Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 100: Khởi ngữ

I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

1.Ví dụ

2.Nhận xét

a)VD1:

Kết luận

a.Khái niệm:

- Là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: về, với, đối với, còn, và …

b.Công dụng của khởi ngữ:

- Nêu lên đề tài được nói đến trong câu

c. Phân biệt khởi ngữ với trạng ngữ

*Giống:

-Đứng ở đầu câu

-Là một thành phần phụ  của câu

*Khác:

Khởi ngữ: nêu đề tài được nói đến trong câu

Trạng ngữ:

+có thể đứng ở giữa hoặc cuối câu

+Nêu nguyên nhân, mục đích, kết quả …

pptx 10 trang minhvi99 06/03/2023 5400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 100: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_100_khoi_ngu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 100: Khởi ngữ

  1. NêuKể Câutên tên thành gồmcác thành những phần phầnphụ củathành câuchính mà phần của em câu? nào?đã được học ở lớp dưới?
  2. * Ví dụ: xác định khởi ngữ, trạng ngữ trong các câu sau: a. Giàu, tôi cũng giàu rồi. KN -> Yếu tố ở khởi ngữ được lặp lại y nguyên ở phần câu còn lại b. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp KN Yếu tố ở khởi ngữ KHÔNG được lặp lại ở phần câu còn lại c. Quyển sách này, tôi đọc nó rồi. KN -> Yếu tố ở khởi ngữ được lặp lại bằng một từ thay thế ở phần câu còn lại d. Vì tình hình dịch bệnh Covid 19 ngày càng phức tạp, mọi người luôn luôn phải đeo khẩu trang. trang. TN e. Chúng tôi học trực tuyến môn Ngữ Văn lúc 20h 30’ thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần. c. Phân biệt khởi ngữ với trạng ngữ TN *Giống: -Đứng ở đầu câu -Là một thành phần phụ của câu *Khác: -Trạng ngữ: -Khởi ngữ: nêu đề tài được nói đến trong câu +có thể đứng ở giữa hoặc cuối câu +Nêu nguyên nhân, mục đích, kết quả
  3. Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây: a/ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (Kim Lân, Làng) b/ - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) c/ Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) d/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) e/ Đối với cháu, thật là đột ngột. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
  4. Bài 2. Tìm khởi ngữ trong đoạn văn sau [ ] Mấy chục năm đã qua đi. Tôi nay đã ở vào lứa tuổi thầy tôi ngày ấy, mái tóc đã điểm bạc. Còn thầy tôi, người đã đi xa mãi mãi. Mỗi độ ngày 20 – 11 đến, tôi hay nhớ thầy. Tận trong đáy lòng, tôi mong sao cho những đứa con tôi, trong đời học trò có được những người thầy như thầy chủ nhiệm của tôi ngày ấy [ ]. (Bài làm của học sinh)
  5. TỔNG KẾT Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy bài Khởi ngữ.