Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)

*Kiến thức:

- Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý

- Nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe

*Kĩ năng:

-Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.

-Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể

-Sử dụng hàm ý phù hợp trong văn cảnh và tạo lập văn bản.

*GD tư tưởng:

-Trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

-Lịch sự, tế nhị, tôn trọng đối tượng giao tiếp.

ppt 18 trang minhvi99 09/03/2023 6340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_nghia_tuong_minh_va_ham_y_tiep_theo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC *Kiến thức: - Nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý - Nhận biết được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe *Kĩ năng: -Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu. -Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể -Sử dụng hàm ý phù hợp trong văn cảnh và tạo lập văn bản. *GD tư tưởng: -Trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt -Lịch sự, tế nhị, tôn trọng đối tượng giao tiếp.
  2. *Tác dụng của hàm ý: - Giúp lời nói có sức biểu đạt sâu sắc, mạnh mẽ. - Thể hiện thái độ, tình cảm, văn hóa ứng xử trong giao tiếp : + Tế nhị , lịch sự, tôn trọng người khác. + Chế giễu, châm biếm.
  3. * Đọc lại VD mục I- SGK trang 74, 75: - Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên?Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy? - Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc khăn mùi soa?
  4. *Lưu ý: Cách để xác định hàm ý: +Dựa vào từ ngữ, văn cảnh +Trong giao tiếp trực tiếp,cần quan sát nét mặt,cử chỉ, thái độ của người nói
  5. II. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý: 1.Ví dụ: SGK- Trang 90 Chị Dậu vừa nói vừa mếu: – Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống : – Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa : – Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc : – U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
  6. *Lí do chị Dậu sử dụng hàm ý: +Bản thân chị : Tình yêu thương con, nỗi đau đớn xót xa của người mẹ phải bán con khiến chị không biết mở lời với con như thế nào, sợ làm tổn thương con. +Từ phía cái Tí: Em còn quá nhỏ, vô cùng đáng thương, bản thân Tí lại rất tình cảm và nhạy cảm; sự việc xảy ra quá sức chịu đựng của một đứa trẻ. =>Xót xa cho tình cảnh nhà chị Dậu và cảm động trước tấm lòng của người mẹ.
  7. *Bài tập: Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì? Vì sao bé Thu không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên: - Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó: - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn ngồi im [ ]. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
  8. *Cách phân tích hàm ý: Xác định câu có chứa hàm ý Giải nghĩa hàm ý Tác dụng của việc sử dụng hàm ý
  9. Bài 4: SGK-76 a. Hà, nắng gớm, về nào Ông Hai nói lảng đi, che giấu sự bối rối, đau xót của mình khi nghe tin làng ông theo giặc. b.Tôi thấy người ta đồn Câu nói dở dang của bà Hai-> bối rối, buồn bã. =>Lưu ý phân biệt hàm ý với nói lảng, câu nói dở dang.