Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 168+169: Ôn tập tổng hợp tiếng việt học kì II

I/ Lý thuyết

1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

2. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

3. Điều kiện sử dụng hàm ý:

- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

II/ Luyện tập

pptx 10 trang Mịch Hương 09/01/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 168+169: Ôn tập tổng hợp tiếng việt học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_168169_on_tap_tong_hop_tieng_vi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 168+169: Ôn tập tổng hợp tiếng việt học kì II

  1. II/ Luyện tập Bài 1: Tìm hàm ý trong các ví dụ dưới đây: a, Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. b, Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? a, Chạch, loại cá sống dưới nước, sáo loài chim sống trên trời không thể đẻ trứng dưới nước. Câu ca dao như một lời từ hôn khi đưa ra điều không thể tồn tại trong hiện thực, đây là lời từ chối của cô gái thông minh có phần kênh kiệu b, Lời tỏ tình ý nhị, tình tứ của chàng trai khi mượn hình ảnh của “tre non” và hành động “đan sàng” để hỏi ý kiến của cô gái đang tới tuổi cập kê có đã muốn lấy chồng hay chưa.
  2. Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư - Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây: người quyền uy, quý phái như “tiểu thư” Hoạn Thư cũng có lúc phải tới đây nơi báo ân báo oán của Thúy Kiều (hàm ý mỉa mai, giễu cợt sự thất thế của Hoạn Thư. - Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều: sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng, oan nghiệt như Hoạn Thư. - Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, bởi sau lời nói của Thúy Kiều thì Hoạn Thư hồn lạc phách siêu, sợ sệt.
  3. a) Câu Hay là chỉ lại không chứa hàm ý. Đó chỉ là một câu nói dở dang. b) Câu nói của người con trai có hàm ý: cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa mới xứng đáng.
  4. – Hàm ý của câu nói: mình không thể đến “rìa biển cả” để vui chơi cùng các bạn vì mình không thể xa mẹ được (từ chối lời mời mọc, rủ rê của những người trong sóng). – Hàm ý đó được tạo nên bằng cách vi phạm phương châm quan hệ (câu trả lời của em bé có vẻ không liên quan đến lời rủ rê của những người trong sóng) và sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp (câu hỏi nhưng được dùng với mục đích khẳng định). – Người nghe là những người trong sóng hiểu rõ hàm ý của em bé nên họ mỉm cười và nhảy múa lướt qua
  5. a) – Câu chứa hàm ý: Cả họ mày thơm. – Hàm ý: mỉa mai, châm biếm chuột chù. Qua đó, bài ca dao ngụ ý phê phán những người không những không nhận thức rõ về khuyết điểm của bản thân mà còn hay chê bai người khác. b) – Câu chứa hàm ý: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? – Hàm ý: Sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt của con hổ. c) – Câu chứa hàm ý: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? – Hàm ý: Tôi cũng không sung sướng hơn cụ.