nguyễn Du? Đáp án: Nguyễn Du là một thiên tài văn học. Cuộc đời và sự nghịêp của ông sống mãi cùng thời gian. Những nguyên nhân tạo nên thiên tài ấy là xã hội, gia đình và chính bản thân Nguyễn Du. Nhà thơ sống trong một thời kỡ xã hội phong kiến suy tàn. Ông được sinh ra trong một gia đỡnh quý tộc có truyền thống văn học. Bản thân Nguyễn Du có sẵn năng khiếu, thông minh, phải lưu lạc nhiều năm, có điều kiện tiếp xúc với nhân dân, cho nên ông thấu hiểu nỗi khổ của con người. Tất cả những điều kiện ấy tạo nên một thiên tài cho dân tộc. Chúng ta luôn tự hào về Nguyễn Du, về tác phẩm Truyện Kiều – một tài sản lớn của đất nước.
- Tên gọi mà nhân dân tôn xưng Nguyễn Du? 5. Nguyễn Du vay mượn cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” 74. Năm.6 Từ.Từ 1965 ngữ ngữ Nguyễn nào nào nói nóiDu lênđược lên vốn UNNESCOcuộc tri đời thức côngcủa của nhậnNguyễn Nguyễn danh hiệuDu? Du? này? 3.2 Thời. Quê1. Tên đại hương củahiệu củaNguyễncủa của n ướcNguyễn Nguyễn nào Du ? sống Du Du ở đầylà tỉnh gì? nào? 1 t h a n h h i Ê n 1012345789 9 2 H À T Ỉ n H 6 6 3 B I Ế n Đ Ộ N G 8 4 S Â U R Ộ N G 7 5 T R U N G Q U Ố C 9 6 T H Ă N G T R Ầ M 9 7 d A N H N H Â N V Ă N H Ó A 14 XÕp l¹i Đ Ạ i T h I H À O D Â N T Ộ C 15 ¤ Đ Ạ i T h I H À O D Â N n